Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh vĩnh long phòng giao dịch bình minh (Trang 46)

Cũng nhƣ các NHTM khác, MHB – PGD Bình Minh hoạt động vì mục đích lợi nhuận, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, do vậy ngân hàng đã mở rộng đầu tƣ cho vay với mọi ngành kinh tế. Tuy nhiên, để xác định những ngành kinh tế chiến lƣợc có tiềm năng phát triển là cần thiết để tập trung vay nhằm tạo lợi nhuận cao và hạn chế rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó việc đánh giá DSCV theo ngành kinh tế sẽ giúp ngân hàng có những biện pháp phát triển thích hợp với từng ngành. Sau đây là DSCV theo ngành kinh tế của MHB – PGD Bình Minh qua 3 năm 2011-2013 và sáu tháng đầu năm 2014.

35

Bảng 4.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của MHB-PGD Bình Minh 2011-6/1024

(đvt: triệu đồng)

(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB – PGD Bình Minh giai đoạn 2011-6/2014)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 6T13 6T14 2012/2011 2013/2012 6T14/6T13

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

NN 33.700 37,68 29.497 36,76 41.617 36,7 14.884 34,12 17.597 32,18 (4.203) (12,47) 12.120 41,09 2.713 18,23 TM- DV 30.316 33,89 28.061 34,98 37.843 33,37 13.640 31,27 15.540 28,42 (2.255) (7,44) 9.782 34,86 1.900 13,93 TD 7.126 7,79 8.329 10,38 10.287 9,07 5.907 13,54 8.934 16,34 1.203 16,88 1.958 23,51 3.027 51,24 NK 18.302 20,46 14.344 17,88 23.650 20,86 9.192 21,07 12.609 23,06 (3.958) (21,63) 9.306 64,88 3.417 37,17 TỔNG 89.444 100 80.231 100 113.397 100 43.623 100 54.680 100 (9.213) (10,30) 33.166 41,34 11.057 25,35

36

 Nông nghiệp: Ngành nông nghiệp nói chung hay cụ thể là nhóm ngành Nông-Lâm-Ngƣ nghiệp là những đối tƣợng đƣợc Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm vì nƣớc ta về cơ bản vẫn là một nƣớc nông nghiệp. Cũng không ngoại lệ huyện Bình Minh và các địa bàn lân cận gắn liền với công tác nông nghiệp từ xƣa đến nay.Vì vậy, để giúp đở cho những đối tƣợng sản xuất, kinh doanh nhóm ngành này, Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách liên quan đến việc hỗ trợ vay vốn cho bà con nông dân. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu cải tiến về mặt kỹ thuật canh tác cũng nhƣ nâng cao nâng suất lao động thì vay vốn ngân hàng là nhu cầu tất yếu. Vì vậy DSCV đối với ngành nông nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng khá cao, chiếm trên 30% trên tổng DSCV. Tuy nhiên DSCV ngắn hạn ngành nông nghiệp có sự tăng trƣởng không đều qua 3 năm. Năm 2012 DSCV giảm 4.203 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 12,47% so với năm 2011. Nguyên nhân là do thời tiết diễn biến thất thƣờng, ảnh hƣởng tới ngƣời trồng lúa, trồng khoai, làm vƣờn, giá cả đầu vào liên tục biến động, cộng thêm việc giá đầu ra diễn biến theo chiều không có lợi cho ngƣời nông dân. Dẫn đến nhiều hộ thua lỗ làm cho nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất giảm xuống. Tuy nhiên, năm 2013 DSCV ngắn hạn ngành nông nghiệp tăng lên 41.617 triệu đồng, tăng 12.120 triệu đồng với tỷ lệ tăng 41,09% so với năm 2012. Riêng sáu tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này đạt 17.597 triệu đồng, tăng 2.713 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 18,23% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do ngƣời dân tiến hành cải tạo, khắc phục hậu quả của năm 2012 bằng cách áp dụng kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất. Mặt khác tình hình kinh tế năm 2013 có phần khởi sắc hơn năm 2012, giá cả thị trƣờng có phần ổn định hơn, cho nên ngƣời dân tăng cƣờng mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất.

 Thƣơng mại – dịch vụ: Bên cạnh lợi thế về trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái, trên địa bàn cũng là nơi có nhiều hoạt động thƣơng mại khá phát triển, điển hình là ngành kinh doanh lúa gạo, cây ăn trái, với các chủ thể thu mua (đƣợc gọi là thƣơng lái), cùng với các chủ thể mua bán phân bón, xăng dầu, kinh doanh lƣơng thực, thực phẩm, tạp hóa, văn phòng phẩm… Ngoài ra nhóm ngành dịch vụ cũng nở lên rầm rộ nhƣ nhà hàng, quán ăn, giải khát, karaoke…Tuy nhiên nhóm ngành này cũng chịu sự tác động của giá cả thị trƣờng. Mặc dù phát triển nhƣng cũng có sự biến động qua các năm. Năm 2012 giảm 2.255 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 7,44% so với năm 2011. Năm 2013, DSCV ngắn hạn nhóm ngành này tăng lên 37.843 triệu đồng, tăng 9.782 triệu đồng với tỉ lệ tăng 34,86% so với năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2014 DSCV đạt 15.540 triệu đồng, tăng 1.900 triệu đồng tƣơng ứng tăng 13,93% so với cùng kỳ năm 2013. Nhờ sự can thiệp của Chính phủ và các cơ quan chức

37

năng nên giá cả dần ổn định, các hộ kinh doanh đã dần hồi phục nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh. Bên cạnh đó, với chủ trƣơng , chính sách của Nhà nƣớc phát triển kinh tế đất nƣớc cùng với đẩy mạnh ngành công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ, du lịch… Nên ngành này có điều kiện phát triển và mở rộng do dó lƣợng vốn cung ứng cho ngành thƣơng mại – dịch vụ cũng đƣợc cải thiện.

 Tiêu dùng: Nhìn chung DSCV đối với tiêu dùng tăng trƣởng ổn định qua 3 năm 2011-2013 và sáu tháng đầu năm 2014. Năm 2012 DSCV tăng 1.203 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 16,88% so với năm 2011. Đến năm 2013, DSCV ngắn hạn tiêu dùng tiếp tục tăng 1.958 triệu đồng với tỉ lệ tăng 23,51% so với năm 2012. Tính riêng sáu tháng đầu năm thì sáu tháng đầu 2014 chỉ tiêu này tăng thêm 3.027 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 51,24% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trong những năm qua cho thấy sự sụt giảm mạnh, nhu cầu vốn trên thị trƣờng gần nhu chạm đáy, các doanh nghiệp phá sản, nợ xấu trở thành vấn đề nan giải của nền kinh tế. Trƣớc bối cảnh đó, MHB – PGD Bình Minh chuyển hƣớng cho vay phân tán, nhỏ lẽ, lấy trọng tâm tăng trƣởng dƣ nợ là ở khách hàng cá nhân vay tiêu dùng, vay để phục vụ nhu cầu chính yếu của cuộc sống. Chính điều này đã làm cho DSCV ngắn hạn tiêu dùng tăng đều qua các năm.

 Ngành khác: Ngoài những lĩnh vực ƣu tiên, MHB – PGD Bình Minh còn đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các ngành khác nhƣ: dƣợc phẩm – thiết bị y tế, giáo dục đào tạo, điện, nƣớc, văn hóa thể thao, an ninh quốc phòng… Đối với các ngành nghề này ngoài việc ƣu đãi lãi suất cho vay, MHB – PGD Bình Minh còn thực hiện chính sách mở rộng tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo, với mức cho vay hoặc cấp bảo lãnh lên đến gần 100% giá trị tài sản. Ngoài việc nhận các tài sản thế chấp thông thƣờng là bất động sản, máy móc thiết bị, MHB – PGD Bình Minh còn áp dụng linh hoạt các loại hình tài sản thế chấp khác nhƣ các khoản phải thu để giải tỏa mối âu lo về tài sản thế chấp khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Mặc khác nhân hàng muốn đa dạng hóa các đối tƣợng khách hàng của mình nhằm có thể một mặt phân tán rủi ro, một mặt giúp đở các ngành này phát triển. Bên cạnh đó, do những hoạt động của nhóm ngành này thuộc lĩnh vực xã hội là chủ yếu nên cũng ít chịu sự ảnh hƣởng của nền kinh tế. Vì vậy các ngành nghề này chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng DSCV ngắn hạn cụ thể nhƣ sau. Năm 2012, DSCV giảm 3.958 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 21,63% so với năm 2011. Đến năm 2013, DSCV tăng trở lại và đạt ở mức 23.650 triệu đồng, tăng 9.306 triệu đồng với tỷ lệ tăng 64,88% so với năm 2012. Tính riêng sáu tháng đầu năm 2013 thì DSCV đạt 9.192 triệu đồng, trong khi đó sáu tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này

38

đạt 12.609 triệu đồng, tăng 3.417 triệu đồng với tỷ lệ tăng 37,17% so với cùng kỳ năm 2013.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh vĩnh long phòng giao dịch bình minh (Trang 46)