Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh vĩnh long phòng giao dịch bình minh (Trang 50)

Công tác cho vay phải đi kèm với công tác thu nợ. Việc ngân hàng mở rộng cho vay với tất cả các thành phần kinh tế thì công tác thu nợ cũng thực hiện tƣơng tự. Đối với các thành phần kinh tế khác nhau, việc trả nợ cũng khác nhau. Tình hình thu nợ của MHB – PGD Bình Minh qua 3 năm 2011-2013 và sáu tháng đầu năm đƣợc thể hiện qua bảng sau:

39

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

(đvt: Triệu đồng)

(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB-PGD Bình Minh giai đoạn 2011-6/2014)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 6T13 6T14 2012/2011 2013/2012 6T14/6T13

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Cá thể 71.350 86,35 72.196 86,42 82.313 87,12 29.784 85,04 37.951 85,29 846 1,19 10.117 14,01 8.167 27,42

DNTN 7.517 9,10 7.563 9,05 8.113 8,59 3.342 9,54 4.477 10,06 46 0,61 550 7,27 1.135 33,96

Cty

TNHH 3.762 4,55 3.782 4,53 4.057 4,29 1.898 5,42 2.069 4,65 20 0,53 275 7,27 171 9,01

40

 Đối với cá thể: DSTN ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng cao trên 80% tổng DSTN của ngân hàng. Nhìn chung DSTN ngắn hạn đối với cá thể đều tăng qua 3 năm và sáu tháng đầu năm 2014. Năm 2012 DSTN tăng 846 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 1,19% so với năm 2011. Đến năm 2013, DSTN tiếp tục tăng 10.117 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 14,01% so với năm 2012. Tính riêng sáu tháng đầu năm thì DSTN sáu tháng đầu năm 2014 tăng 8.167 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 27,42% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là trong thời kỳ này, ngân hàng chủ yếu cho vay đối với các hộ sản xuất, cá nhân là hộ nông dân canh tác nông nghiệp, trong thời gian qua tuy sản xuất nông nghiệp cũng không thuận lợi nhƣng cũng đạt đƣợc hiệu quả, với sản lƣợng thu hoạch cao và đầu ra cũng khá tốt, nên các hộ nông dân có điều kiện trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng thực hiện chính sách siết chặt tín dụng, chú trọng công tác thu nợ nhằm giảm bớt rủi ro.

 Đối với DNTN: Việc thu nợ DNTN rất khả quan, vì các DNTN thƣờng có ý thức trách nhiệm cao trong hoạt động kinh doanh của mình do chủ DN tự chịu trách nhiệm về mọi tổn thất và rủi ro trong kinh doanh. Vì vậy khi đi vay các DN này đã chuẩn bị kỹ phƣơng án vay vốn, phƣơng án trả nợ. Cụ thể, năm 2012 DSTN tăng lên 0,61% so với năm 2011. Đến năm 2013 DSTN tiếp tục tăng lên và tăng 550 triệu đồng với tỷ lệ tăng 7,27% so với năm 2012. Trong sáu tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này đạt 4.477 triệu đồng, tăng 1.135 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 33,96% so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân việc thu hồi nợ tăng là do trong thời gian qua MHB – PGD Bình Minh cũng đã chú trọng cho vay đối với các DN vừa và nhỏ. Các DN này đƣợc Chính phủ quan tâm và tạo điều kiện để phát triển. Trong thời gian qua Chính phủ đã đƣa ra các chính sách nhằm hỗ trợ, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho DN hạ giá thành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhƣ gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng. Đƣợc sự hỗ trợ nên thời gian qua các DN này hoạt động rất phát triển, linh hoạt và có hiệu quả. Vì vậy việc thu hồi nợ trở nên dễ dàng hơn.

 Đối với Cty TNHH: DSTN đối với loại hình này có xu hƣớng tăng qua 3 năm và sáu tháng đầu năm 2014. Năm 2012 DSTN tăng thêm 20 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 0,53% so với năm 2011. Đến năm 2013, DSTN tiếp tục tăng 7,27% so với năm 2012. Trong sáu tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này tăng thêm 171 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 9,01% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do kinh tế ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát, Chính phủ tập trung tháo gở khó khăn cho sản xuất kinh doanh, chính điều này làm cho các DN mạnh dạn mở rộng sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn.

41

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh vĩnh long phòng giao dịch bình minh (Trang 50)