Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh vĩnh long phòng giao dịch bình minh (Trang 43)

Khách hàng vay vốn của ngân hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Việc nghiên cứu DSCV theo thành phần kinh tế giúp cho ngân hàng hiểu đƣợc đặc điểm từng nhóm khách hàng cụ thể, xác định đƣợc khách hàng mục tiêu, cũng nhƣ khác hàng tiềm năng để phát triển. Theo đó tình hình cho vay ngắn hạn trong giai đoạn 2011-6/2014 của MHB – PGD Bình Minh nhƣ sau:

32

Bảng 4.4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

(đvt: triệu đồng)

(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB – PGD Bình Minh giai đoạn 2011-6/2014)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 6T13 6T14 2012/2011 2013/2012 6T14/6T13

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Cá thể 76.394 85,41 69.953 87,19 98.077 86,49 37.568 86,12 46.910 85,79 (6.441) (8,43) 28.124 40,20 9.342 24,87

DNTN 8.578 9,59 6.852 8,54 10.213 9,01 4.449 10,2 5.517 10,09 (1.726) (20,12) 3.361 49,05 1.068 24,01

Cty

TNHH 4.472 5,0 3.426 4,27 5.107 4,50 1.606 3,68 2.253 4,12 (1.046) (23,39) 1.681 49,07 647 40,29

33

Nhìn chung ngân hàng tăng cƣờng mở rộng cho vay với tất cả các loại hình doanh nghiệp nhƣ: Doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN), Công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH), và hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể đƣợc thể hiện nhƣ sau:

 Đối với cá thể: Đối với ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình nhƣ cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất, cho vay tiêu dùng …Ngân hàng có nhiều cơ hội để mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, có thể đa dạng hóa các sản phẩm, tạo điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và nhất là phân tán rủi ro. Trong cơ cấu cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của MHB – PGD Bình Minh thì DSCV cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 80% trong tổng DSCV. Nhìn chung DSCV ngắn hạn cá thể biến động qua 3 năm. Năm 2012 chỉ tiêu này giảm 6.441 triệu đồng tƣơng ứng giảm 8,43% so với năm 2011. Trong giai đoạn 2011-2012, để tập trung kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 13/2012 của Chính phủ, ngân hàng siết chặt cho vay đối với cá nhân có mục đích sử dụng vốn phi sản xuất nên làm cho DSCV giảm. Bƣớc sang năm 2013, DSCV ngắn hạn cá thể tăng trở lại, năm 2013 đạt 98.007 triệu đồng, chiếm 86,49% trong tổng DSCV, tăng 28.124 triệu đồng với tỷ lệ tăng 40,2% so với năm 2012. Riêng sáu tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này đạt 46.910 triệu đồng, tăng 9.432 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 24,87% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân làm cho DSCV cá thể trong năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 tăng là do nền kinh tế ổn định, có bƣớc phục hồi. Chính phủ đã tập chung tháo gở khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, để tạo điều kiện cho ngƣời nông dân có nhu cầu vay vốn để mở rộng diện tích canh tác, mở rộng sản xuất kinh doanh. Từ đó nhu cầu vay vốn ngân hàng tăng lên đáng kể.

 Đối với DNTN: là khu vực kinh tế năng động, thƣờng thì những ý tƣởng kinh doanh của họ rất tốt, am hiểu tâm lý khách hàng và đây là loại hình DN có số lƣợng đông đảo. Tuy nhiên, họ lại hạn chế về tiềm lực tài chính nên phải nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài. Và đó là cơ hội tốt cho các ngân hàng tài trợ vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính của mình. Năm 2012, DSCV đạt 6.852 triệu đồng, giảm 1.726 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 20,12% so với năm 2011. Do đây là một năm khó khăn nên một số DN đã thu hẹp sản xuất, giảm lƣợng kinh doanh. Mặc dù lãi suất cho vay cũng đã giảm đáng kể, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế nói chung và khách hàng vay vốn cũng không cao. Mặc khác do “sức khỏe” của các DN bị hào mòn đáng kể sau nhiều năm chống chọi với lạm phát, suy giảm kinh tế dẫn đến nhiều DN không đáp ứng đƣợc điều kiện nên khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn của ngân hàng. Trong khi đó, ngân hàng cũng thận trọng hơn trong việc cho vay do lo ngại rủi ro trong bối cảnh

34

kinh tế còn gặp nhiều bất ổn vì thế làm hạn chế DSCV tại ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2013 thì chỉ tiêu này tăng lên 49,05% so với năm 2012 và đạt 10.213 triệu đồng. Riêng sáu tháng đầu năm 2013 DSCV đối với DNTN đạt 4.449 triệu đồng. Đến sáu tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này đạt 5.517 triệu đồng, tăng 1.068 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 24,01% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do các DN đã nhận đƣợc sự hỗ trợ từ chính sách Nhà nƣớc, về giải quyết hàng tồn kho, một số giải pháp tháo gở khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, thúc đẩy kinh doanh phát triển bên cạnh đó ngân hàng cũng có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các DN.

 Đối với Cty TNHH: DSCV ngắn hạn đối với Cty TNHH chiếm tỷ trọng khiêm tốn hơn trong cơ cấu cho vay ngắn hạn của ngân hàng, chiếm khoảng 5% trong tổng DSCV. Nhìn chung DSCV ngắn hạn đối với loại hình này cũng biến động qua 3 năm. Cụ thể, năm 2012 chỉ tiêu này đạt 3.426 triệu đồng, giảm 1.046 triệu đồng tƣơng ứng giảm 23,39% so với năm 2011. Nhƣng đến năm 2013, DSCV tăng lên 5.107 triệu đồng, tăng 49,07% so với năm 2012. Trong năm 2013 thì sáu tháng đầu năm DSCV đạt 1.606 triệu đồng, bƣớc sang sáu tháng đầu năm 2014 thì DSCV đạt 2.253 triệu đồng, tăng 647 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 40,29% so với cùng kỳ năm 2013. Với mục đích chủ yếu của các Cty TNHH khi vay vốn từ ngân hàng là nhằm để bổ sung vốn lƣu động. Thực tế, trên địa bạn huyện Bình Minh, các Cty TNHH hoạt động với các hình thức là Cty chế biến lƣơng thực, kinh doanh vật tƣ nông nghiệp….Ngày nay số lƣợng Cty này ngày càng tăng lên và phát triển kéo theo nhu cầu vay vốn ngân hàng cũng tăng lên.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh vĩnh long phòng giao dịch bình minh (Trang 43)