KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI MHB – PGD BÌNH MINH

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh vĩnh long phòng giao dịch bình minh (Trang 39)

MINH QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Cũng nhƣ các NHTM khác, MHB – PGD Bình Minh hoạt động theo phƣơng châm “Đi vay để cho vay”, hỗ trợ cho ngƣời dân trên địa bàn cũng nhƣ các xã lân cận để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… Cho nên thị phần của MHB – PGD Bình Minh ngày càng đƣợc mở rộng và để đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của khách hàng thì ngân hàng đã đƣa ra nhiều hình thức cho vay khác nhau phù hợp với nhu cầu nhƣ: Cho vay thế chấp, cho vay tín chấp, cầm cố…

28

Bảng 4.3: Tình hình hoạt động tín dụng của MHB – PGD Bình Minh qua 3 năm 2011 – 2013 và sáu tháng đầu năm 2014

(đvt: triệu đồng)

Năm Chênh lệch

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 6T13 6T14 2012/2011 2013/2012 6T14/6T13

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DSCV 107.746 95.581 124.051 46.979 59.240 (12.183) (11,31) 28.470 29,79 12.261 26,1

DSTN 97.237 103.907 106.638 42.322 48.827 6.670 6,86 2.731 2,63 6.505 15,37

Dƣ Nợ 96.140 87.814 105.227 92.471 115.640 (8.326) (8,66) 17.413 19,83 23.169 25,06

Nợ xấu 2.043 1.805 1.601 985 987 (238) (11,65) (204) (11,3) 2 0,2

29

 Doanh số cho vay: Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay (DSCV) của MHB – PGD Bình Minh tăng trƣởng không đều qua 3 năm và sáu tháng đầu năm 2014. Năm 2012, DSCV giảm 12.183 triệu đồng với tỷ lệ giảm 11,31% so với năm 2011. Nguyên nhân là do hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu đã tác động và kìm hảm sức mua của thị trƣờng và tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế. Năm 2012 số lƣợng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể lên đến bốn vạn doanh nghiệp. Tuy nhiên năm 2013, DSCV đã chuyển biến tốt hơn, đã tăng 28.470 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 29,79% so với năm 2012. Riêng DSCV sáu tháng đầu năm thì sáu tháng đầu năm 2014 DSCV đạt 59.240 triệu đồng, tăng 12.261 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân làm cho DSCV trong năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 tăng là nhờ Nhà nƣớc đã có chính sách khai thác tốt, các mục tiêu tăng trƣởng ổn định, kinh tế vĩ mô đƣợc cải thiện. Đồng thời thực hiện theo tinh thần nghị quyết 02 năm 2013 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, từng bƣớc thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo sự chuyển biến ngay từ những tháng đầu năm, đồng thời thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từng bƣớc xử lý nợ xấu gắn với hỗ trợ phát triển thị trƣờng, nên tình hình DSCV có chuyển biến tăng.

 Doanh số thu nợ: Nhìn chung doanh số thu nợ (DSTN) của MHB – PGD Bình Minh tăng dần qua 3 năm và sáu tháng đầu năm 2014. Năm 2012, DSCV tăng 6.670 triệu đồng tƣơng ứng tăng 6,86% so với năm 2011. Đến năm 2013, DSTN tiếp tục tăng 2.731 triệu đồng với tỉ lệ tăng 2,63 triệu đồng so với năm 2012. Đối với sáu tháng đầu năm 2013 DSTN đạt 42.322 triệu đồng, trong khi đó sáu tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này đạt 48.827, tăng 6.505 triệu đồng với tỷ lệ tăng 15,37% so với cùng kỳ năm 2013. Để đạt đƣợc những kết quả trên, ngoài công tác quản lý, thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả, còn phải kể đến trình độ cán bộ trong việc thẩm định, đánh giá khách hàng trƣớc, trong và sau khi cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn ngày càng đƣợc hoàn thiện và tốt hơn. Bên cạnh đó còn phải nói đến những mặt tích cực trong sự phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, đa số khách hàng làm ăn ngày càng có hiệu quả, sử dụng vốn vay đúng mục đích do đó trả nợ vay đúng thời hạn cho ngân hàng làm cho DSTN của ngân hàng ngày càng tăng. Ta có thể thấy công tác thu nợ mà ngân hàng đang thực hiện là tƣơng đối tốt. Điều đó cho thấy sự quyết tâm của các cán bộ tín dụng trong việc nâng cao công tác cho vay thông qua việc phân tích, đánh giá, thẩm định khách hàng, công tác quản lý, mục đích sử dụng vốn vay và ý thức trả nợ vay của khách hàng. Tuy

30

nhiên, để không ngừng nâng cao khả năng thu hồi nợ thì những việc làm trên càng phải phát huy hơn nữa.

 Dƣ nợ: Tổng dƣ nợ của MHB – PGD Bình Minh qua 3 năm và sáu tháng đầu năm 2014 tăng trƣởng không ổn định. Năm 2012 dƣ nợ chỉ đạt 87.814 triệu đồng, giảm 8,66% so với năm 2011. Nguyên nhân là do ngân hàng siết chặt tín dụng, hạn chế cho vay, tăng cƣờng công tác thu hồi nợ, điều này đã làm cho dƣ nợ giảm xuống. Tuy nhiên năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 dƣ nợ lại tăng lên khá cao. Năm 2013 dƣ nợ tăng 17.413 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 19,83% so với năm 2012. Riêng trong sáu tháng đầu năm 2014 dƣ nợ đạt 115.640 triệu đồng, trong khi đó cùng kỳ năm 2013 dƣ nợ chỉ đạt 92.471 triệu đồng. Dƣ nợ sáu tháng đầu năm 2014 tăng 23.169 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 25,06% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay giảm khá nhiều so với năm 2012 nên khách hàng tiếp cận đƣợc nguồn vốn từ ngân hàng dể dàng hơn, ngoài ra DSCV tăng cao hơn DSTN làm cho dƣ nợ của MHB – PGD Bình Minh tăng lên. Số tiền phát vay ngày càng lớn thì yêu cầu về công tác thu nợ và quản lý các khoản nợ ngày càng đƣợc nâng lên. Tuy vậy, dƣ nợ tín dụng tăng hay giảm qua mỗi năm thì chƣa kết luận đƣợc là hoạt động tín dụng của ngân hàng đang tốt hay xấu cụ thể:

 Trong trƣờng hợp dƣ nợ tăng lên nhƣng thực tế là do DSCV tăng còn DSTN có chiều hƣớng giảm thì điều này là không tốt vì nó cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng bị suy giảm, nợ xấu có nguy cơ tăng cao.

 Ngƣợc lại, trong trƣờng hợp dƣ nợ giảm xuống nhƣng thực tế là do DSTN ngày càng tăng cao nhờ công tác thu hồi nợ đƣợc thực hiện tốt thì hoạt động tín dụng đƣợc nâng cao.

Qua đó thấy rằng đánh giá dƣ nợ chỉ giúp cho nhà quản trị ngân hàng phân loại, đánh giá những khoản chƣa thu hồi đƣợc là tốt hay chƣa tốt. Từ đó xác định đƣợc những khoản nợ có nguy cơ gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng chứ dƣ nợ tín dụng không phải là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển và hiệu quả của công tác cho vay.

 Nợ xấu: Nhìn chung nợ xấu của MHB – PGD Bình Minh giảm liên tục qua 3 năm và luôn dƣới 3% lần lƣợt là 2,13%, 2,06%, 1,52%. Năm 2012 nợ xấu là 1.805 triệu đồng, giảm 238 triệu đồng tƣơng ứng giảm 11,65% so với năm 2011. Đến năm 2013 nợ xấu tiếp tục giảm xuống, nợ xấu chỉ còn 1.601 triệu đồng , giảm 204 triệu đồng với tỉ lệ giảm 11,30% so với năm 2012. Nguyên nhân làm cho nợ xấu giảm qua các năm là do đối tƣợng đi vay ngày càng có uy tín, có thiện chí trả nợ, trả gốc và lãi đúng thời hạn. Măc khác, ngân hàng thƣờng xuyên trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng điều này đã giúp cho nợ xấu của MHB – PGD Bình Minh giảm đi đáng kể qua các năm.

31

Nợ xấu sáu tháng đầu năm 2014 đạt 987 triệu đồng, trong khi đó sáu tháng đầu năm 2013 là 985 triệu đồng. Tuy nợ xấu sáu tháng đầu năm 2014 cao hơn nhƣng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ lại thấp hơn so với cùng kỳ năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu sáu tháng đầu năm 2014 là 0,85% còn đối với sáu tháng đầu năm 2013 là 1,07%.

Việc NHNN quyết định tiếp tục cho phép các TCTD thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng và hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho khách hàng vay. Tuy nhiên quy định cần đƣợc thiết kế chặt chẽ hơn để tránh các TCTD lợi dụng việc cơ cấu nợ để che dấu nợ xấu.

4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI MHB – PGD BÌNH MINH QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.3.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu đƣợc hay chƣa trong khoảng thời gian từ một năm trở xuống

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh vĩnh long phòng giao dịch bình minh (Trang 39)