Hoạt động tín dụng đối với ngành chăn nuôi

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phụng hiệp giai đoạn 2011 – 62014 (Trang 56)

Bên cạnh thời gian trồng trọt, người dân cũng dành thời gian cho chăn nuôi heo, gà, bò mang lại thêm thu nhập nâng cao đời sống người dân.

- Qui mô tín dụng: Mặc dù không phải là hoạt động chính của người dân nhưng hoạt động chăn nuôi của người dân trên địa bàn huyện ngày càng được mở rộng trong thời gian gần đây. Qui mô tín dụng đối với ngành này liên tục được mở rộng khi qui mô phát vay và dư nợ tăng liên tục và lần lượt đạt 283.145 triệu đồng và 201.568 triệu đồng vào năm 2013. Hoạt động tín dụng đối với ngành chăn nuôi liên tục tăng là do một số hộ dân trên địa bàn huyện thực hiện mô hình chăn nuôi bò với năng suất và giá trị kinh tế cao. Nhu cầu của người dân ngày càng tăng khi chi phí chăn nuôi bò cao hơn nhiều so với chăn nuôi heo. Chi phí chăn nuôi heo chỉ vào khoảng 3 triệu đồng/con trong khi người dân chăn nuôi một con bò phải bỏ ra chi phí đến 50 triệu đồng/con đã thúc đẩy người dân tìm đến Ngân hàng. Với hoạt động chuyển đổi này cũng mang lại thu nhập cao cho người dân. Thời hạn cho vay đối với hoạt động chăn nuôi bò chủ yếu là 24 tháng.Với việc đầu tư chi phí 50 triệu đồng/con tạo cho người dân một khoản thu nhập tương đương 100 triệu đồng/con bò thịt. Điều này đã thúc đẩy một số hộ dân chuyển đổi chăn nuôi bò thịt trên địa bàn. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, qui mô phát vay đạt 190.651 triệu đồng với dư nợ 188.464 triệu đồng. Bên cạnh việc chuyển đổi cây trồng thì đề án 1.000 cũng đề cập đến chuyển đổi vật nuôi. Thí điểm mô hình chăn nuôi heo, gà trên đệm lót sinh học, chuồng trại khép kín an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường và tận thu khí sinh học làm chất đốt.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu

2014

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Hình 4.13 Hoạt động tín dụng đối với ngành chăn nuôi tại Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng 2014.

Bảng 4.8 Hoạt động tín dụng đối với ngành chăn nuôi từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 tại Ngân hàng.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

2011 2012 2013 6 tháng đầu 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

DSCV 164.090 188.036 283.145 190.651 23.946 16,39 95.109 50,58

DSTN 136.250 167.921 219.423 167.650 31.671 23,24 51.502 30,67

Dư nợ 107.731 127.846 201.568 224.569 20.115 18,67 73.722 57,66

Nợ xấu 206 365 705 574 159 77,18 340 93,15

Nguồn: Phòng tín dụng của Agribank Phụng Hiệp (Ghi chú: DSCV: Doanh số cho vay - DSTN: Doanh số thu nợ)

-Khả năng thu hồi nợ: khi qui mô tín dụng đối với ngành chăn nuôi liên tục được mở rộng qua từng năm thì khả năng thu hồi nợ đối với ngành này cũng tăng lên. Người dân nhận thấy được giá trị kinh tế cao từ chăn nuôi bò nên đã đầu tư sang loại vật nuôi này. Khi đầu tư chăn nuôi bò thịt không thể thu hồi trong năm mà phải kéo dài 24 tháng. Bên cạnh chăn nuôi bò thịt, người dân vẫn duy trì chăn nuôi heo thịt, gà thả vườn nhằm tạo thêm thu nhập. Khi hoạt động đầu tư chăn nuôi bò đã đến thời điểm thu hoạch và mang lại lợi nhuận cho người dân trả nợ Ngân hàng. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ đã đạt 167.650 triệu đồng, điều này cho thấy người dân chuyển sang chăn nuôi bò với sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ huyện đã mang lại giá trị kinh tế cao, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014

Hình 4.14 Tình hình nợ xấu đối với ngành chăn nuôi tại Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu 2014

-Chất lượng tín dụng: Mặc dù nợ xấu đối với ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các ngành nghề kinh tế mà Ngân hàng cấp tín dụng nhưng chất lượng tín dụng đang dần đi xuống. Nợ xấu tăng liên tục đến năm 2013 đã đạt mức 705 triệu đồng, riêng 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu là 574 triệu đồng. Qui mô tín dụng liên tục tăng lên cũng là một yếu tố làm tăng nợ xấu của ngân hàng. Mặc dù việc chăn nuôi bò mang lại lợi nhuận cao nhưng một số hộ dân vẫn còn e dè khi phải đầu tư số vốn quá lớn nên vẫn còn rất ít hộ dân dám đầu tư. Bên cạnh đó, người dân vẫn tiếp tục chăn nuôi heo, gà truyền thống không hiệu quả cũng làm cho ngân hàng khó thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phụng hiệp giai đoạn 2011 – 62014 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)