Đánh giá hoạt động tín dụng theo ngành nghề kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phụng hiệp giai đoạn 2011 – 62014 (Trang 71)

- Dư nợ trên tổng nguồn vốn: Ngành trồng trọt là ngành có dư nợ cao nhất trong các ngành nên tỷ số dư nợ trên tổng nguồn vốn cao và có xu hướng giảm. Tỷ số này liên tục giảm từ năm 2011 ở mức 36,09% đến năm 2013 còn 28,36% và 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên mức 29,87%. Điều này cho thấy ngân hàng đã sử dụng phần lớn nguồn vốn để cấp tính dụng cho ngành trồng trọt nhiều hơn các ngành khác. Bên cạnh ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng được ngân hàng chú trọng mở rộng qui mô trong những năm qua. Tỷ số dư nợ đối với ngành chăn nuôi trên tổng nguồn vốn liên tục tăng lên, tăng nhanh nhất trong năm 2013 và đạt 30,65% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, cao nhất trong 4 ngành. Ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện đã được chú trọng phát triển mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân trên địa bàn. Mô hình nuôi bò đạt hiệu quả cao đã được mở rộng trên địa bàn mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Với lợi thế về điều kiện tự nhiện, ngành thủy sản trên địa bàn huyện luôn được Ngân hàng cấp tín dụng ở mức khá ổn định, trên dưới 20% tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Hoạt động của ngành thủy sản trong những năm gần đây đã không ngừng phát triển trên địa bàn. Qui mô tín dụng đối với ngành thủy sản ngày càng được mở rộng. Còn đối với ngành kinh doanh thương mại – dịch vụ, đây là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất. Tỷ số dư nợ trên tổng nguồn vốn tăng chậm từ năm 2011 ở mức 18,94% đến năm 2013 đạt 19,74%. Ngành kinh doanh thương mại – dịch vụ như xây dựng, bán buôn bán lẻ,… đã được mở rộng do hệ thông giao thông, các khu chợ trên địa bàn ngày càng phát triển.

- Dư nợ trên tổng dư nợ: chỉ tiêu này đối với ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và giảm liên tục, đến năm 2013 dư nợ đạt 28,38% trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Dư nợ đối với ngành trồng trọt giảm là do nhu cầu vốn giảm. Người dân nhận thấy được đề án 1.000 có lợi khi được vay vốn với lãi suất hỗ trợ đã ngừng việc chuyển đổi cây trồng làm giảm qui mô phát vay đối với ngành này. Không giống như ngành trồng trọt, chỉ tiêu này đối với ngành chăn nuôi liên tục tăng và đạt 30,67% vào năm 2013. Đây là thời điểm ngành chăn nuôi được Ngân hàng cấp tín dụng nhiều nhất. Với

người dân, cũng như tạo niềm tin cho Ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng. Ngành thủy sản vẫn duy trì được tỷ trọng dư nợ trong tổng dư nợ của Ngân hàng ở mức trên dưới 20%, mặc dù chỉ tiêu này năm 2012 có sự giảm nhẹ. Với mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ cá đã được người dân trên địa bàn thực hiện trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả. Người dân thực hiện nuôi thủy sản vào mùa nước lũ như nuôi cá rô, cá lóc, cá thác lát trên ruộng lúa. Ngành thương mại – dịch vụ là ngành có sự ổn định nhất khi dư nợ luôn chiếm khoảng 19% trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Mặc dù mới phát triển gần đây nhưng với nhiều điều kiện thuận lợi như đường xá ngày càng được mở rộng, các khu chợ được xây dựng mới đã thúc đẩy ngành này phát triển.

- Hệ số thu nợ: Hệ số thu nợ đối với các ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản đạt khá cao, trên 80%. Ngành trồng trọt có qui mô tín dụng lớn nhất trong các ngành, cùng với đó hệ số thu nợ đối với ngành này cũng rất cao, trên dưới 90%. Điều này cho thấy công tác thu nợ đối với ngành trồng trọt đạt hiệu quả rất cao nhưng nó cũng nói lên được qui mô phát vay bị thu hẹp. Mặc dù hệ số thu nợ năm 2011, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 không cao như năm 2012 nhưng hệ số thu nợ vẫn ở mức cao hơn 80%. Tiếp theo ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi cũng có hệ số thu nợ cao. Hệ số thu nợ đối với ngành này đạt mức cao nhất vào năm 2012 với tỷ số 89,30%. Từ khi người dân trên địa bàn chuyển sang chăn nuôi bò mang lại giá trị kinh tế cao hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong công tác thu nợ. Khác với ngành trồng trọt và chăn nuôi, ngành thủy sản có hệ số thu nợ ngày càng giảm qua từng năm nhưng vẫn cao hơn 80%. Hệ số thu nợ năm 2013 đạt 82,56% và thời điểm 6 tháng đầu năm 2014 là 123,14%. Hoạt động tín dụng đối với ngành thủy sản bị thu hẹp ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2014. Trong 4 ngành được cấp tín dụng tại ngân hàng thì ngành thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất. Do có nhiều hoạt động như xây dựng, bán buôn bán lẻ,…hệ số thu nợ không đạt hiệu quả cao do doanh số cho vay luôn duy trì ở mức cao hơn so với doanh số thu nợ. Bên cạnh đó, ngành này được cấp tín dụng dưới hình thức tín dụng trung và dài hạn.

- Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng đối với ngành trồng trọt luôn lớn hơn 1 vòng trên năm nhưng liên tục giảm và đến năm 2013 đạt 1,21 vòng thấp hơn năm 2011, riêng 6 tháng đầu năm 2014 đạt 0,59 vòng/năm. Thời gian thu hồi vốn bình quân đối với một khoản tín dụng được cấp cho đối tượng khách hàng này là 302 ngày vào năm 2013. Với số vòng quay tín dụng luôn lớn hơn 1 cho thấy công tác thu nợ đối với các khoản tín dụng trong ngành đạt hiệu quả cao.

Bảng 4.14 Đánh giá hoạt động tín dụng theo ngành nghề kinh doanh từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 tại Ngân hàng Chỉ tiêu Dư nợ/Tổng nguồn vốn (%) Dư nợ/Tổng dư nợ (%) Hệ số thu nợ %) Vòng quay vốn tín dụng (Vòng) Nợ xấu/Dư nợ (%) Trồng trọt Năm 2011 36,09 36,84 87,67 1,29 0,71 Năm 2012 37,15 37,47 87,78 1,14 0,94 Năm 2013 28,36 28,36 115,97 1,21 1,39 6 tháng đầu 2014 29,87 29,87 83,54 0,59 1,23 Chăn nuôi Năm 2011 21,79 22,24 83,03 1,45 0,19 Năm 2012 22,69 22,88 89,30 1,43 0,29 Năm 2013 30,67 30,67 77,50 1,37 0,37 6 tháng đầu 2014 32,16 32,58 87,94 0,83 0,27 Thuỷ sản Năm 2011 21,16 21,60 104,31 1,15 0,88 Năm 2012 19,68 19,85 94,89 1,08 0,82 Năm 2013 21,65 21,67 80,59 0,82 1,17 6 tháng đầu 2014 17,20 17,42 123,14 0,88 1,44 Thương mại – dịch vụ Năm 2011 18,94 19,33 37,76 0,16 1,00 Năm 2012 19,64 19,81 55,43 0,21 0,96 Năm 2013 19,26 19,28 77,97 0,30 1,50 6 tháng đầu 2014 16,49 16,71 140,88 0,31 1,25

Mặc dù ngành chăn nuôi không phải là ngành có tỷ trọng vốn tín dụng cao nhất nhưng các khoản tín dụng được cấp cho ngành này đạt được tốc độ thu hồi vốn nhanh nhất trong các ngành và đạt gần 1,5 vòng/năm. Tuy chỉ tiêu này liên tục giảm từ 1,45 vòng năm 2011 xuống 1,37 vòng năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014 đạt 0,83 vòng/năm. Vòng quay tín dụng đối với ngành chăn nuôi giảm là do qui mô tín dụng đối với ngành này liên tục tăng lên, tăng nhanh hơn doanh số thu nợ. Cũng như ngành chăn nuôi, ngành thủy sản cũng có số vòng quay tín dụng giảm qua từng năm, đến năm 2013 số vòng quay tín dụng chỉ đạt 0,83 vòng/năm. Thời hạn thu hồi vốn bình quân đối với một khoản tín dụng được cấp cho ngành thủy sản sẽ được thu hồi sau 440 ngày. Ngành thủy sản có nhiều lợi thế để phát triển nhưng kỹ thuật còn thô sơ nên hiệu quả chưa cao. Ngành có tốc độ thu hồi vốn chậm nhất là ngành thương mại – dịch vụ. Mặc dù thời gian thu hồi vốn bình quân đối với ngành này tương đối dài do các khoản tín dụng được cấp cho ngành này dưới hình thức tín dụng trung và dài hạn. Vòng quay vốn tín dụng liên tục tăng lên và đạt gần 0,3 vòng/năm vào năm 2013. Một khoản tín dụng được cấp cho ngành thương mại – dịch vụ sẽ được thu hồi sau 1.217 ngày, tức là khoảng 3,3 năm.

- Nợ xấu trên dư nợ: Dư nợ đối với ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất nên nợ xấu đối với ngành này cũng cao nhất trong tất cả các ngành. Nợ xấu trên tổng dư nợ đối với ngành trồng trọt liên tục tăng từ năm 2011 đến năm 2013 và giảm trở lại ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2014. Tỷ số này năm 2011 là 0,71%, sau đó tăng liên tục và đạt 1,39% vào năm 2013. Hoạt động trồng mía và trồng lúa của người dân không mang lại hiệu quả cao do thời tiết liên tục thay đổi thất thường. Bên cạnh đó, giá cả nông sản liên tục biến động cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người dân. Tỷ số này ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2014 giảm xuống 0,37%. Mô hình chuyển đổi sang trồng cam, chuối xiêm của người dân trên địa bàn phát huy hiệu quả khi giá cả mua bán cam trên địa bàn trong thời điểm này là khá cao tạo ra mức thu nhập cao cho người dân. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đối với ngành chăn nuôi thấp nhất trong 4 ngành được cấp tín dụng. Tỷ số này liên tục tăng nhưng tăng chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng của dư nợ của ngành. Tỷ số này đối với ngành chăn nuôi đạt mức cao nhất trong 3 năm vào năm 2013 với 0,37%, riêng 6 tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này đã đạt 0,27%. Mặc dù nợ xấu đối với ngành này thấp nhưng tăng khá nhanh. Đây là điều đáng lo ngại khi qui mô tín dụng vẫn liên tục tăng. Nợ xấu trên tổng dư nợ đối với ngành thủy sản có tốc độ tăng nhanh và đạt trên 1% vào năm 2013. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu đã chiếm 1,47% dư nợ của ngành, cao hơn các năm trước đó. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng còn thấp nhưng lại liên tục tăng lên qua từng năm là vấn đề

đáng lo ngại đối với lãnh đạo Ngân hàng cũng như cán bộ tín dụng trực tiếp cấp tín dụng và kiểm soát khoản vay. Cững như ngành thủy sản, ngành thương mại – dịch vụ có tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cao nhất vào năm 2013 và đạt 1,46%, riêng 6 tháng đầu năm 2014 đã đạt 1,22%. Nợ xấu đối với ngành này cao, phần lớn là do các khoản nợ xấu từ các năm trước chuyển sang. Một số khoản tín dụng đối với ngành này không cho thấy hiệu quả như dịch vụ nhà trọ, dịch vụ karaoke.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN PHỤNG HIỆP

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phụng hiệp giai đoạn 2011 – 62014 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)