Đây là loại hình tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.
- Qui mô tín dụng: qui mô tín dụng đối với loại hình tín dụng cá nhân – hộ sản xuất có sự mở rộng về qui mô qua từng năm. Mặc dù qui mô tín dụng có sự tăng lên liên tục trong suốt 3 năm, với qui mô phát vay đạt 492.805 triệu đồng và dư nợ đạt 352.749 triệu đồng vào năm 2013. Mô hình chuyển đổi từ cây mía, cây lúa canh tác kém hiệu quả sang trồng một số loại cây như cam xoàn, chuối xiêm, bắp mỹ và chăn nuôi nhỏ lẻ đã được người dân trên địa bàn huyện thực hiện. Đầu năm 2014, đề án 1.000 đã được HĐND tỉnh Hậu Giang thông qua và thực hiện từ năm 2014 đến năm 2016. Lãi suất vay vốn theo đề án 1.000 tại Ngân hàng giảm xuống còn 7%/năm thay vì như trước đây là 11%/năm đối với khoản tín dụng 24 tháng của đề án. Nhiều khách hàng đến Ngân hàng vay vốn để đầu tư chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo đề án. Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, qui mô phát vay đạt 261.602 triệu đồng với dư nợ đạt 384.009 triệu đồng. Đây là số vốn được Ngân hàng cấp cho khách hàng ở thời điểm đầu của dự án chuyển đổi được 154 ha trồng mía, 13 ha vườn tạp và 60 hộ đăng kí chăn nuôi.
Bảng 4.5 Hoạt động tín dụng đối với cá nhân, hộ sản xuất tại ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
2011 2012 2013 6 tháng đầu 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DSCV 371.338 418.115 452.721 261.602 46.777 12,60 34.606 8,28 DSTN 369.013 394.797 421.093 230.342 25.784 6,70 26.296 6,66 Dư nợ 297.812 321.130 352.749 384.009 23.318 7,83 31.619 9,85 Nợ xấu 2.306 2.840 4.461 4.463 534 23,16 1.621 57,08
Nguồn: Phòng tín dụng của Agribank Phụng Hiệp (Ghi chú: DSCV: Doanh số cho vay. DSTN: Doanh số thu nợ)
0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014
Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ
- Khả năng thu hồi nợ: Khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng đối với loại hình tín dụng này cũng có sự cải thiện liên tục qua từng năm và đạt 421.093 triệu đồng vào năm 2013. Đứng trước cơ hội sử dụng vốn với chi phí thấp đã thúc đẩy nhóm khách hàng này đến Ngân hàng để trả nợ. Đây là thời điểm các hộ sản xuất có quan hệ tín dụng với Ngân hàng tranh thủ đến trả nợ để tiếp tục vay vốn với lãi suất hỗ trợ trong 2 năm theo đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó, nhóm khách hàng này chủ yếu sử dụng vốn để sản xuất nông nghiệp với thời gian hoàn vốn trong vòng 1 năm. Đây cũng là nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ luôn được duy trì ở mức cao. Khả năng thu hồi nợ liên tục được cải thiện cũng cho thấy sự nỗ lực của cán bộ thu hồi nợ trong công tác thu hồi nợ, cũng như cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn. Tính đến hết tháng 6 năm 2014, doanh số thu nợ của Ngân hàng đạt 230.342 triệu đồng. Đầu năm 2014, Ngân hàng thực hiện theo chỉ thị của Ngân hàng tỉnh Hậu Giang cấp tín dụng theo đề án 1.000 cho người dân trên địa bàn với lãi suất thấp đã tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng thu hồi nợ vay. Người vay cũng đến ngân hàng trả nợ để có thể vay vốn theo đề án 1.000 với lãi suất thấp.
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014
Hình 4.8 Tình hình nợ xấu đối với tín dụng cá nhân - sản xuất tại Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.
- Chất lượng tín dụng: Mặc dù qui mô tín dụng cũng như khả năng thu hồi nợ tăng giảm liên tục qua từng năm, nhưng chất lượng tín dụng đối với loại hình tín dụng này thì đang dần xấu đi, cụ thể: nợ xấu năm 2011 là 2.306 triệu đồng, sau đó tăng liên tục đến năm 2013 đạt 4.461 triệu đồng, riêng 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu đạt 4.463 triệu đồng. Khách hàng cá nhân – hộ sản xuất sử dụng vốn cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Một số khoản nợ xấu cũng nằm ngoài dự kiến của khách hàng vay mặc dù khách hàng muốn thanh toán nợ. Ngoài ra, một số khách hàng thiếu thiện chí
trả nợ ngân hàng với tâm lí nợ quá hạn là chuyện bình thường cho dù cán bộ Ngân hàng liên tục nhắc nhở.