PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phụng hiệp giai đoạn 2011 – 62014 (Trang 40)

4.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn

Hoạt động tín dụng theo thời hạn ở ngân hàng chủ yếu là các khoản tín dụng ngắn hạn và trung và dài hạn.

4.2.1.1 Hoạt động tín dụng ngắn hạn

Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng ngày càng được mở rộng về qui mô, song chất lượng tín dụng thì ngày càng xấu đi.

- Qui mô tín dụng: Đứng trước sức ép lạm phát từ nhiều phía và rủi ro kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ – CP ngày 24/02/2011 về một số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định

kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011. NHNN đã thực hiện điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2011 với mục tiêu đảm bảo đáp ứng khả năng cao nhất nhu cầu về vốn và các dịch vụ ngân hàng, phục vụ cho phát triển kinh tế; tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn, phục vụ xuất khẩu, cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn từ phía khách hàng trong mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều làm cho qui mô tín dụng của Ngân hàng không ngừng mở rộng qua từ năm. Qui mô tín dụng ngân hàng được thể hiện thông qua doanh số cho vay và dư nợ tín dụng của ngân hàng. Qui mô tín dụng đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn liên tục tăng lên qua 3 năm với lượng vốn phát vay năm 2013 đạt 632.007 triệu đồng với dư nợ đạt 546.464 triệu đồng. Nhưng tốc độ tăng qui mô phát vay năm 2013 lại chậm hơn một nữa so với năm trước đó. Nguyên nhân là do trong năm 2012 với sự vận động mạnh mẽ của chính quyền địa phương, một số diện tích (510 ha) đất canh tác mía kém hiệu quả trên địa bàn huyện chuyển đổi sang trồng cam xoàn, chuối xiêm, bắp lai mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, dựa vào lợi thế tự nhiên của 2 xã Hiệp Hưng và Tân Phước Hưng có các tuyến kênh lớn như: kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Lái Hiếu, Cây Dương, huyện Phụng Hiệp đã qui hoạch vùng nuôi thủy sản có giá trị thương phẩm ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và phục vụ cho xuất khẩu. Điều này đã tạo ra lợi nhuận cho người dân phục vụ nhu cầu tái sản xuất trong năm 2013.

Qui mô tín dụng của Ngân hàng được mở rộng liên tục là do Ngân hành thực theo chính sách tiền tệ của NHNN từ năm 2011 đến năm 2013. Đến năm 2014 theo Nghị quyết số 14/NQ-CP của Chính phủ xây dựng chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất các sản phẩm thôn sản xuất khẩu, mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao; chỉ đạo các NHTM nhà nước thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ đối với lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản. Qui mô tín dụng ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2014 với doanh số cho vay đạt 430.465 triệu đồng và dư nợ 558.662 triệu đồng. Qui mô tín dụng ngắn hạn được mở rộng là do nhu cầu cao từ phía khách hàng. Khách hàng vay vốn Ngân hàng trong thời điểm 6 tháng đầu năm 2014 chủ yếu sử dụng vốn cho sản xuất nông nghiệp như trồng mía, trồng cam sành, chăn nuôi cá tra, chăn nuôi bò. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng thực hiện các hợp đồng tín dụng cho khách hàng vay nhằm mua máy gặt đập liên hợp phục vụ quá trình thu hoạch lúa.

Bảng 4.3 Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

2011 2012 2013 6 tháng

đầu 2014 Số tiền

Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh số cho vay 531.282 590.735 632.007 430.465 59.453 11,19 32.272 5,46

Doanh số thu nợ 477.332 519.584 578.741 418.267 42.252 8,85 59.157 11,39

Dư nợ 431.047 502.198 546.464 558.662 71.151 16,51 44.266 8,81

Nợ xấu 2.748 3.340 5.347 5.734 592 21,54 2.007 37,75

Nguồn: Phòng tín dụng của Agribank Phụng hiệp

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

- Khả năng thu hồi nợ: Khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng được phản ánh thông qua doanh số thu nợ tín dụng của ngân hàng. Với qui mô tín dụng ngày càng được mở rộng thì khả năng thu nợ của ngân hàng cũng ngày càng được nâng lên cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Đồng thời, doanh số thu nợ cũng cho thấy khả năng đánh giá, thẩm định của cán bộ tín dụng tại ngân hàng. Doanh số thu nợ tại ngân hàng liên tục tăng lên qua từng năm và đạt 578.741 triệu đồng trong năm 2013. Không giống như hoạt động phát vay, hoạt động thu nợ của ngân hàng lại có sự tăng lên về mặt tốc độ qua từng năm trên dưới 10%. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ đạt 418.267 triệu đồng. Công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả ngày càng cao là do hoạt động thu hồi nợ đã được Ngân hàng chú trọng hơn. Mặc dù kinh tế của huyện còn nhiều khó khăn, giá cả giảm thấp, thu nhập của người dân không cao nhưng do Ngân hàng luôn cử cán bộ đến địa bàn đôn đốc, nhắc nhở khách hàng đến hạn trả nợ. Bên cạnh đó, hoạt động phát vay cũng được chú trọng và hoàn thiện thông qua các bước thẩm định, đánh giá khách hàng, phê duyệt hồ sơ vay vốn.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014

Hình 4.4 Nợ xấu từ hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

- Chất lượng tín dụng: Chất lượng tín dụng được phản ánh thông qua chỉ tiêu nợ xấu của ngân hàng. Do phần lớn khách hàng vay vốn chủ yếu để sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi thủy sản trong ngắn hạn nên nợ xấu đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với trung hạn. Chất lượng tín dụng ngắn hạn đang dần xấu đi qua từng năm trong suốt 3 năm qua, tính đến năm 2013 nợ xấu từ hoạt động tín dụng ngắn hạn đã tăng lên mức 5.347 triệu đồng. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu của ngân hàng đã cao hơn cả năm 2013 khi đạt mức 5.734 triệu đồng. Nợ xấu liên tục tăng cho thấy chất lượng tín dụng ngày càng xấu đi nhưng qui mô tín dụng đối với hoạt động tín dụng ngắn hạn ngày càng mở rộng thêm. Ngân hàng cần thắt

chặt hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng.

4.2.1.2 Hoạt động tín dụng trung và dài hạn

Trong hoạt động tín dụng theo thời hạn thì hoạt động tín dụng trung và dài hạn không chiếm tỷ trọng cao so với ngắn hạn nhưng trong thời gian qua Ngân hàng đã chú trọng hơn đối với hoạt động tín dụng này. Qui mô tín dụng được mở rộng, khả năng thu hồi nợ cũng được nâng lên nhưng chất lượng tín dụng lại có xu hướng xấu dần đi.

- Qui mô tín dụng: Qui mô tín dụng đối với hoạt động tín dụng trung và dài hạn đã được mở rộng qua từng năm. Các khoản tín dụng trung và dài hạn thường có lãi suất cao hơn các khoản tín dụng ngắn hạn và mang lại lợi nhuận cao hơn cho Ngân hàng. Qui mô phát vay tăng liên tục qua từng và đạt 31.286 triệu đồng vào năm 2013. Đồng thời, dư nợ đối với hoạt động tín dụng này cũng được tăng lên và đạt 78.109 triệu đồng trong năm 2013. Qui mô tín dụng được mở rộng, ngoài việc mang lại thu nhập cao hơn ngắn hạn thì Ngân hàng cũng đa dạng hóa sản phẩm tín dụng và tạo tính cạnh tranh với ngân hàng khác. Sản phẩm tín dụng như tín dụng đối với khách hàng sử dụng vốn để xây dựng sân phơi lúa với lãi suất hỗ trợ trong thời hạn 24 tháng.

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu

2014

DSCV DSTN Dư nợ

Hình 4.5 Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Riêng 6 tháng đầu năm 2014, qui mô phát vay của Ngân hàng đạt 28.673 triệu đồng với dư nợ là 99.990 triệu đồng. Đây là thời điểm mà trên địa bàn huyện bắt đầu thực hiện đề án 1.000 theo Nghị quyết số 03/2014/NQ – HĐND tỉnh Hậu Giang. Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu giang giai đoạn 2014 – 2016. Đề án tạo điều kiện cho các doanh nghiệp buôn bán thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện phát triển, mở rộng kinh doanh.

Bảng 4.4 Hoạt động tín dụng trung và dài hạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 tại Ngân hàng.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

2011 2012 2013 6 tháng đầu 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DSCV 6.721 10.611 31.286 28.673 3.890 57,88 20.675 194,84 DSTN 6.347 7.466 9.771 6.792 1.119 17,63 2.305 30,87 Dư nợ 53.449 56.594 78.109 99.990 3.145 5,88 21.515 38,02 Nợ xấu 593 961 731 824 368 62,06 (230) (23,93)

Nguồn: Phòng tín dụng của Agriank Phụng Hiệp (Ghi chú: DSCV: Doanh số cho vay - DSTN: Doanh số thu nợ)

- Khả năng thu hồi nợ: Cũng giống như qui mô tín dụng, khả năng thu hồi nợ đối với hoạt động này cũng liên tục tăng lên. Khả năng thu hồi nợ được thể hiện thông qua doanh số thu nợ của Ngân hàng. Doanh số thu nợ tăng liên tục cho đến năm 2013 đạt 9.771 triệu đồng. Đây là hoạt động tín dụng trung và dài hạn nên các khoản phát vay không thể thu hồi được ngay trong năm đó mà phải thu hồi trong vài năm tiếp theo. Mặc dù lượng vốn được Ngân hàng thu hồi liên tục tăng nhưng tốc độ thu hồi vốn lại giảm qua từng năm. Tốc độ thu hồi vốn năm 2012 đạt trên 100% lượng vốn phát vay năm 2011, nhưng đến năm 2013 tốc độ thu hồi vốn lại giảm xuống còn 92% so với lượng vốn phát vay năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ chỉ đạt 6.792 triệu đồng. Các khoản tín dụng trung và dài hạn được Ngân hàng phát vay cho khách hàng chủ yếu là các khoản tín dụng để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh với thời gian dài. Đây là các khoản tín dụng dành cho doanh nghiệp và một số hộ kinh doanh nhà trọ thuộc địa bàn huyện.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014

Hình 4.6 Tình hình nợ xấu trung và dài hạn tại Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

- Chất lượng tín dụng: Mặc dù hoạt động tín dụng trung và dài hạn không chiếm tỷ trọng cao nhưng chất lượng tín dụng trung và dài hạn cũng tác động đến hoạt động của Ngân hàng. Không giống như chất lượng tín dụng ngắn hạn đang dần xấu đi, chất lượng tín dụng trung và dài hạn lại có xu hướng thay đổi liên tục qua từng thời kỳ. Nợ xấu năm 2012 có sự gia tăng so với cùng kỳ năm trước, nhưng nợ xấu năm 2013 lại có sự sụt giảm 25,81% so với năm 2012. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu đã đạt 824 triệu đồng. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn được cải thiện trong năm 2013 là do Ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất cấp tín dụng xuống còn 13%/năm làm cho những khách hàng đến ngân hàng trả nợ để được cấp tín dụng mới với mức lãi suất thấp hơn.

Tóm lại: Trong hai hình thức cấp tín dụng mà Ngân hàng đang thực hiện thì hình thức tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao do đặc thù của vùng là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản với thời gian thu hồi vốn ngắn. Qui

mô tín dụng cũng như khả năng thu hồi nợ đối với hình thức tín dụng này liên tục được nâng lên nhưng chất lượng tín dụng thì đang dần xấu đi. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng trung và dài hạn cũng đang dần được chú trọng và mở rộng được qui mô tín dụng cũng như khả năng thu hồi nợ tốt dần lên. Chất lượng tín dụng đối với hình thức tín dụng này lại có sự biến động bất thường, kém ổn định. Nhìn chung qui mô tín dụng ngày càng được mở rộng nhưng chất lượng thì đang dần xấu đi. Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác thẩm định khách hàng, kiểm tra, giám sát trước – trong – sau khi cho vay nhằm đảm bảo khách hàng vay sử dụng vốn đúng mục đích và đảm bảo khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng.

4.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế

Hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế chủ yếu của Ngân hàng là đối với cá nhân - hộ sản xuất, còn đối với doanh nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Huyện Phụng Hiệp đặc thù là vùng nông nghiệp với diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn đất đai trên địa bàn và hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân là trồng mía, lúa và chăn nuôi heo, bò và cá tra nguyên liệu. Ngân hàng thực hiện tốt theo chủ trương của Chính phủ và chính sách của NHNN phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đáp ứng nhu cầu vốn của người dân trên địa bàn huyện.

4.2.2.1 Hoạt động tín dụng đối với cá nhân, hộ sản xuất

Đây là loại hình tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

- Qui mô tín dụng: qui mô tín dụng đối với loại hình tín dụng cá nhân – hộ sản xuất có sự mở rộng về qui mô qua từng năm. Mặc dù qui mô tín dụng có sự tăng lên liên tục trong suốt 3 năm, với qui mô phát vay đạt 492.805 triệu đồng và dư nợ đạt 352.749 triệu đồng vào năm 2013. Mô hình chuyển đổi từ cây mía, cây lúa canh tác kém hiệu quả sang trồng một số loại cây như cam xoàn, chuối xiêm, bắp mỹ và chăn nuôi nhỏ lẻ đã được người dân trên địa bàn huyện thực hiện. Đầu năm 2014, đề án 1.000 đã được HĐND tỉnh Hậu Giang thông qua và thực hiện từ năm 2014 đến năm 2016. Lãi suất vay vốn theo đề án 1.000 tại Ngân hàng giảm xuống còn 7%/năm thay vì như trước đây là 11%/năm đối với khoản tín dụng 24 tháng của đề án. Nhiều khách hàng đến Ngân hàng vay vốn để đầu tư chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo đề án. Tính đến 6 tháng đầu năm 2014, qui mô phát vay đạt 261.602 triệu đồng với dư nợ đạt 384.009 triệu đồng. Đây là số vốn được Ngân hàng cấp cho khách hàng ở thời điểm đầu của dự án chuyển đổi được 154 ha trồng mía, 13 ha vườn tạp và 60 hộ đăng kí chăn nuôi.

Bảng 4.5 Hoạt động tín dụng đối với cá nhân, hộ sản xuất tại ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

2011 2012 2013 6 tháng đầu 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DSCV 371.338 418.115 452.721 261.602 46.777 12,60 34.606 8,28 DSTN 369.013 394.797 421.093 230.342 25.784 6,70 26.296 6,66 Dư nợ 297.812 321.130 352.749 384.009 23.318 7,83 31.619 9,85 Nợ xấu 2.306 2.840 4.461 4.463 534 23,16 1.621 57,08

Nguồn: Phòng tín dụng của Agribank Phụng Hiệp (Ghi chú: DSCV: Doanh số cho vay. DSTN: Doanh số thu nợ)

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

- Khả năng thu hồi nợ: Khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng đối với loại

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phụng hiệp giai đoạn 2011 – 62014 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)