Nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm đều tăng, đây là dấu hiệu tích cực trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Do khách hàng chủ yếu của ngân hàng là cá nhân và hộ sản xuất nên hoạt động huy động vốn cũng mang tính chất thời vụ. Trong các loại hình huy động tại ngân hàng thì tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động tại ngân hàng. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm trên 80% và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng thì chiếm dưới 20% trong tổng tiền gửi có kỳ hạn.
Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi có tính ổn định thấp nhất, khách hàng có thể sử dụng bất cứ khi nào có nhu cầu. Đây là lí do mà khoản tiền gửi này có lãi suất thấp nhất trong các loại tiền gửi tại Ngân hàng. Khách hàng chủ yếu gửi tiền theo hình thức tiền gửi không kỳ hạn là các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm mục đích thanh toán, tiền gửi của cá nhân chưa có nhu cầu sử dụng.
Tiền gửi không kỳ hạn biến động liên tục từ năm 2011 cho đến 6 tháng đầu năm 2014, cụ thể như sau: lượng tiền gửi này tăng trong năm 2012 lên mức 24.353 triệu đồng và sau đó giảm trở lại trong năm 2013, đến 6 tháng đầu năm 2014, tiền gửi không kỳ hạn tăng lên mức 38.703 triệu đồng. Nguyên nhân là do sự biến động của nền kinh tế cũng như nhu cầu vốn từ phía khách hàng. Kinh tế khó khăn, khách hàng doanh nghiệp ít giao dịch thì lượng tiền gửi thanh toán cũng giảm, người dân cũng tăng nhu cầu vốn nên rút tiền nhàn rỗi về sử dụng. Điều này đã làm cho lượng tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng thay đổi liên tục.
Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là hình thức gửi tiền chiếm phần lớn vốn huy động của Ngân hàng. Loại tiền gửi này có mức lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có tiền nhàn rỗi nhưng chưa có nhu cầu sử dụng thì khách hàng sẽ gửi tiền vào ngân hàng với một kỳ hạn phù hợp nhằm thu được tiền lãi và đảm bảo an toàn.
Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 tại Ngân Hàng. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 6 tháng năm 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. TG không kỳ hạn 11.870 24.353 14.398 38.703 12.573 105,92 (9.955) (40,88) 2. TG có kỳ hạn 138.850 239.213 261.571 288.151 100.363 72,28 22.358 9,35 - Kỳ hạn dưới 12 tháng 134.840 215.540 217.270 285.526 80.700 59,85 1.730 0,80 - Kỳ hạn trên 12 tháng 4.010 23.673 44.301 2.625 19.663 490,35 20.628 87,14 3. Vốn huy động 150.720 263.566 275.969 326.854 112.846 74,87 12.403 4,71 Nguồn: Phòng kế toán (Ghi chú: TG: Tiền gửi)
0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014
TG không kỳ hạn TG có kỳ hạn
Hình 4.2 Tình hình huy động vốn tại ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng 2014 Do phần lớn khách hàng sử dụng vốn để sản xuất nông nghiệp với chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn nên lượng vốn huy động có thời hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng.
Lượng tiền gửi có kỳ hạn được Ngân hàng huy động liên tục tăng lên qua từng năm. Lượng tiền gửi này năm 2011 là 138.840 triệu đồng và tăng liên tục đến năm 2013 đạt 261.571 triệu đồng, riêng 6 tháng đầu năm 2014 đạt 288.151 triệu đồng. Trong đó các loại tiền gửi có kỳ dưới 12 tháng và trên 12 tháng đều tăng lên.
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua có những bước tiến ổn định nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu vốn từ phía khách hàng. Vốn huy động liên tục tăng qua từng năm đã cho thấy sự nổ lực không ngừng của Ngân hàng trong công tác huy động vốn. Bên cạnh đó, với địa bàn rộng lớn nhưng số vốn huy động thì rất thấp, điều này cho thấy Ngân hàng vẫn chưa thể khai thác hết được lượng vốn nhàn rỗi của thị trường này.