Giải pháp đối với hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phụng hiệp giai đoạn 2011 – 62014 (Trang 78)

- Mở rộng tín dụng đối với một số khách hàng mà trước đây ngân hàng chưa thể tiếp cận như một số doanh nghiệp hay một số hộ dân ở vùng sâu, vùng xa của huyện, cấp tín dụng theo chỉ đạo của ngân hàng cấp trên. Hiện tại ngân hàng hoạt động chủ yếu thông qua sự hỗ trợ từ cán bộ ấp hoặc xã, thị trấn nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả do địa bàn vẫn còn khá rộng. Nên thực hiện cấp tín dụng thông qua các tổ chức xã hội như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cây cảnh, hội đờn ca tài tử nhằm nâng quản lý địa bàn một cách chặt chẽ hơn.

- Phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân thực hiện các mô hình kinh tế tổng hợp như lúa – cá hay mía – cá, mô hình xen canh để hạn chế rủi ro cho ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Nâng cao số lượng cũng như chất lượng, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng tại Ngân hàng. Dành thời gian cho những hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ Ngân hàng.

- Đơn giản hóa các thủ tục, hồ sơ vay vốn: Thủ tục vay vốn tại Ngân hàng khá phức tạp vì trình độ dân trí của phần lớn người dân trên địa bàn còn thấp. Mặc dù đơn hồ sơ vay vốn nhưng phải đảm bảo tính pháp lý đầy đủ của hồ sơ nhằm thỏa mãn ý muốn của người dân. Phần lớn người dân trên địa bàn làm sản xuất nông nghiệp nên họ thường thích nhanh, gọn và dễ hiểu.

- Xử lý nợ xấu: Cán bộ tín dụng phải bám sát địa bàn, thực hiện đầy đủ các bước như thẩm định, kiểm tra trước – trong – sau khi cho vay. Thông qua các cán bộ ấp, tiểu khu để quản lý một cách chặt chẽ khách hàng, hạn chế tình trạng khách hàng bỏ đất sản xuất đi nơi khác tìm việc làm. Đối với các khoản nợ xấu có nguy cơ không thu hồi thì phải sử dụng dự phòng để xử lý nợ. Công tác thu nợ đòi hỏi cán bộ tín dụng phải mất nhiều thời gian lui tới nhắc nhở, động viên và đánh vào tâm lý của khách hàng để khách hàng trả nợ cho Ngân hàng.

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện gặp nhiều khó khăn và thách thức. Từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Phụng Hiệp đã khắc phục những khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển. Ngân hàng đã có nhiều đóng góp trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong suốt thời gian qua.

Thông qua quá trình phân tích, ta nhận thấy hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng tại Ngân hàng có những chuyển biến tích cực. Hoạt động huy động vốn ngày càng đạt hiệu quả cao khi vốn huy động liên tục tăng lên qua từng năm (năm 2012 tăng gần 75% và năm 2013 tăng gần 85% so với năm 2011). Hoạt động tín dụng cũng cho thấy sự mở rộng về qui mô khi qui mô phát vay tăng trưởng gần 10% mỗi năm và dư nợ tăng trưởng trên 10%. Khả năng thu hồi nợ cũng được nâng lên trên dưới 10% mỗi năm. Nợ xấu của Ngân hàng chưa đến 1% thấp hơn mức trung bình toàn hệ thống (7%).

Ngân hàng thực hiện cấp tín dụng theo chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, đồng thời Ngân hàng cũng căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để cấp tín dụng. Nếu xét về thời hạn thì Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, còn xét về thành phần kinh tế thì ngân hàng lại cấp tín dụng cho cá nhân, hộ sản xuất là chủ yếu và nếu xét về ngành nghề kinh doanh thì ngân hàng cấp tín dụng phần lớn cho ngành trồng trọt và chăn nuôi.

Bên cạnh những mặt đã đạt được thì Ngân hàng vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau: Vốn huy động tăng nhưng vẫn còn thấp hơn vốn điều chuyển, địa bàn rộng nhưng Ngân hàng chưa tận dụng được lượng vốn nhàn rỗi từ người dân. Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong công tác huy động vốn, chủ động tiếp cận khách hàng, tư vấn – hỗ trợ khách hàng gửi tiền, đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi. Đối với hoạt động tín dụng: qui mô tín dụng được mở rộng kèm theo nợ xấu liên tục tăng lên qua từng năm với tốc độ tăng trên dưới 30% mỗi năm. Đây là một tín hiệu đáng lo ngại đối với Ngân hàng. Ngân hàng cần có biện pháp khắc phục tình trạng nợ xấu tăng cao. Bên cạnh, tăng cường công tác quản lý quá trình

sử dụng vốn vay của khách hàng dưới sự hộ trợ của chính quyền địa phương thì Ngân hàng cần có một lượng cán bộ đủ mạnh để phủ đều địa bàn.

Với những thành tựu đã đạt được, đánh dấu sự cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ Ngân hàng. Với tinh thần đoàn kết, nhất trí, nhiệt tình trong công việc và dưới sự lãnh đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng, Ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong thời gian qua. Ngân hàng cần cố gắng khắc phục những khó khắn để khẳng định vai trò chủ đạo trong công tác cấp tín dụng trên địa bàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Chính phủ, 2011. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính

phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2011.

2.Chính phủ, 2014. Nghị quyết số 14/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2014, ngày 05/03/2014. Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2014. 3.Hội đồng thành viên Agribank, 2014. Quyết định 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 về quy chế cho vay trong hệ thống Agribank. Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2014.

4.Ngân hàng nhà nước, 2007. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Qui định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước . Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2007.

5.Số liệu tại Agribank Phụng Hiệp.

6.Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010: Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ.

7.Wesite của Agribnak. Agribank – Những cột mốc và chặng đường lịch sử. http://agribank.com.vn/101/784/gioi-thieu/lich-su.aspx

8.Wesite của huyện Phụng Hiệp. Tổng quan về huyện Phụng Hiệp. http://phunghiep.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=73&Ite mid=122

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phụng hiệp giai đoạn 2011 – 62014 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)