Hoạt động tín dụng đối với ngành thủy sản

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phụng hiệp giai đoạn 2011 – 62014 (Trang 58)

Cũng giống như ngành chăn nuôi, qui mô tín dụng đối với ngành thủy sản cũng ngày càng được mở rộng do nhu cầu tín dụng đối với ngành này ngày càng tăng lên. Đối tượng chủ yếu của ngành thủy sản là nuôi cá tra nguyên liệu, cá lóc và cá thát lát còm trên ruộng lúa. Với lợi thế về điều kiện sông ngòi, tạo điều kiện cho ngành thủy sản phát triển.

Bảng 4.9 Hoạt động tín dụng đối với ngành thủy sản từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 tại Ngân hàng.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

2011 2012 2013 6 tháng đầu 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

DSCV 128.454 122.358 122.979 89.074 (6.096) (4,75) 621 0,51

DSTN 123.563 116.102 101.531 109.690 (7.461) (6,04) (14.571) (14,35)

Dư nợ 104.652 110.908 132.356 111.743 6.256 5,98 21.448 19,34

Nợ xấu 925 910 1.587 1.647 (15) (1,62) 677 74,40

Nguồn: Phòng tín dụng của Agribank Phụng Hiệp (Ghi chú: DSCV: Doanh số cho vay - DSTN: Doanh số thu nợ)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

.

- Qui mô tín dụng: qui mô tín dụng đối với ngành thủy sản được mở rộng qua từng năm cho dù qui mô phát vay liên tục giảm. Qui mô phát vay đã đạt 122.979 triệu đồng với dư nợ 132.356 triệu đồng vào năm 2013. Qui mô phát vay bị thu hẹp so với năm trước nhưng tốc độ giảm của qui mô phát vay chậm hơn tốc độ giảm khả năng thu nợ nên qui mô tín dụng vẫn tăng lên qua từng năm. Mặc khác, lợi nhuận từ nuôi trồng thủy sản mang lại cao gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp nhưng chi phí trong thời gian qua liên tục tăng, giá cả đầu ra liên tục biến động làm cho người dân không có lời. Bên cạnh đó, người dân chủ yếu nuôi thủy sản trên ruộng lúa, bè với kỹ thuật thô sơ nên chưa cho thấy được hiệu quả. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, qui mô phát vay đạt 89.074 triệu đồng với dư nợ 114.743 triệu đồng. Cùng với đề án 1.000 chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thì cũng có sự chuyển đổi mạnh từ diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang nuôi thủy sản với sự hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ thuộc phòng nông nghiệp huyện. Chuyển đổi 1.000 ha đất trồng mía kém hiệu quả sang cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế kết hợp trồng màu – nuôi thủy sản – chăn nuôi nhằm tăng thu nhập.

- Khả năng thu hồi nợ: qua số liệu cho thấy khả năng thu hồi vốn từ nhóm khách hàng này của Ngân hàng là không tốt. Doanh số thu nợ đối với ngành này liên tục giảm trong khi đó qui mô phát vay vẫn tiếp tục tăng lên. Mặc dù hoạt động chăn nuôi thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao nhưng do tình hình dịch bệnh, giá cả biến động đã ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của hộ nuôi. Bên cạnh đó, một số hộ dân nuôi trồng thủy sản chủ yếu vào mùa nước lũ không thể canh tác nông nghiệp nên hiệu quả chưa cao. Chi phí ngày càng tăng lên do giống, thuốc, thức ăn liên tục tăng lên cho dù giá cả liên tục biến động.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014

Hình 4.16 Tình hình nợ xấu đối với ngành thủy sản tại Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

- Chất lượng tín dụng: cũng như khả năng thu hồi nợ, chất lượng tín dụng đối với ngành thủy sản cũng có sự suy giảm liên tục. Do chịu ảnh hưởng từ thị trường xuất khẩu, dịch bệnh làm cho người nuôi thủy sản liên tục thua lỗ đã làm cho nợ xấu liên tục tăng cao trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Bên cạnh giá thành sản xuất tăng cao, dịch bệnh, cạnh tranh thiếu lành mạnh thì đầu ra của thủy sản thường bị chặn đứng bởi những rào cản kỹ thuật. Một số hộ nuôi thua lỗ không có khả năng trả nợ nên không có vốn để nuôi tiếp phải treo ao. Khoảng nợ xấu 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn cả năm 2013 là do nợ xấu của năm 2013 không thể thu hồi được trong năm phải chuyển sang năm 2014. Ngân hàng cần thắt chặt hơn nữa công tác thu hồi nợ cũng như công tác thẩm định, kiểm tra – kiểm soát khi cho vay.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phụng hiệp giai đoạn 2011 – 62014 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)