Hoạt động tín dụng đối với ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phụng hiệp giai đoạn 2011 – 62014 (Trang 53)

Với phần lớn diện tích đất đai trên địa bàn được sử dụng để trồng trọt như trồng mía, lúa, cam, quýt. Hoạt động trồng trọt kém hiệu quả trong thời gian qua đã làm cho qui mô tín dụng đối với ngành này bị thu hẹp qua từng năm. Khả năng thu hồi nợ và chất lượng tín dụng thì ngày càng xấu đi.

- Qui mô tín dụng: qua bảng số liệu ta thấy qui mô tín dụng đối với ngành trồng trọt có sự sụt giảm về qui mô. Doanh số cho vay năm 2013 thấp hơn năm 2011, mặc dù năm 2012 có sự tăng nhẹ. Đồng thời, dư nợ năm 2013 gần như không có sự tăng trưởng so với năm 2011 thì dư nợ năm 2012 lại tăng nhẹ. Thành phần kinh tế nông nghiệp là thành phần kinh tế chủ yếu trên địa bàn huyện Phụng Hiệp. Từ năm 2011, giá mía chưa đến 900 đồng/kg trong khi đó chi phí trồng mía liên tục tăng làm cho người trồng mía bị thua lỗ. Đầu năm 2012, một phần diện tích đất canh tác lúa và mía kém hiệu quả được chuyển đổi sang trồng cam xoàn, chuối xiêm và bắp lai mang lại lợi nhuận cao hơn. Các khoản tín dụng đối với ngành trồng trọt chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, thời gian thu hồi vốn trong vòng một năm. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, doanh số cho vay đạt 134.037 triệu đồng với dư nợ là 199.315 triệu đồng.

Bảng 4.7 Hoạt động tín dụng đối với ngành trồng trọt từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 tại Ngân hàng. ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

2011 2012 2013 6 tháng đầu 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DSCV 240.157 252.740 201.058 134.037 12.583 5,24 (51.682) (20,45) DSTN 210.535 221.848 233.167 111.973 11.313 5,37 11.319 5,10 Dư nợ 178.468 209.360 177.251 199.315 30.892 17,31 (32.109) (15,34) Nợ xấu 1.275 1.965 2.469 2.460 690 54,12 504 25,65

Nguồn: Phòng tín dụng của Agribank Phụng Hiệp (Ghi chú: DSCV: Doanh số cho vay - DSTN: Doanh số thu nợ)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu

2014

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Từ đầu năm 2014, thực hiện theo đề án 1.000 của UBND tỉnh Hậu Giang, huyện Phụng Hiệp đã vận động người dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích trồng mía của huyện là 8.800 ha, nếu việc chuyển đổi thực hiện đúng theo tiến độ thì diện tích chỉ còn 5.000 ha nhưng sản lượng vẫn đủ để cung cấp mía nguyên liệu cho các nhà máy đường hoạt động.

- Khả năng thu hồi nợ: Qui mô tín dụng đối với ngành trồng trọt có sự thu hẹp qui mô nhưng doanh số thu nợ đối với ngành này tăng lên qua các năm và đạt 233.167 triệu đồng vào năm 2013. Doanh số thu hồi nợ năm 2013 cao hơn qui mô phát vay. Trong năm 2012, người dân trên địa bàn bắt đầu của quá trình chuyển đổi cây trồng nhưng một số hộ dân chuyển đổi từ cây mía kém hiệu quả sang trồng chuối xiêm mang lại thu nhập cao hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ ngân hàng trong công tác thu nợ. Đến năm 2013, qui mô phát vay giảm cùng với đó doanh số thu nợ cũng giảm. Sau khi chuyển đổi cây trồng đạt hiệu quả đã thúc đẩy một số người dân thực hiện chuyển đổi nhưng chưa nắm rõ qui trình cũng như kỹ thuật canh tác mới đã làm cho hoạt động canh tác không đạt hiệu quả và Ngân hàng cũng không thu được nợ. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, doanh số thu nợ đạt 111.973 triệu đồng. Đây là thời điểm thực hiện đề án 1.000, các khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng tranh thủ trả nợ để vay vốn với lãi suất hỗ trợ của đề án.

- Chất lượng tín dụng: Mặc dù qui mô tín dụng cũng như khả năng thu hồi nợ có sự tăng giảm không đều qua các năm làm cho chất lượng tín dụng đang dần xấu đi qua từng năm.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014

Hình 4.12 Tình hình nợ xấu đối với ngành trồng trọt tại Ngân hang từ năm 2011 đến 6 tháng đầu 2014.

Nợ xấu đối với ngành trồng trọt liên tục tăng lên đến năm 2013 đạt đến 2.469 triệu đồng, tăng gấp 2 lần nợ xấu của năm 2011. Mặc dù đây là ngành kinh tế chính của huyện và thực hiện cho vay theo chỉ đạo của NHNN nên một bộ phận người dân lại có tâm lí chủ quan, để nợ quá hạn là chuyện bình thường vì lãi suất thấp. Bên cạnh đó, một số hộ dân thực hiện chuyển đổi cây trồng không đạt hiệu quả nên không thể trả nợ cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phụng hiệp giai đoạn 2011 – 62014 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)