Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phụng hiệp giai đoạn 2011 – 62014 (Trang 50)

Mặc dù mới được chia tách vào năm 2005 nhưng trên địa bàn vẫn có sự hoạt động của một số doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2013, toàn huyện có sự hoạt động của gần 100 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và thương mại – dịch vụ. Hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều biến động qua từng năm.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu

2014

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Hình 4.9 Tình hình tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu 2014.

- Qui mô tín dụng: qui mô tín dụng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp có sự tăng nhanh cả về doanh số cho vay và dư nợ từ năm 2011 đến năm 2013. Qui mô phát vay và dư nợ năm 2013 lần lượt đạt 201.581 triệu đồng và 235.763 triệu đồng. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là kinh doanh thức ăn thủy sản, vật tư nông nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn ít (30 doanh nghiệp) đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả khi không chịu nhiều sức ép cạnh tranh. Qui mô tín dụng đối với đối tượng khách hàng này liên tục được mở rộng, bên cạnh nhu cầu vốn tăng thì Ngân hàng cũng thực hiện theo chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên cho vay phát triển kinh tế của huyện, cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chỉ đạo của UBND huyện góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn. Ngoài ra, các khoản tín dụng đối với nhóm khách hàng này có lãi suất cao hơn các khoản tín dụng được cấp cho cá nhân – hộ sản xuất, mang lại thu nhập cao hơn. Đề án 1.000 được triển khai, nhu cầu vốn đối với nhóm khách hàng này ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2014 tăng cao. Qui mô phát vay 6 tháng đầu năm 2014 đạt 197.536 triệu đồng với dư nợ đạt mức 338.582 triệu đồng. Vốn vay từ Ngân hàng được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa phục vụ nhu cầu từ phía người dân theo qui hoạch của đề án.

Bảng 4.6 Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

2011 2012 2013 6 tháng đầu 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DSCV 116.665 183.231 201.581 197.536 66.566 57,06 18.350 10,01 DSTN 114.666 132.253 167.419 94.717 17.587 15,34 35.166 26,59 Dư nợ 185.867 205.920 235.763 338.582 19.423 10,45 29,843 14,49 Nợ xấu 1.035 1.461 2.107 1.597 426 41,16 646 44,22

Nguồn: Phòng tín dụng của Agribank Phụng Hiệp

- Khả năng thu hồi nợ: khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng đối với nhóm khách hàng này khá tốt khi doanh số thu nợ liên tục tăng lên. Doanh số thu nợ của năm 2013 đạt 167.419 triệu đồng, riêng 6 tháng đầu năm 2014 đạt 94.717 triệu đồng. Doanh số cho vay liên tục tăng lên cùng với đó lãi suất mà Ngân hàng áp dụng liên tục thay đổi làm cho doanh số thu nợ ngày càng tăng lên. Ngoài ra, do đặc tính của đối tượng khách hàng này là kinh doanh nên thời gian luân chuyển vốn tương đối nhanh, đáp ứng tốt yêu cầu thanh toán nợ của Ngân hàng. Trong suốt những năm qua, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đang dần hình thành nhưng số lượng chưa nhiều với hơn 30 doanh nghiệp đang hoạt động trong một số lĩnh vực như xây dựng, tôm giống, vàng bạc và thương mại – dịch vụ.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014

Hình 4.10 Tình hình nợ xấu của doanh nghiệp tại Ngân hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu 2014.

- Chất lượng tín dụng: Mặc dù qui mô tín dụng được mở rộng nhưng chất lượng tín dụng lại có dấu hiệu xấu dần đi qua từng năm. Nợ xấu liên tục tăng lên trong suốt năm 2011, năm 2012 và đạt 2.107 triệu đồng vào năm 2013. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 đã đạt tới con số 1.597 triệu đồng. Nợ xấu liên tục tăng là do một số doanh nghiệp sử dụng vốn vay kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ làm cho Ngân hàng không thể thu hồi được nợ. Bên cạnh đó, một vài doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhưng do địa bàn quá rộng, cán bộ tín dụng không thể quản lý được hết. Doanh nghiệp lập hợp đồng tín dụng để vay vốn nhằm mở rộng cở sở kinh doanh. Cán bộ thẩm định đến thẩm định thì thấy doanh nghiệp đang san lắp mặt bằng để mở rộng kho lưu trữ hàng hóa. Nhưng sau khi giải ngân vốn, cán bộ đến kiểm tra sau khi cho vay phát hiện doanh nghiệp vẫn chưa xây dựng, diện tích đất chỉ mới san lấp chứ chưa tiến hành xây dựng. Ngân hàng tiến hành thu hồi nợ nhưng phần vốn đã giải ngân cho doanh nghiệp đã được doanh nghiệp sử dụng để trả nợ, không thể thu hồi được.

Tóm lại: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng theo thành phần kinh tế chủ yếu là đối với cá nhân – hộ sản xuất và doanh nghiệp. Mặc dù, qui mô tín dụng đối với thành phần kinh tế nào cũng được mở rộng về qui mô, khả năng thu hồi nợ cũng khá tốt nhưng với thành phần kinh tế nào cũng cho thấy chất lượng tín dụng đang dần xấu đi. Số lượng khách hàng thì quá lớn so với số lượng cán bộ tín dụng hiện tại của Ngân hàng chỉ có 4 cán bộ tín dụng phụ trách đến 5 xã và 2 thị trấn. Ngân hàng cần bổ sung thêm nhân sự nhằm kiểm soát địa bàn chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phụng hiệp giai đoạn 2011 – 62014 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)