Phương pháp định giá doanh nghiệp dựa vào hệ số giá trên thu nhập ( PER: Price Earning Ratio)

Một phần của tài liệu Bài giảng tài chính doanh nghiệp 2 (Trang 44)

III. Tổng mức đầu tư 100T/năm

a, Xác định giá trị thực của trái phiếu:

2.2.4. Phương pháp định giá doanh nghiệp dựa vào hệ số giá trên thu nhập ( PER: Price Earning Ratio)

( PER: Price Earning Ratio)

Hệ số giá trên thu nhập là quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường một cổ phiếu với thu nhập (lợi nhuận sau thuế) cuả một cổ phiếu. Nó phản ánh để có được một đồng thu nhập người đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu tiền. Hệ số này càng cao chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả nên thị trường trả giá cao và ngược lại. Trên các Sở GDCK hệ số PE thường được công bố công khai trên thị trường.

Vì vậy, nếu thị trường chứng khoán hoạt động ổn định và có hiệu quả, hệ số PE phản ánh đúng đắn tương quan giữa giá thị trường và thu nhập của cổ phiếu thì doanh nghiệp có thể sử dụng nó để xác định giá trị doanh nghiệp theo công thức:

V = Pr x PER Trong đó:

V là giá trị doanh nghiệp

Pr là lợi nhuận sau thuế bình quân dự kiến đạt được hàng năm. PER là hệ số giá trên thu nhập.

Vắ dụ: Một công ty cổ phần dự tắnh đạt được trong tương lai số lợi nhuận sau thuế

hàng năm là 500 triệu đồng. Công ty đạt lợi nhuận trung bình trong những năm gần nhất là 400 triệu đồng một năm, công ty có 200.000 cổ phần. Giá bán một cổ phần trên thị trường ở thời điểm hiện hành là 60.000đ.

Giá trị doanh nghiệp được xác định như sau: - Lợi nhuận trên một cổ phần:

400.000.000

đ = 2.000đ

200.000 - Hệ số giá trên thu nhập:

60.000đ

= 30 2.000đ

- Giá trị doanh nghiệp: 500.000.000đ x 30 = 15.000.000.000đ

Ưu điểm của phương pháp này là có thể xác định một cách nhanh chóng giá trị doanh nghiệp, từ đó có các quyết định lịp thời trong việc mua bán doanh nghiệp. Vì vậy, nó cũng được sử dụng khá phổ biến tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển.

Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là ở chỗ sử dụng giá trị thị trường để ước định giá trị doanh nghiệp. Nếu giá cả thị trường của cổ phiếu biến động do các yếu tố đầu cơ hay lũng đoạn thị trường thì việc xác định giá trị doanh nghiệp khó đảm bảo sự chắnh xác. Phương pháp này cũng không đưa ra được các cơ sở lý thuyết rõ ràng giúp các nhà đầu tư phân tắch, đánh giá về khả năng tăng trưởng hay rủi ro tác động tới giá trị doanh nghiệp, vì vậy nó mang tắnh kinh nghiệm.

Tóm lại, xác định giá trị doanh nghiệp là một việc làm rất phức tạp. Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định giá trị doanh nghiệp. Mỗi phương pháp định giá doanh nghiệp đều dựa trên những căn cứ cũng như được nhìn nhận từ những góc độ khác nhau. Vì vậy sử dụng phương pháp nào trong xác định giá trị doanh nghiệp cũng cần xem xét kỹ các mặt ưu điểm và nhược điểm của nó, phù hợp với những điều kiện cụ thể mà cả người bán và người mua doanh nghiệp có thể chấp nhận được. Sự phối hợp giữa các phương pháp để xác định gắa trị doanh nghiệp với sự nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau là sẽ các thông tin cần thiết giúp cho việc xác định đúng đắn giá trị doanh nghiệp trên thị trường.

Một phần của tài liệu Bài giảng tài chính doanh nghiệp 2 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w