III. Tổng mức đầu tư 100T/năm
2.2.1. Phương pháp định giá theo giá trị nội tại (giá trị tài sản ròng(thuần))
Phương pháp này dựa trên cơ sở cho rằng giá trị doanh nghiệp là tổng số số học giá trị các tài sản hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Vì vậy, giá trị nội tại của doanh nghiệp là tổng giá trị được đánh giá của các bộ phận cấu thành tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo phương pháp kế toán hiện hành
Giá trị doanh nghiệp
(Giá trị tài sản ròng) = Tổng giá trị tài sản hiện có - Các khoản nợ Vo = VT - VN Trong đó:
V0 là giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp.
VT là tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh. VN là giá trị các khoản nợ.
Tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, bao gồm giá trị các tài sản lưu động, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chắnh ngắn hạn và dài hạn. Giá trị các tài sản trên đã được điều chỉnh và đánh giá lại theo giá hiện hành ở thời điểm đánh giá. Còn các khoản nợ của doanh nghiệp gồm các khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn, các khoản phải trả cho khách hàng, cho công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, các khoản nợ khác. Các khoản nợ được phản ánh ở phần nguồn vốn hình thành trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Giá trị của doanh nghiệp được xác định theo phương pháp trên được gọi là giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Nó phản ánh giá trị thực chất, giá bán từng phần các tài sản hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp ở thời điểm định giá, không tắnh đến giá trị các tài sản vô hình.
Căn cứ để xác định giá trị theo phương pháp trên là các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan; các báo cáo kế toán hàng năm của doanh nghiệp trong những năm gần nhất, các báo cáo kiểm kê tài sản, vật tư hàng hoá, tiền vốn; các biên bản đối chiếu công nợ; các hợp đồng liên doanh liên kết (nếu có); các tài liệu khác về đầu tư tài chắnh.
Ưu điểm:
Phản ánh đúng đắn và trực quan giá trị của các tài sản hiện có của doanh nghiệp theo giá trị hiện hành ở thời điểm đánh giá. Vì thế nó được coi là một căn cứ quan trọng để thương lượng giao dịch giữa người bán và người mua hoặc khi tiến hành thanh lý, giải thể doanh nghiệp.
Hạn chế:
- Định giá doanh nghiệp theo giá trị nội tại dựa trên nhận định rằng giá trị các tài sản hiện có của doanh nghiệp ngang bằng với một số lượng vốn tiền tệ nhất định mà doanh nghiệp có thể sử dụng ngay được.Nhưng trên thực tế nếu sau khi chuyển nhượng, người mua thực hiện việc chuyển các tài sản đó sang dạng tiền tệ để sẵn sàng sử dụng vào một mục đắch nào đó thì họ sẽ chịu sự điều tiết bởi thuế hoặc có các chi phắ phát sinh và chỉ thu hồi được phần giá trị nhỏ hơn số tiền đã bỏ ra để mua các tài sản đó.
- Phương pháp này mới chỉ xem xét giá trị doanh nghiệp ở trạng thái tĩnh, chưa tắnh đến khả năg sinh lời trong tương lai. Vì vậy chưa tạo được sự hấp dẫn đối với người đầu tư.
- Phù hợp với lợi ắch của người bán hơn là lợi ắch của người mua doanh nghiệp.