III. Tổng mức đầu tư 100T/năm
2.1.2. Giá trị doanh nghiệp và căn cứ để định giá doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tư cách pháp nhân, được tổ chức để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định với mục đắch công ắch hoặc thu lợi nhuận. Trong trường hợp được đưa ra trao đổi, mua bán dù bất kỳ hình thức nào (như thanh lý, chuyển nhượng, sáp nhập, cổ phần hoá...) cũng được coi như một hàng hoá có giá trị và giá trị sử dụng. Tuy nhiên cần thấy doanh nghiệp là một loại hàng hoá đặc biệt, bởi vì doanh nghiệp là một hệ thống phức tạp của nhiều yếu tố cấu thành và mối liên hệ giữa chúng. Có những yếu tố vật chất (các tài sản hữu hình) song cũng có các yếu tố phi vật chất (các tài sản vô hình). Giá trị của các yếu tố cấu thành tài sản của doanh nghiệp lại luôn thay đổi theo thời gian. Hơn nữa tắnh đặc thù của từng doanh nghiệp tương đối rõ rệt, giữa các doanh nghiệp thường có sự khác biệt đáng kể. Vì thế giá trị doanh nghiệp, đúng hơn là giá trị các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp không phải là mức hao phắ lao động xã hội mà chỉ là mức hao phắ lao động cá biệt. Do đó giá cả doanh nghiệp cũng chỉ là mức giá cả cá biệt, có cơ sở là giá trị cá biệt. Muốn xác định mức hao phắ lao động xã hội để làm căn cứ trao đổi, mua bán Ộhàng hoá doanh nghiệpỢ trên thị trường thì không thể đơn giản lấy tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đã được kiểm kê, đánh giá để xác định giá cả trao đổi (mặc dù đó là một căn cứ rất quan trọng) mà còn phải xuất phát từ yêu cầu của các quy luật sản xuất và
lưu thông hàng hoá như: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và đặc biệt là quy luật lợi nhuận của nền kinh tế thị trường.
Trong diều kiện tiền tệ ổn định, cung cầu ăn khớp thì yêu cầu cơ bản của quy luật giá trị là giá trị hàng hoá phải được xác định trên cơ sở hao phắ lao động xã hội cần thiết và sự trao đổi ngang giá. Giá cả hàng hoá được xác định trên cơ sở giá trị hàng hoá và luôn xoay quanh giá trị. Tuy nhiên, trên thực tế khi cung cầu không cân bằng thì không thể hoàn toàn dựa vào giá trị hàng hoá để xác định giá cả hàng hoá. Quy luật cung cầu đòi hỏi nơi nào cung nhiều, cầu ắt thì hàng hoá dù có giá trị cao cũng phải hạ thấp giá bán mới bán được. Ngược lại khi cầu nhiều cung ắt thì hàng hoá dù có giá trị thấp nhưng do cung không đủ cầu nên giá cả hàng hóa vẫn tăng lên. Đặc biệt khi lưu thông tiền tệ rối loạn, phá vỡ quan hệ cung cầu thì không một hàng hoá nào có mức giá cả phản ánh đúng giá trị của nó. Vì vậy khi xác định giá trị doanh nghiệp không thể bỏ qua việc xem xét mối quan hệ giữa cung và cầu Ộ hàng hoá doanh nghiệpỢ trên thị trường.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường quy luật lợi nhuận không chỉ phân phối định hướng hoạt động cho các quy luật khác mà còn luôn chi phối mọi doanh nghiệp. Lợi nhuận và đặc biệt là lợi nhuận cao luôn là mục đắch hàng đầu của mọi người linh doanh và là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh, quy luật lợi nhuận tự phát điều tiết mục đắch đầu tư giữa các doanh nghiệp để rồi xác lập một thế bình quân tạm thời trong lợi nhuận thu được giữa các doanh nghiệp. Khi các điều kiện cạnh tranh thay đổi, doanh nghiệp nào có ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ, trình độ quản lý và đội ngũ lao động lành nghề...sẽ có điều kiện vươn lên đánh bại các đối thủ cạnh tranh và dành được lợi nhuận siêu ngạch trên thị trường. Khả năng thu lợi nhuận và đặc biệt là lợi nhuận cao trong tương lai là mối quan tâm hàng đầu của người đầu tư và cũng là một căn cứ quan trọng để xác định giá trị doanh nghiệp trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, việc định giá giá trị của hàng hoá cũng không thể bỏ qua lợi ắch thực sự của nó. Điều đó có nghĩa là để xác định giá trị doanh nghiệp cũng cần xét đến giá trị sử dụng của hàng hoá này. Rõ ràng đối với doanh nghiệp lợi ắch của người đầu tư (người mua doanh nghiệp) không phải chỉ là để sở hữu giá trị của các tài sản hiện hành được mua mà quan trọng hơn chắnh là khả năng thu được lợi nhuận trong tương lai. Khả năng này không chỉ phụ thuộc ở khả năng thu lợi nhuận trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như uy tắn của doanh nghiệp, bắ quyết kinh doanh, ngành
nghề kinh doanh và khả năng mở rộng thị trường (gọi chung là lợi thế thương mại), sự tác động của các chắnh sách kinh tế của nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai... Nói một cách khác đó là sự đánh giá lợi ắch thực sự của doanh nghiệp trên cơ sở các hiểu biết sâu sắc về nó trong một môi trường nhất định. Vì vậy, từ góc độ của người đầu tư có thể nói rằng giá trị doanh
nghiệp chắnh là biểu hiện bằng tiền của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh.
Tóm lại, những vấn đề nêu trên là những căn cứ quan trọng để xem xét định giá doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là khi xác định giá trị doanh nghiệp phải xem xét một cách toàn diện các yếu tố cấu thành giá trị doanh nghiệp. Đó chắnh là giá trị các tái sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nhưng giá trị doanh nghiệp muốn được xã hội thừa nhận phải được biểu hiện thông qua trao đổi. Đó là mức giá cả mà người mua và người bán đều chấp nhận được, chịu sự chi phối bởi các quan hệ cung cầu trên thị trường ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Đồng thời việc xác định giá trị doanh nghiệp cũng cần được xem xét trong mối quan hệ đan xen, tác động qua lại lẫn nhau giữa giá trị và giá trị sử dụng của nó, giữa lợi ắch của người bán và người mua trên thị trường.
- Hai cách tiếp cận để định giá DN:
+ Đánh giá giá trị các tài sản và giá trị của yếu tố tổ chức - các mối quan hệ. + Lượng hóa các khoản thu nhập mà DN mang lại cho nhà đầu tư.