Mua lại cổ phiếu

Một phần của tài liệu Bài giảng tài chính doanh nghiệp 2 (Trang 60)

III. Tổng mức đầu tư 100T/năm

a, Xác định giá trị thực của trái phiếu:

3.4.2 Mua lại cổ phiếu

Mua lại cổ phiếu là việc một công ty tiến hành mua lại toàn bộ, hoặc một phần số cổ phiếu do chắnh công ty đã phát hành đang thuộc sở hữu cá nhân của các cổ đông nhằm đạt mục đắch nhấy định. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, quyết định mua lại cổ phiếu của công ty thường xuất phát từ các ký do chủ yếu sau:

Thứ nhất, nhằm truyền đạt những thông tin nội bộ xác thực ra thị trường:

Trong điều kiện luôn tồn tại sự bất cân xứng về thông tin giữa các nhà đầu tư và các thành viên trong ban lãnh đạo, điều hành công ty; do vậy, một trong những phương thức để truyêng đạt các thông tin xác thực về công ty đến thị trường là việc mua lại cổ phiếu của công ty. Thông báo mua lại cổ phiếu của công ty có thể phản ánh những dự tắnh của Hội đồng quản trị về triển vọng tương lai của công ty. Vắ dụ, khi công ty đã đạt đến giai đoạn chắn muồi trong chu kỳ tăng trưởng của ngành, các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời cao trở nên khan hiếm hơn. Lúc này công ty có thể không cần giữ lại lợi nhuận tái đầu tư nữa, mà dùng nó mua lại cổ phiếu đang lưu hành, nhằm thu hẹp quy mô vốn (để thu hẹp quy mô vốn, công ty có thể sử dụng lợi nhuận để chia cổ tức cho các cổ đông), giảm bớt gánh nặng đối với số cổ tức tiềm năng phải trả cho cổ đông trong tương lai. Hoặc khi xuất hiện những thông tin thất thiệt về công ty, gây hoang mang trong các nhà đầu tư, dẫn tới sự sụt giá cổ phiếu của công ty trên thị trường. Trong tình hình đó, một quyết định đưa ra về mua

lại cổ phiếu của công ty với giá cao hơn giá thị trường là điều cần thiết để củng cố lòng tin, tạo sự an tâm trong các nhà đầu tư.

Thứ hai, để thay đổi cơ cấu vốn của công ty

Quyết định phương án mua lại cổ phiếu đồng nghĩa với việc chấp nhận thu hẹp vốn cổ phần của các chủ sở hữu.Với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên, việc giảm bớt vốn chủ sở hữu sẽ làm cho hệ số nợ và tỷ lệ nợ trên vốn chủ tăng lên. Đặc biệt, nếu công ty sử dụng tiền vay để mua lại cổ phiếu, sẽ dẫn tới sự thay đổi rất lớn trong cơ cấu vốn của công ty.

Thứ ba, để thay đổi cấu trúc sở hữu của công ty:

Khi công ty mua lại cổ phiếu, những cổ đông nào bán lại toàn bộ hoặc một phần số cổ phiếu của mình đang nắm giữ cho công ty, điều đó đồng nghĩa với việc cổ đông không còn sở hữu cổ phần trong công ty nữa hoặc tỷ lệ sở hữu của họ bị giảm đi. Do đó, một chương trình mua lại cổ phiếu phổ thông có thể điều chỉnh lại tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông và theo đó, tác động đến cấu trúc sở hữu trong công ty. Vì vậy, mua lại cổ phiếu được sử dụng như một chiến thuật phòng vệ chống lại âm mưu thâu tóm công ty. Trong trường hợp có nguy cơ xảy ra một vụ thâu tóm công ty, Hội đồng quản trị hoặc các thành viên chủ chốt trong công ty có thể quyết định không bán lại cổ phần của họ trong một vụ chào mua để tăng sự tập trung sức mạnh khi bỏ phiếu. Đồng thời, khi một cổ đông muốn bán lại cổ phiếu thì mức giá đăng ký (giá thấp nhất có thể chấp nhận được) của người đó không được vượt mức giá chào mua lại. Do đó khi một đối tượng dự định tấn công vào công ty sẽ phải đưa ra mức giá cao hơn thì mới có thể thu hút đủ số cổ phần nhằm hoàn thành vụ thâu tóm công ty.

Thứ tư, để tối thiểu hóa các khoản thuế

Thuế có thể là một lý do quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu của công ty. ở một số nước, cách xử lý thuế trong trường hợp mua lại cổ phiếu phổ thông và trả cổ tức bằng tiền có sự khác nhau. Đối với cổ đông, cổ tức bằng tiền bị đánh thuế như một khoản thu nhập thông thường, trong khi thu nhập từ chênh lệch giữa giá bán lại cổ phiếu cho công ty phát hành với giá mua cổ phiếu lúc ban đầu lại được xử lý như một khoản lãi vốn. Do thuế suất đánh vào thu nhập là cổ tức và thu nhập là lãi vốn có sự chênh lệch, điều này có sự tác động đến quyết định lựa chọn giữa hai phương án phân phối tiền của công ty.

Khi quyết định mua lại cổ phiếu phổ thông, các công ty có thể lực chọn một trong các hình thức chủ yếu sau:

- Đặt mua với gắa cố định

- Mua lại cổ phiếu trên thị trường mở - Mua lại cổ phiếu theo hình thức đấu giá - Phân phối quyền bán có thể chuyển nhượng

* Đặt mua với giá cố định: là hình thức công ty mua lại cổ phiếu đang lưu hành của mình trên cơ sở thông báo công khai số lượng cổ phiếu cần mua, thời hạn kết thúc chương trình mua và mức giá mua xác định. Mức gắa được công ty đưa ra

trong chương trình mua lại cổ phiếu với giá ấn định điển hình thường cao hơn mức giá hiện hành trên thị trường.

* Mua lại cổ phiếu trên thị trường mở: là hình thức công ty mua lại một phần số cổ phiếu đang lưu hành của mình trong một khoảng thời gian dài trên cơ sở giá thị trường. Do thời gian thực hiện chương trình mua lại cổ phiếu có thể kéo dài hàng tháng, hoặc hàng năm với mức giá thị trường. Vì vậy hình thức này mang tắnh chất đột ngột hơn và hiệu quả của hình thức này có thể thấp hơn hình thức chào mua công khai với giá cố định. Tuy nhiên, hình thức này giúp công ty có thể tiết kiệm được chi phắ mua lại, do không phải đưa ra mức giá cao hơn giá thị trường để thu hút các cổ đông hiện hành. Hình thức này thường được các công ty đưa ra sau khi cổ phiếu của các công ty đó vừa trải qua thời kỳ sụt giá trên thị trường.

* Mua lại cổ phiếu theo hình thức đấu giá: là hình thức mua lại cổ phiếu đang lưu hành, trong đó công ty xác định một biên độ giá mua cổ phiếu và tổng số cổ phiếu dự định mua lại. Mỗi cổ đông quan tâm đến chương trình chào mua sẽ gửi cho công ty một đề nghị bán lại với số lượng cổ phiếu và mức giá bán tối thiểu mà họ có thể chấp nhận được (giá này nằm trong biên độ giá công ty đã xác định). Công ty tập hợp các đề nghị chào bán và sắp xếp theo thứ tự giá chào bán tối thiểu từ thấp đến cao, sau đó trả mức giá thấp nhất có thể mua được số lượng cổ phiếu mong muốn.

* Phân phối quyền bán có khả năng chuyển nhượng là hình thức mua lại cổ phiếu, trong đó cổ đông có quyền bán lại cổ phiếu cho công ty ở một mức giá xác định, trong một khoảng thời gian nhất định trước thời điểm đáo hạn. Những cổ đông không muốn thực hiện quyền bán lại có thể giao dịch các quyền chọn bán trên thị trường thứ cấp được lập ra với mục đắch này. Theo đó, các cổ đông có giá đăng ký bán lại cổ phiếu cao có thể bán quyền cho các cổ đông có giá đăng ký bán thấp để thu một khoản tiền.

* Mua lại cổ phiếu mục tiêu: là hình thức mua lại cổ phiếu nhằm vào một nhóm cổ đông xác định. Mục đắch của chiến lược mua lại cổ phiếu mục tiêu tùy thuộc vào đối tượng của chương trình mua lại cổ phiếu. Thông thường giá đề nghị mua lại cổ phiếu thường cao hơn so với giá thị trường trung bình. Nếu đối tượng mua lại cổ phiếu là các cổ đông nhỏ thì mục địch của chiến lược mua lại cổ phiếu theo mục tiêu này là tiết kiệm chi phắ cho việc phục vụ các tài khoản nhỏ. Trong trường hợp giá cổ phiếu của công ty bị giảm sút mạnh trên thị trường và có dấu hiệu các nhà đầu tư ồ ạt bán cổ phiếu ra thị trường, để ngăn ngừa sự sụt giảm nghiêm trọng, công ty có thể tiến hành mua lại cổ phần nhằm tạo ra nhu cầu, do đó đẩy giá cổ phiếu lên. Công ty cũng có thể mua lại cổ phiếu để tái cơ cấu nguồn vốn. Với việc công ty mua lại cổ phiếu thì hệ số vốn chủ sở hữu sẽ giảm xuống, hệ số nợ sẽ tăng lên. Công ty cũng có thể tiến hành mua lại cổ phiếu theo lô lớn nhằm ngăn chặn sự thâu tóm đối với công ty. Ngoài ra, khi công ty có nhiều lợi nhuận nhưng lại thiếu các cơ hội đầu tư hiệu quả, trong trường hợp này, thay vì trả cổ tức thì các công ty cũng có thể thực hiện mua lại cổ phiếu thường đang lưu hành.

Lưu ý: Các cổ phiếu của công ty được công ty mua lại trên thị trường chứng

khoán được gọi là cổ phiếu quỹ. Cổ phiếu quỹ không còn các quyền của cổ phiếu đang lưu hành, trong đó có quyền nhận cổ tức. Bởi trả cổ tức cho cổ phiếu quỹ là việc công ty trả cổ tức cho chắnh mình, điều đó là vô nghĩa. Công ty chỉ nắm giữ cổ phiếu quỹ trong thời hạn ngắn. Giao dịch mua cổ phiếu quỹ phản ánh sự giảm đi nhất thời của tổng vốn cổ phần cổ đông. Cổ phiếu quỹ không phải là tài sản của công ty, khi công ty mua cổ phiếu quỹ thì vốn cổ phần cổ đông bị giảm đi. Nếu công ty dùng cổ phiếu quỹ để trả cổ tức thì thực chất không phải là phát hành thêm cổ phiếu mới, không phải là sự vốn hóa từ lợi nhuận giữ lại sang vốn góp cổ phần, mà chỉ là hình thức bán cổ phiếu quỹ cho cổ đông cũ thay trả cổ tức bằng tiền mặt. Do vậy, khi công ty thực hiện mua lại cổ phiếu sẽ làm giảm số cổ phần đang lưu hành và số vốn cổ phần thường bị giảm xuống, Điều này dẫn tới chỉ tiêu thu nhập trên một cổ phần và tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần sẽ tăng lên.

Tóm lại, chiến lược trả cổ tức bằng cổ phiếu và mua lại cổ phiếu đều được sử dụng như những công cụ mang tắnh báo hiệu, nhằm truyền đạt những thông tin nhất định. Tuy nhiên, việc áp dụng hai công cụ này có thể được thực hiện trong những điều kiện khác nhau với mục đắch cuối cùng là truyền đạt những thông tin với chi phắ thấp nhất cho công ty. Vắ dụ, khi chr có sự khác biệt nhỏ giữa giá trị nội tại của công ty và giá cổ phiếu của công ty đó trên thị trường thì biện pháp trả cổ tức sẽ được sử dụng đến. Ngược lại, nếu khoảng cách chênh lệch này quá lớn, để thị trường có sự điều chỉnh phù hợp, công ty cần phải thực hiện trả cổ tức với một tỷ lệ cao, tức là chi phắ truyền đạt thông tin trong tình huống này là quá cao. Do vậy thay vì trả cổ tức, công ty có thể tiết kiệm chi phắ thông qua sử dụng hình thức mua lại cổ phiếu.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Chắnh sách cổ tức có tác động như thế nào đến giá trị công ty, xét trên cả hai phương diện thực tiễn và lý thuyết? Cho vắ dụ minh họa

2. Công ty nên theo đuổi chắnh sách cổ tức như thế nào? Tại sao phải như thế? 3. Giải thắch tại sao ở những nước có thị trường tài chắnh mới phát triển như

Việt Nam, các công ty thường theo đuổi chắnh sách chi trả cổ tức cao? Chắnh sách như vậy có nhữn ưu nhược điểm gì trước mắt và lâu dài?

4. Chắnh sách trả cổ tức sau đầu tư được thực hiện như thế nào? Chắnh sách này có ưu, nhược điểm gì? Làm sao khắc phục được những nhược điểm đó ?

Một phần của tài liệu Bài giảng tài chính doanh nghiệp 2 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w