Xây dựng kế hoạch và chiến lược kiểm toán

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty TNHH kiểm toán Việt Mỹ (Trang 80)

Dựa trên BCKT năm trước được đánh giá theo ý kiến chấp nhận toàn phần, nên Công ty nhận thấy rằng hệ thống KSNB của khách hàng là chặt chẽ, vì vậy, KTV không đi sâu vào tìm hiều hệ thống KSNB.

Trưởng nhóm kiểm toán bắt đầu xây dựng kế hoạch và chiến lược cho cuộc kiểm toán. Mỗi thành viên trong nhóm kiểm toán phải ký xác nhận đã đọc đầy đủ trước khi bắt đầu công tác kiểm toán, xa hơn nữa nó cũng xác nhận tính độc lập của mỗi thành viên đối với khách hàng và phù hợp với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

và các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp do IFAC ban hành cũng như các yêu cầu theo luật pháp của quốc gia và đạo đức nghề nghiệp của tổ chức kế toán mà mỗi thành viên của nhóm kiểm toán là hội viên.

Kế hoạch và chiến lược kiểm toán được xây dựng cho toàn bộ cuộc kiểm toán BCTC, tuy nhiên, do chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu về kiểm toán TSCĐ, nên có một vài phần bị lược bỏ.

Bảng 2.5: Kế hoạch và chiến lược kiểm toán

A Chiến lƣợc kiểm toán

1.Phạm vi kiểm toán: các nội dung trong các tiêu đề dưới đây là các điều khoản

của hợp đồng kiểm toán, các yêu cầu pháp lý cụ thể và ảnh hưởng của nó đến hợp đồng kiểm toán.

1.1 Các điều khoản của hợp đồng kiểm toán

Hợp đồng kiểm toán số: 201303026N1 Ngày: 26/03/2013

Báo cáo tài chính được yêu cầu kiểm toán: Báo cáo tài chính năm 2012 Kỳ kế toán được yêu cầu kiểm toán: báo cái tài chính năm 2012

Các chuẩn mực được sử dụng để lập báo cáo tài chính: chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS

1.2 Xem xét tính độc lập: KTV và Công ty kiểm toán không có vấn đề gì ảnh

hưởng tới tính độc lập khi thực hiện hợp đồng này.

2. Môi trƣờng kinh doanh và pháp luật: nội dung trong phần này là các thay đổi

về điều kiện công nghiệp, cấu trúc và hoạt động của đơn vị, các thay đổi về yêu cầu báo cáo và yêu cầu của luật pháp và các tác động của nó tới cuộc kiểm toán.

2.1 Các thay đổi trong môi trƣờng kinh doanh: không có

2.2 Các thay đổi trong cơ cấu quản lý và hoạt động kinh doanh của đơn vị:

2.3.Các thay đổi trong hệ thống kế toán, chuẩn mực và các quy định lập BCTC: không có

3.Các vấn đề cụ thể của đơn vị: Nội dung trong phần này là các chi tiết về đơn vị

bao gồm thông tin cơ bản, bản chất của hoạt động kinh doanh và các vấn đề cụ thể khác có thể ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán.

3.1 Các vấn đề từ việc xem xét HSKT năm trƣớc và HSKT: không có

3.2 Các vấn đề cụ thể khác của đơn vị bao gồm các trƣờng hợp đặc biệt, các hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức: không có

3.3.Phạm vi sử dụng công việc của kiểm toán nội bộ, các chuyên gia, các KTV và các tổ chức dịch vụ khác: không sử dụng

4. Các mục tiêu báo cáo, lịch trình kiểm toán và các yêu cầu về trao đổi thông tin: Nội dung trong phần này là các khung thời gian, bản chất của các báo cáo phát

hành và kết quả của các cuộc họp với Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị.

4.1 Bản chất và thời điểm của báo cáo bao gồm các yêu cầu báo cáo cụ thể và thời điểm hoàn tất báo cáo: Báo cáo phát hành nhằm báo cáo tình hình hoạt động

của Công ty với các thành viên góp vốn và nộp cho các cơ quan quản lý theo quy định. Thời hạn trước tháng 03/2011

4.2 Các yêu cầu kiểm toán cụ thể bao gồm tham dự kiểm kê TSCĐ, các xác nhận độc lập, công tác ở những vùng xa xôi: không có

4.3 Thông tin đƣợc phát hành cùng với BCTC: Báo cáo được phát hành cùng với

BCTC là Báo cáo Ban giám đốc và BCKT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4 Các vấn đề cân nhắc đặc biệt bao gồm sự phù hợp của giả định khả năng hoạt động kinh doanh liên tục và các giải trình cụ thể: Công ty phù hợp với giả

định hoạt động liên tục

4.5 Báo cáo cho KTV của Tập đoàn: Có, các quan hệ với các bên liên quan. 5. Hƣớng của cuộc kiểm toán: Nội dung trong phần này là các vấn đề có ảnh

hưởng đến hướng của cuộc kiểm toán.

5.2 Xác định các rủi ro chính bao gồm các rủi ro có sai sót trọng yếu, gian lận và ảnh hƣởng của nó đến việc hƣớng dẫn, giám sát và soát xét của cuộc kiểm toán: Doanh thu có thể bị ghi nhận khống và chi phí ghi thiếu vì không đạt kế

hoạch lợi nhuận trong năm.

5.3 Đánh giá sơ bộ về khả năng dựa vào hệ thống KSNB bao gồm môi trƣờng kiểm soát, quá trình đánh giá rủi ro, các hệ thống thông tin và các trao đổi, các hoạt động kiểm soát và giám sát: Hệ thống KSNB tốt.

B. Kế hoạch kiểm toán

1.Thủ tục phân tích sơ bộ: Doanh thu có thể bị ghi nhận không và chi phí ghi

thiếu vì không đạt kế hoạch lợi nhuận trong năm.

2.Xem xét sơ bộ rủi ro bao gồm rủi ro về gian lận: Doanh thu có thể bị ghi nhận

không và chi phí ghi thiếu vì không đạt kế hoạch lợi nhuận trong năm.

3.Kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán: Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê:

chọn ngẫu nhiên.

C. Quản trị và dự kiến thời gian 1.Nhóm kiểm toán

Họ tên Vị trí Công việc thực hiện

Đinh Hồng Đức Giám đốc Chỉ đạo cuộc kiểm toán

Nguyễn Văn Nam Trưởng phòng kiểm toán Giám sát công việc

Phan Thị Minh Hoàng KTV Thực hiện kiểm toán

Hồ Thanh Tuấn Trợ lý Trợ lý cho KTV

Nguyễn Thị Hồng Vân Trợ lý Trợ lý cho KTV

Lã Thị Tuyết Chinh Trợ lý Trợ lý cho KTV

2.Dự kiến thời gian

Ngày bắt đầu kiểm toán 28/03/13

Đồng thời Công ty kiểm toán cũng yêu cầu bộ phận kế toán của khách hàng cung cấp những tài liệu sau

- Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết liên quan đến TSCĐ;

- Danh sách chi tiết TSCĐ tăng, thanh lý, chuyển nhượng, giảm khác trong kỳ theo từng loại;

- Bảng tổng hợp TSCĐ phản ánh số dư đầu năm, phát sinh tăng, giảm trong kỳ, số cuối kỳ của nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của từng TSCĐ theo từng loại TSCĐ;

- Bảng khấu hao TSCĐ trong kỳ;

- Bản kê chi tiết chi phí xây dựng cơ bản được tập hợp theo từng công trình, từng TSCĐ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các chứng từ, hợp đồng mua sắm TSCĐ;

- Các biên bản đánh giá TSCĐ khi bàn giao, thanh lý, chuyển nhượng.

2.3.2. Thực hiện kế hoạch và chương trình kiểm toán

2.3.2.1. Thử nghiệm kiểm soát

Tìm hiều và đánh giá hệ thống KSNB đối với TSCĐ và CPKH

Mục tiêu: Xem xét sự hữu hiệu của hệ thống KSNB đối với TSCĐ và CPKH

trong doanh nghiệp.Dựa trên kết quả của việc tìm hiểu, KTV sẽ đưa ra đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát, thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát thích hợp.

KTV tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty Hoa Sen Vàng thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn sau:

Bảng2.6: Câu hỏi phỏng vấn về hệ thống KSNB

Câu hỏi Trả lời Ghi

chú Không

1. Khi nhận TSCĐ có lập biên bản bàn giao không ? X 2. Có lập hệ thống sổ sách kế toán và thẻ theo dõi TSCĐ tại đơn

vị hay không ?

3. Người phê chuẩn việc mua săm, thanh lý TSCĐ có khác với người ghi sổ hay không ?

X

4. Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắm TSCĐ hay không ?

X

5. Doanh nghiệp có thường xuyên đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ cái TSCĐ hay không ?

X

6. Doanh nghiệp có kiểm kê định kỳ TSCĐ hay không ? X 7. Khi nhượng bán, thanh lý TSCĐ đơn vị có thành lập hội đồng

thanh lý bao gồm các thành viên theo quy định hay không ?

X

8. Có chính sách phân biệt giữa các khoản chi sẽ tăng nguyên giá TSCĐ hay tính vào chi phí trong niên độ hay không?

X

9. Có lập báo cáo định kỳ về TSCĐ không được sử dụng hay không?

X

10.Việc phân loại TSCĐ có được thực hiện theo quy định không? X 11.Hằng năm Công ty có đăng ký với cơ quan khấu hao thuế

không?

X

12.Việc trích khấu hao tại đơn vị có được thực hiện theo chu kỳ không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

X

13.Việc trích khấu hao có được thực hiện theo nguyên tắc khấu hao TSCĐ hay không?

X

14.Có lập hệ thống sổ sách kế toán theo dõi khấu hao và hao mòn TSCĐ tại đơn vị không?

X

Nhận xét: Theo như kết quả của bảng câu hỏi mà KTV phỏng vấn kế toán

Công ty, ta thấy rằng hệ thống KSNB đối với TSCĐ và CPKH được thực hiện dựa trên các công cụ kiểm soát như: biên bản bàn giao TSCĐ, sổ sách theo dõi chi tiết, các dự toán về ngân sách, việc kiểm kê định kỳ, việc áp dụng các chuẩn mực…KTV nhận thấy Hoa Sen Vàng đã đáp ứng được những yêu cầu KSNB về khoản mục

TSCĐ và CPKH, điều đó cho thấy hệ thông KSNB của Công ty khá chặt chẽ, được thực hiện tốt, đảm bảo tính hiệu quả cao.

Sau khi tìm hiểu hệ thống KSNB tại đơn vị khách hàng, do nhận thấy hệ thống KSNB được vận hành tốt dựa trên HSKT năm trước cũng như bảng phỏng vấn đã thực hiện, KTV bỏ qua việc đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát cũng như thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thực hiện ngay những thử nghiệm cơ bản đã được thiết kế.

Công ty tiếp tục tiến hành những thủ tục kiểm tra khoản mục TSCĐ. Các công việc quan trọng khi tiến hành kiểm toán TSCĐ bao gồm: kiểm tra bộ hồ sơ về TSCĐ, KTV phải lưu ý tới các khoản tăng giảm trong năm, kiểm tra những quyết định thanh lý nhượng bán, tính toán lại những khoản khấu hao và phân bổ khấu hao trong năm, kiểm tra xem việc tính khấu hao có tuân theo những quy định và chế độ kế toán hiện hành hay không.

2.3.2.2. Thử nghiệm cơ bản

Thủ tục phân tích

Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân của những biến động trong nguyên giá và giá trị HMLK. Nếu có biến động bất thường, cần đưa ra nguyên nhân hợp lý, từ đó nhận xét việc sử dụng TSCĐ của đơn vị.

Trong thủ tục phân tích, KTV sẽ tiến hành việc so sánh giữa số liệu kế hoạch và số liệu thực hiện được, số liệu thực tế năm nay và số liệu thực tế năm trước nhằm đánh giá mức độ phù hợp trong việc sử dụng TSCĐ của đơn vị.

Sau khi tính toán và đối chiếu, KTV sẽ lập giấy tờ làm việc để thể hiện thủ tục phân tích đã được thực hiện.

Initials Date Client : Công ty TNHH Sản xuất và Thương Mại Hoa Sen vàng Prepared by Hoang 27/03/2013

Period ended : 31/12/2012 Manager Nam

Subject : Thủ tục phân tích Chỉ tiêu số Hoàn tất Lập kế hoạch Thực tế năm nay Chênh lệch so với thực tế năm trƣớc %

Dự tính năm nay Chênh lêch so với thực tế năm trƣớc % Thực tế năm trƣớc II. Tài sản cố định 220 2,993,945,240 390,712,457 0.15 2,993,945,240 390,712,457 2,603,232,783 1.TSCĐ hữu hình Nguyên giá

Giá trị hao mòn lũy kế

221 222 223 2,906,904,804 4,920,823,687 (2,013,918,883) 303,672,021 749,317,601 (445,645,580) 0.12 0.18 0,25 2,906,904,804 4,920,823,687 (2,013,918,883) 303,672,021 749,317,601 (445,645,580) 2,603,232,783 4,171,506,086 (1,568,273,303) 2.TSCĐ thuê tài chính Nguyên giá

Giá trị hao mòn lũy kế

224 225 226 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 3.TSCĐ vô hình 227 87,040,436 87,040,436 87,040,436 87,040,436 - -

Nguyên giá

Giá trị hao mòn lũy kế

228 229 101,079,216 (14,038,780) 101,079,216 (14,038,780) 101,079,216 (14,038,780) 101,079,216 (14,038,780) - - - -

4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 - - - - - - -

III. BĐS đầu tƣ

Nguyên giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị hao mòn lũy kế

240 241 242 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Dựa vào kết quả làm việc của KTV, ta thấy được sự so sánh giữa các năm được thể hiện bằng giá trị tuyệt đối và tỷ lệ giữa thực tế và dự toán. Việc tính toán được thực hiện như sau:

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng 749,317,601 triệu đồng 4,920,823,687 - 4,171,506,086 = 749,317,601 triệu đồng - Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng 101,079,216 triệu đồng

- TSCĐ thuê tài chính và BĐS đầu tư không được đơn vị đầu tư mua sắm. Vậy, tổng giá trị tuyệt đối của việc tăng TSCĐ là 390,712,457 triệu đồng sau khi đã trừ đi giá trị HMLK tương ứng với 0.15% được tính như sau:

- Tỷ lệ: (2,993,945,240 – 2,603,232,783) / 2,603,232,783 = 0.15%

Có dự biến động trên là do đơn vị đã mua sắm mới TSCĐ trong năm về những khoản sau:

- Máy móc thiết bị: 711,152,419 triệu đồng

- Phương tiện vận tải truyền dẫn: 38,165,182 triệu đồng - Phần mềm: 101,079,216 triệu đồng

Việc nguyên giá TSCĐ tăng kéo theo giá trị HMLK của TSCĐ hữu hình tăng: 2,013,918,883 – 1,568,273,303 = 445,645,580 triệu đồng.

Và giá trị HMLK của TSCĐ vô hình tăng 14,038,780 triệu đồng.

Bảng phân tích cũng cho thấy rằng, giá trị dự kiến TSCĐ đều được thực hiện đầy đủ và phù hợp với kế hoạch. Điều đó chứng tỏ việc lập kế hoạch của Công ty là hợp lý, phù hợp với điều kiện và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Thử nghiệm chi tiết

Thử nghiệm 1: Kiểm tra chi tiết các nguyên tắc, chính sách kế toán được áp

Mục tiêu: Kiểm tra các nguyên tắc nhất quán với năm trước và phù hợp với

quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Sau khi đã thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết về khoản mục TSCĐ, KTV tiến hành kiểm tra các nguyên tắc kế toán nhất quán với năm trước. Bởi nó ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC của đơn vị. Các nhà đầu tư, các cấp quản lý Nhà nước sử dụng BCTC để ra các quyết định kinh tế. Do đó, đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải tuân thủ theo một chuẩn mực thống nhất và nguyên tắc kế toán nhất định. Nếu doanh nghiệp không áp dụng các nguyên tắc kế toán nhất quán so với năm trước, các thông tin tài chính không thể so sánh được giữa các năm và giữa các doanh nghiệp với nhau.Vì vậy, việc kiểm tra các nguyên tắc kế toán mà doanh nghiệp áp dụng là thủ tục quan trọng cho các thử nghiệm chi tiết được thực hiện sau này.

Đồng thời KTV cũng tiến hành kiểm tra nội dung hạch toán thông qua việc xem xét chính sách kế toán của đơn vị, cách hạch toán nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ hữu hình và vô hình. Đồng thời đối chiếu với thuyết minh BCTC năm trước để tìm ra sai lệch.

 Công việc thực hiện

1. Kiểm tra nội dung hạch toán

TSCĐ hữu hình bao gồm các loại chủ yếu sau:

Nhà cửa vật kiến trúc: nhà xưởng sản xuất, nhà kho thành phẩm…

- Máy móc thiết bị : Máy vi tính xách tay, máy phát điện, thiếp bị VP, máy photo canon 7160, tổng đài điện thoại.

- Phương tiện vận tải truyền dẫn: xe Isuzu 8 chỗ, xe Inova 7 chỗ, xe Honda, xe lexus, xe Toyota.

2. Kiểm tra nguyên tắc kế toán nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

TSCĐ hữu hình

TSCĐ hữu hình được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có tài sản tính đến thời điểm đưa tài sản vào

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty TNHH kiểm toán Việt Mỹ (Trang 80)