Thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty TNHH kiểm toán Việt Mỹ (Trang 118)

Thử nghiệm phân tích được KTV so sánh giữa chỉ số dự toán và thực tế của năm nay so với năm trước. Việc phân tích theo xu hướng chỉ phản ánh được tình

hình biến động của TSCĐ qua các năm, việc thực hiện theo kế hoạch chứ chưa phản ánh được tỷ trọng của TSCĐ trong tổng tài sản của đơn vị.

3.1.2.5. Chứng kiến kiểm kê đối với Tài sản cố định tăng lên trong kỳ

Như đã giải thích trong phần thực trạng kiểm toán ở trên, do số tài sản tăng lên trong kỳ không đáng kể nên KTV không chứng kiến kiểm kê đối với những TSCĐ tăng lên trong kỳ mà chỉ kế thừa kết quả kiểm kê của doanh nghiệp.

Thực trạng này cho ta thấy rằng, thủ tục kiểm kê tài sản tăng lên trong kỳ được thực hiện khá sơ sài và lỏng lẻo. Bỏ qua thủ tục kiểm kê này, KTV sẽ không tìm hiểu được đặc điểm kinh doanh của đơn vị và không thể bổ sung cho thủ tục kiểm tra các bút toán ghi tăng TSCĐ. Nếu không thực sự chứng kiến số tài sản tăng lên được kiểm kê, mà chỉ dựa vào các bút toán sẽ khó lòng xác minh được thực trạng tài sản có thật sự tăng lên, thật sự thuộc về đơn vị, thật sự hiện hữu và đang được sử dụng đúng mục đích hay không.

3.1.2.6. Kiểm tra mức khấu hao

Thủ tục kiểm toán TSCĐ và CPKH của Công ty chưa thực sự thể hiện rõ việc kiểm toán mức khấu hao của TSCĐ. Tuy TSCĐ của doanh nghiệp ít, và sự biến động trong năm không nhiều nhưng mức khấu hao cần được kiểm tra kỹ bởi mức khấu hao trong doanh nghiệp cần phải được tuân thủ đúng các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

KTV cũng không thực hiện việc so sánh tỷ lệ khấu hao của năm nay hiện hành và năm trước, hay chọn mẫu TSCĐ để đối chiếu lại với sổ cái. Thiếu công việc này, KTV sẽ không biết được những chênh lệch nếu có, hay phát hiện ra những gian lận nếu kế toán đơn vị cố tình.

3.1.2.7. Xác định nguyên giá Tài sản cố định và nguyên giá tính khấu hao

lệch về giá trị, cho thấy rằng doanh nghiệp đã áp dụng sai thông tư quy định và hướng dẫn trích khấu hao đối với TSCĐ.

Nhận thấy rõ được sự sai lệch trên, nhưng KTV vẫn đưa ra kết luận “Đã thực hiện kiểm tra khung khấu hao phù hợp với thông tư 203 và nhất quán với năm ngoái”. Điều này cho thấy sự lỏng lẻo trong việc kiểm toán của mỗi KTV và chưa thực sự chú trọng trong công việc kiểm toán mặc dù có thể đã phát hiện ra sự sai lệch trên.

3.1.2.8. Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với Tài sản cố định

Trong quá trình kiểm toán, KTV chỉ thực hiện kiểm tra quyền sở hữu đối với những tài sản tăng lên trong kỳ mà không thực hiện kiểm tra quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với những tài sản cũ.

Tôi đã thực hiện tìm hiểu nguyên nhân cho sự thiếu vắng công việc trên, KTV giải thích rằng do những tài sản cũ năm trước đã kiểm tra về quyền sở hữu hợp pháp nên sẽ dựa vào kết quả năm trước. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng, thiếu công việc này sẽ là một thiếu sót bởi KTV sẽ không chứng minh được năm nay những tài sản trên có thực sự thuộc quyền sở hữu của đơn vị nữa hay không, mặt khác, KTV cũng sẽ không thể biết được những gian lận còn tiềm ẩn nếu như có sự thông đồng trong nội bộ doanh nghiệp.

3.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định và Chi phí khấu hao trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH phí khấu hao trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ

3.2.1. Thiết kế chương trình kiểm toán mẫu

Theo như những hạn chế đã phân tích ở trên, việc áp dụng một chương trình kiểm toán mẫu cho nhiều loại hình doanh nghiệp đôi khi đã tạo ra sự không phù hợp. Vì vậy, để linh hoạt và giúp KTV thuận lợi khi trong cuộc kiểm toán cần thiết kế riêng chương trình kiểm toán cho mỗi loại hình doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp

KTV linh hoạt trong việc xử lý thông tin, thuận lợi trong công việc và có thêm được nhiều kinh nghiệm.

3.2.2. Linh hoạt trong việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ

Việc đánh giá hệ thống KSNB dựa trên bảng câu hỏi chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Vì vậy, để có thể đánh giá chính xác hệ thống KSNB đối với những Công ty có quy mô lớn hơn, ngoài việc phỏng vấn Ban lãnh đạo và những người có liên quan cần thực hiện thêm một số thủ tục khác như quan sát quy trình mua, thanh lý, việc ghi chép TSCĐ trong doanh nghiệp.

KTV nên sử dụng lưu đồ để mô tả hệ thống KSNB của doanh nghiệp, công cụ này giúp KTV có cái nhìn khái quát, logic, cụ thể hơn về hệ thống KSNB. Qua lưu đồ được lập sau khi quan sát hệ thống, KTV sẽ dễ dàng phát hiện ra những điều còn thiếu sót hay chưa chặt chẽ.

Bên cạnh đó, KTV cần thay đổi bảng câu hỏi để phù hợp cho từng loại hình doanh nghiệp, từng quy mô để linh hoạt hơn trong việc đánh giá hệ thống KSNB.

3.2.3. Thực hiện đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát, thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát nghiệm kiểm soát

Sau khi đã thực hiện tìm hiểu hệ thống KSNB thông qua bảng câu hỏi, sự quan sát và tiến hành vẽ lưu đồ như trên, KTV nên tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát để đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu.

Công ty cần phải đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát cho từng phần hành cụ thể ngay cả khi kiểm toán trong những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số lượng TSCĐ không nhiều. Để đánh giá sơ bộ các rủi ro kiểm soát, KTV có thể thực hiện tuần tự theo các bước sau:

- Xác định các sai phạm tiềm tàng và những thủ tục kiểm soát chủ yếu. - Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát .

Ngoài ra, cần thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập những bằng chứng kiểm toán về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành của hệ thống KSNB, một số thủ tục có thể được áp dụng như:

- Kiểm tra việc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng bảo quản, ghi nhận, phê chuẩn và thực hiện mua, thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

- Kiểm tra hệ thống sổ chi tiết TSCĐ bao gồm sổ chi tiết, thẻ theo dõi, hồ sơ chi tiết.

- Kiểm tra về việc ban hành các thủ tục, quy định về bảo vệ TSCĐ của đơn vị.

- TSCĐ của doanh nghiệp được mua về có được theo dõi riêng theo từng loại hay không? Chế độ theo dõi, quản lý của doanh nghiệp được thực hiện như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong doanh nghiệp, có sự tách biệt giữa bộ phận quản lý TSCĐ và bộ phận ghi sổ hay không?

3.2.4. Thủ tục phân tích

KTV cần sử dụng thêm những tỷ số khác trong thủ thục phân tích tại doanh nghiệp khách hàng. Như tỷ số của “nguyên giá tổng TSCĐ / tổng tài sản” để thấy được cơ cấu của TSCĐ trong tổng tài sản của doanh nghiệp, hay tỷ số giữa “tổng TSCĐ/ nguồn vốn” để thấy được mức đầu tư vào TSCĐ, “tỷ số hoàn vốn của TSCĐ” để xem xét khả năng thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ.

Những tỷ số và kết quả tính toán sẽ là bằng chứng giúp KTV đạt được những mục tiêu kiểm toán hiện hữu, đầy đủ, đánh giá, ghi chép chính xác. Tỷ số này cũng giúp KTV thấy được những bất thường, từ đó KTV sẽ thực hiện việc điều tra và tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Việc phân tích theo chiều ngang mà Công ty thực hiện chưa thực sự bao quát hết tình hình biến động của TSCĐ cũng như chưa thể phát hiện ra những biến động bất thường. Vì vậy, Công ty nên chú trọng vào thủ tục phân tích để thấy rõ hơn nữa tình hình TSCĐ trong doanh nghiệp khách hàng.

3.2.5. Thực hiện chứng kiến kiểm kê những Tài sản cố định tăng trong kỳ

Đối với trường hợp TSCĐ tăng lên trong kỳ không nhiều như Hoa Sen Vàng thì KTV cũng nên chứng kiến kiểm kê để bổ sung cho thủ tục kiểm tra các bút toán ghi tăng TSCĐ trong kỳ.

KTV có thể kiểm tra số liệu trên sổ chi tiết để quan sát sự hiện hữu của tài sản trên thực tế. Hoặc, có thể kiểm tra từ thực tế hiện hữu của TSCĐ và lần lượt đối chiếu vào sổ chi tiết, từ đó tính toán lại sổ tổng cộng trên sổ cái.

Việc chứng kiến kiếm kê đối với những tài sản tăng trong kỳ có thể làm mất thời gian cũng như chi phí, nhưng công việc này sẽ làm chặt chẽ hơn những thủ tục kiểm toán sau này, tạo ra sự chuyên nghiệp, sát sao trong công việc của KTV.

3.2.6. Lập bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị Hao mòn lũy kế

Tuy KTV đã thực hiện việc lập bảng khấu hao chi tiết cho từng tài sản nhưng chưa thấy được sự so sánh cụ thể đối với chi phí khấu hao. Vì vậy, KTV cần bổ sung thủ tục này nhằm thực hiện đối chiếu giữa:

- SDĐK với số liệu kiểm toán năm trước

- Số khấu hao tăng/giảm ở số liệu chi tiết với tổng số ghi trên sổ cái - Tổng SDCK trên các sổ chi tiết với SDCK trên sổ cái.

Việc đối chiếu này sẽ giúp KTV biết được độ chính xác trong việc tính toán và hạch toán của kế toán nội bộ. Tìm ra những sai sót dù là nhỏ nhất để tìm hiểu nguyên nhân và tiến hành yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa.

Công ty nên xây dựng thủ tục kiểm tra mức khấu hao đối với TSCĐ mặc dù tình hình biến động của TSCĐ không đáng kể. KTV cần sử dụng một số thủ tục thử nghiệm như:

- So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện hành với năm trước để biết được những chênh lệch, tìm hiểu rõ nguyên nhân nhằm phát hiện ra sự bất thường.

- Chọn mẫu bất kỳ để tính toán mức khấu hao cho TSCĐ, đối chiếu lại với sổ cái nhằm kiểm tra sự tính toán cũng như việc hạch toán của kế toán đơn vị.

- So sánh số phát sinh có của tài khoản hao mòn TSCĐ với CPKH ghi trên các khoản chi phí.

3.2.8. Chú trọng hơn trong việc kiểm tra tính hợp lý về nguyên giá Tài sản cố định và nguyên giá tính khấu hao định và nguyên giá tính khấu hao

Như đã nêu ở phần nhược điểm của công tác kiểm toán, việc chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ và nguyên giá tính khấu hao trong đơn vị khách hàng phải được KTV yêu cầu giải thích rõ ràng, nếu bất hợp lý, cần yêu cầu đơn vị hạch toán và tính toán lại khoản chênh lệch trên.

Ngoài ra, KTV cần sát sao hơn trong công tác kiểm toán, mặc dù số chênh lệch không đáng kể những nó sẽ dẫn tới sai lệch trong BCTC và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

3.2.9. Thực hiện kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với Tài sản cố định

Việc kiểm tra này không chỉ được thực hiện cho những tài sản tăng trong kỳ mà còn cho cả những tài khoản đã được sử dụng tại doanh nghiệp. Công việc này đòi hỏi KTV phải yêu cầu doanh nghiệp khách hàng cung cấp các hóa đơn đóng bảo hiểm, hóa đơn nộp thuế, biên nhận chi trả tiền cho các TSCĐ, hợp đồng mua TSCĐ…

KTV cần chứng mình rằng những tài sản trên thực sự thuộc về đơn vị, việc xác minh này sẽ tránh được một số những rủi ro như việc khai khống thuế, việc chi tiền mua TSCĐ không có thật…

KẾT LUẬN

Tài sản cố định là một khoản mục có giá trị lớn và đóng vai trò quan trọng trong công tác sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao doanh thu, hạ giá thành sản phẩm; đó cũng là cơ sở giúp doanh nghiệp phát triển, tiến tới việc hiện đại hóa công nghiệp hóa trong sản xuất. Tài sản cố định tuy chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản nhưng số lượng không đáng kể, tuy nhiên, để quản lý một cách có hiệu quả, phòng tránh những rủi ro do tổn thất, mất mát, hư hỏng thì cần phải có một hệ thống quản lý hữu hiệu. Bên cạnh đó, Chi phí khấu hao là một khoản mục mang tính chất ước tính nhiều hơn, vì vậy cũng không thể tránh khỏi những sai sót và nhầm lẫn trong việc hạch toán. Qua quá trình nghiên cứu công tác kiểm toán Tài sản cố định và Chi phí khấu hao, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu về công tác tố chức, quản lý Tài sản cố định và Chi phí khấu hao một cách hợp lý.

Trong chuyên đề này, tôi đã trình bày chi tiết công việc kiểm toán Tài sản cố định và Chi phí khấu hao tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ, dựa trên cơ sở về việc nghiên cứu thực tiễn, các hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán, các văn bản pháp lý, chương trình kiểm toán mẫu của Công ty cùng những giấy tờ làm việc của các anh chị Kiểm toán viên.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ cũng các anh chị Kiểm toán, trợ lý kiểm toán đã cho tôi cơ hội thực tập tại Công ty, cũng như những sự chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành chuyên đề này một cách tốt nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Quỳnh Tứ Ly – Giảng viên hướng dẫn, cô đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này và cho tôi những kiến thức quý giá. Qua chuyên đề này, tôi cũng mong nhận được sự góp ý và phê bình của thầy cô để giúp tôi có thể hoàn thiện bản thân hơn trong quá trình làm việc sắp tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Chương trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ

2. Chương trình kiểm toán mẫu của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam – VACPA

3. Giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên tại Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ 4. Sổ sách, chứng từ của Công ty TNHH Hoa Sen Vàng

5. Chủ biên: PGS.TS Trần Thị Giang Tân (2012), “Kiểm soát nội bộ”. Phương Đông

6. Thạc sỹ Trịnh Ngọc Anh (2009), Giáo trình kế toán tài chính I, TP.HCM 7. Ebook 1.4 của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam – VACPA 8. Trang mạng điện tử: www.vacpa.org.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Thư chấp nhận kiểm toán Phụ lục 2: Kế hoạch kiểm toán tổng thể Phụ lục 3: Đánh giá chấp nhận khách hàng

Phụ lục 4: Tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng Phụ lục 5: Xác nhận về tính độc lập của Kiểm toán viên

Phụ lục 6: Thư giải trình của Giám đốc

Phụ lục 7: Xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ

Phụ lục 8: Những nội dung đã trao đổi với Ban lãnh đạo khách hàng về các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty TNHH kiểm toán Việt Mỹ (Trang 118)