Thử nghiệm kiểm soát

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty TNHH kiểm toán Việt Mỹ (Trang 41)

Tìm hiểu hệ thống KSNB

Theo VSA 400.02 – Đánh giá rủi ro và KSNB - yêu cầu “KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả…”

Vì vậy, việc tìm hiểu hệ thống KSNB rất quan trọng, nó cung cấp cho KTV những hiểu biết cần biết để đáng giá được những điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống KSNB nói chung cũng như trong từng bộ phận và từng khoản mục nói riêng.

Trên cơ sở hiểu biết về hệ thống KSNB, KTV hình dung về khối lượng và độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát. Từ đó, KTV xác định phương hướng và phạm vi của cuộc kiểm toán. Hệ thống KSNB càng hiệu quả thì phạm vi kiểm toán càng bị thu hẹp và ngược lại.

Đối với khoản mục TSCĐ, KTV cần có các thông tin về KSNB đối với khoản mục này. Hệ thống KSNB được coi là hữu hiệu được thể hiện thông qua việc bảo vệ, quản lý TSCĐ tốt, chu trình mua và thanh lý TSCĐ được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy, KTV có thể đánh giá hệ thông KSNB thông qua:

- Kiểm tra chứng từ và sổ sách liên quan đến TSCĐ; - Tham quan thực tế TSCĐ của khách hàng;

- Phỏng vấn người sử dụng và quản lý TSCĐ; - Lấy xác nhận bên thứ 3;

- Quan sát các thủ tục kiểm soát TSCĐ.

Sau khi đã tìm hiểu về hệ thống KSNB đối với TSCĐ, KTV cần lập hồ sơ về những thông tin đã thu thập để chứng minh việc tìm hiểu hệ thống KSNB. KTV có

thể sử dụng lưu đồ, bảng tường thuật hay bảng câu hỏi về KSNB. Tùy theo độ phức tạp và quy mô của từng nghiệp vụ mà hình thức và phạm vi của các hồ sơ này có thể lớn hay nhỏ.

Đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát

Đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong việc ngăn chặn và phát hiện sai sót trọng yếu. VSA 400.28 quy định: dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống KSNB, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.”

Nếu rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu liên quan tến TSCĐ được đánh giá là thấp hoặc trung bình thì KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để chứng minh. Ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức tối đa thì KTV không thể dựa vào KSNB của đơn vị để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ.

Trái lại, KTV phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản để phát hiện những hành vi gian lận và sai sót. Trong trường hợp này, KTV không cần thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Đây là loại thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành của hệ thống KSNB. Khi thiết kế thử nghiệm kiểm soát, KTV phải cân nhắc giữa loại bằng chứng cần thu thập và chi phí để thực hiện các thử nghiệm kiểm soát này.

Bảng 1.1: Thủ tục thử nghiệm kiểm soát của TSCĐ

Thủ tục kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát

Phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận: Bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn và thực hiện. Kiểm tra sự có thật của các công văn, hợp đồng, biên bản bàn giao và chứng từ.

Quan sát, phỏng vấn về sự tách biệt giữa các chức năng.

Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ Mỗi TSCĐ có một hồ sơ theo dõi cụ thể Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của chứng từ Theo dõi riêng TSCĐ thuộc quyền sở hữu

và không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. TSCĐ được kiểm kê định kỳ.

Kết hợp giữa việc kiểm tra vật chất với việc kiểm tra chứng từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu tài sản.

Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm trích khấu hao được phân cấp với các nhà quản lý của doanh nghiệp.

Phỏng vấn những người liên quan. Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn.

Việc cộng sổ chi tiết và tổng hợp là chính xác và được kiểm tra đầy đủ.

Cộng lại một số chứng từ phát sinh.

Việc ghi sổ và cộng sổ được thực hiện kịp thời ngay khi có nghiệp vụ phát sinh.

Kiểm tra tính đầy đủ và kịp thời của việc ghi chép.

Có quy định về việc phân loại chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý.

Các quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến từ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phỏng vấn những người có trách nhiệm để tìm hiểu quy trình phân loại trong doanh nghiệp.

Kiểm tra hệ thống tài khoản và sự phân loại sổ sách kế toán.

Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thay đổi những thử nghiệm cơ bản đã dự kiến

Sau khi đã hoàn thành các thử nghiệm kiểm soát, KTV phải đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Khi nghiên cứu các bằng chứng sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá lại rủi ro kiểm soát, KTV phải xem xét cả về số lượng và chất lượng của bằng chứng.

Để đưa ra kết luận về sự hữu hiệu của KSNB, KTV thường sử dụng bảng hướng dẫn về tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua trong việc thực hiện thủ tục kiểm soát. Thông thường tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua được xác định từ mức 2% đến 20%.

Nếu kết quả của thử nghiệm cho phép KTV kết luận tỷ lệ sai phạm thấp hơn hoặc bằng với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát được xem là hữu hiệu, ngược lại nếu tỷ lệ sai phạm cao hơn mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát là không hữu hiệu.

Kết quả của thử nghiệm kiểm soát giúp KTV biết được mức rủi ro kiểm soát thực tế có giống như mức đánh giá sơ bộ ban đầu hay không. Qua đó, KTV sẽ điều chỉnh thời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản đã dự kiến trong chương trình kiểm toán.

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty TNHH kiểm toán Việt Mỹ (Trang 41)