Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG TP. Thái Nguyên (Trang 48)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn tài nguyên khác nhau nhƣ: Sách, báo, tạp chí chuyên ngành, một số website, các báo cáo tổng kết và hội thảo của các ban ngành, các tổ chức kinh tế và các cơ quan nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan và các số liệu, thông tin từ Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG và một số công ty trong cùng ngành. Qua đó, phân tích, đánh giá tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh và xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam nói chung và tình hình sản xuất, xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG nói riêng.

2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập ý kiến từ khách hàng, nhân viên và các cán bộ quản lý tại công ty để đánh giá hình ảnh thƣơng hiệu của công ty và để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đánh giá các yếu tố liên quan đến sản phẩm may mặc của công ty nhƣ chất lƣợng, chủng loại, mẫu mã và nhãn hiệu sản phẩm. Đồng thời tập trung thu thập số liệu về kết quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty qua 3 năm 2011-2013 để phân tích thực trạng công ty.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc tiến hành sàng lọc, hệ thống hóa để tiến hành tính toán các chỉ tiêu phân tích phù hợp với đề tài nghiên cứu. Các công cụ và kỹ thuật tính toán đƣợc xử lý trên chƣơng trình Excel. Công cụ phần mềm này đƣợc kết hợp với phƣơng pháp phân tích chính đƣợc vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG thông qua các giá trị tuyệt đối, giá trị tƣơng đối, giá trị bình quân và đƣợc thể hiện qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích

2.2.3.1. Phương pháp tổng quan lịch sử

Tổng quan lịch sử là tóm tắt những hiểu biết về những vấn đề, những lĩnh vực liên quan đến luận văn hoặc nội dung nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này trong việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG Thái Nguyên. Đồng thời, phƣơng pháp này giúp định hƣớng các giải pháp cho tƣơng lai.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Là phƣơng pháp nghiên cứu việc tổng hợp, số hoá, biểu diễn bằng các đồ thị từ các số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng để phân tích thực trạng về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty TNG qua các giai đoạn.

2.2.3.3. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc lƣợng hóa cùng nội dung và tính chất tƣơng tự nhƣ nhau thông qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có đƣợc những nhận xét xác đáng về năng lực cạnh tranh của Công ty TNG.

2.2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những ngƣời đại diện trong từng lĩnh vực nhƣ: Cán bộ lãnh đạo Công ty, các chuyên gia, các cán bộ có trình độ, chuyên môn trong Công ty TNG: Chất lƣợng sản phẩm, giá cả sản phẩm và các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty.

2.2.3.5. Phương pháp phân tích SWOT

Ma trận SWOT là một trong những công cụ khách quan và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp trong việc quyết định khả năng bên trong của doanh nghiệp nhƣ thế nào khi phải đối mặt với những nguy cơ và tận dụng đƣợc những cơ hội. Trong luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp này nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Công ty CP Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG trong điều kiện hiện nay.

Bảng 2.1: Ma trận SWOT

Phân tích Môi trƣờng bên ngoài

Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

Nội bộ công ty Điểm mạnh (S) Phối hợp S/O Phối hợp S/T

Điểm yếu (W) Phối hợp W/O Phối hợp W/T Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của Công ty), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ đƣợc bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng mục tiêu, phƣơng hƣớng, chiến lƣợc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TNG.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phối hợp S/O: Thu đƣợc từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội với viêc nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TNG.

- Phối hợp W/O: Là sự kết hợp giữa mặt yếu của Công ty TNG với cơ hội. Sự kết hợp này mở ra khả năng vƣợt qua mặt yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TNG.

- Phối hợp W/T: Là sự kết hợp giữa các mặt yếu và nguy cơ. Sự kết hợp này đặt ra yêu cầu cho Công ty TNG cần phải có các biện pháp để giảm bớt mặt yếu và tránh đƣợc nguy cơ bằng cách đề ra các giải pháp chiến lƣợc trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TNG.

- Phối hợp S/T: Thu đƣợc từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh với nguy cơ của công ty. Sự kết hợp này giúp cho Công ty TNG vƣợt qua đƣợc những nguy cơ bằng cách tận dụng những điểm mạnh của mình.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.3.1. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Là tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao thì doanh nghiệp phát triển. Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:

- Chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ: Là chỉ tiêu tổng hợp gồm nhóm các chỉ tiêu thành phần: Các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ tiêu kỹ thuật đối với sản phẩm. Phần lớn các chỉ tiêu này đƣợc so sánh với tiêu chuẩn của ngành, của quốc gia và của quốc tế.

- Giá cả sản phẩm/dịch vụ: Là yếu tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nếu cùng có chất lƣợng nhƣ nhau thì sản có giá thấp hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.

- Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng của sản phẩm/dịch vụ: Là chỉ tiêu thể hiện việc cung cấp cho khách hàng đúng hàng hóa, đúng thời điểm với giá cả hợp lý. Đây là một chỉ tiêu định tính phản ánh khả năng kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Khả năng cạnh tranh về phân phối sản phẩm/dịch vụ.

- Cạnh tranh bằng hoạt động quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến bán hàng.

2.3.2. Thị phần của doanh nghiệp

Thị phần của doanh nghiệp so với các đối thủ khác nói lên sức mạnh mà doanh nghiệp có thể giành đƣợc trong cạnh tranh. Để so sánh về mặt quy mô kinh doanh và vị thế trên thị trƣờng thì việc so sánh thị phần các sản phẩm dịch vụ chính của doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng mà doanh nghiệp cần phải so sánh, phân tích, đánh giá. Thị phần của doanh nghiệp thƣờng đƣợc xác định về mặt hiện vật (khối lƣợng sản phẩm) và về mặt giá trị (doanh thu).

Trong cùng một thị trƣờng, doanh nghiệp có thị phần lớn là biểu hiện cụ thể về năng lực cạnh tranh cũng nhƣ ƣu thế vƣợt trội về khả năng giành thắng lợi trong cạnh tranh.

Trong một thị trƣờng đang tăng trƣởng, việc duy trì tăng thị phần sẽ làm tăng doanh thu cùng nhịp với tốc độ tăng trƣởng thị trƣờng. Trong một thị trƣờng trì trệ hoặc xuống dốc, việc tăng doanh thu đòi hỏi phải tăng thị phần.

2.3.3. Nguồn lực của doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp biết phân bổ, sử dụng có hiệu quả và đầu tƣ các nguồn lực nội tại thì có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi xem xét tiêu chí này, tác giả tập trung vào phân tích các yếu tố sau:

- Nguồn lực lao động

- Nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật - Giá trị của thƣơng hiệu sản phẩm - Trình độ công nghệ

2.3.4. Năng suất các yếu tố sản xuất

Năng suất phản ánh lƣợng sản phẩm đầu ra so với đơn vị yếu tố đầu vào, là chỉ tiêu phản ánh năng lực khai thác, sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp đƣợc thể hiện bằng các chỉ tiêu:

- Năng suất lao động: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ sản xuất - kinh doanh, năng lực sử dụng các yếu tố sản xuất, trình độ công nghệ. Năng suất lao động đƣợc đo bằng tỷ số giữa doanh thu thuần và số lao động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện năng lực cạnh tranh càng cao.

- Hiệu suất sử dụng vốn: Là tỷ lệ giữa doanh thu thuần trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

- Năng suất sử dụng toàn bộ tài sản: Là tỷ số giữa doanh thu thuần trên tổng tài sản hay tổng vốn đầu tƣ của doanh nghiệp.

2.3.5. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tiêu chí này thể hiện qua một số chỉ tiêu nhƣ:

- Tỷ suất lợi nhuận: Là một chỉ tiêu tổng hợp, đƣợc tính bằng trị số tuyệt đối (chẳng hạn bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu hoặc trên một đơn vị yếu tố đầu vào).

- Chi phí đơn vị sản phẩm: Phản ánh lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, chi phí sản phẩm thấp hơn phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao hơn.

Nhƣ vậy, để đánh giá đƣợc thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG ta cần phân tích các yếu tố trên từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ THƢƠNG MẠI TNG THÀNH PHố

THÁI NGUYÊN * Tóm tắt:

Chương 3 là chương dài nhất trong luận văn, có vị trí quan trọng của luận văn. Trong chương 3, tác giả tập trung trình bày về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG - là phần cốt yếu của luận văn. Trước hết, tác giả tập trung khái quát về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Công ty. Xác định thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty TNG dựa trên hệ thống các tiêu chí đã được đề cập ở chương 2. Phân tích các yếu tố từ môi trường bên ngoài và môi trường nội tại tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty. Cuối cùng, sử dụng mô hình SWOT để đánh giá ưu điểm, nhược điểm, cơ hội và thách thức đối với khả năng cạnh tranh của Công ty.

3.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG, thành phố Thái Nguyên thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, đƣợc thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ- UB của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn đồng. Xí nghiệp đi vào hoạt động ngày 02/1/1980, với 02 chuyền sản xuất. Sản phẩm của Xí nghiệp là quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh.

Ngày 07/5/1981 tại Quyết định số 124/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái sáp nhập Trạm May mặc Gia công thuộc Ty thƣơng nghiệp vào Xí nghiệp, nâng số vốn của Xí nghiệp lên 843,7 nghìn đồng và năng lực sản xuất của xí nghiệp tăng lên 08 chuyền. Năm 1981 doanh thu của Công ty tăng gấp đôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năm 1980.

Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trƣởng về thành lập lại doanh nghiệp Nhà Nƣớc. Xí nghiệp đƣợc thành lập lại theo Quyết định số 708/QĐ-UB ngày 22 tháng 12 năm 1992 của UBND tỉnh Bắc Thái. Theo đó số vốn hoạt động của Công ty đƣợc nâng lên 577,2 triệu đồng.

Năm 1992 Xí nghiệp đầu tƣ 2.733 triệu đồng để đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ ra các nƣớc EU và Đông Âu, đƣa doanh thu tiêu thụ đạt 336 triệu đồng, giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

Năm 1997 Xí nghiệp đƣợc đổi tên thành Công ty may Thái nguyên với tổng số vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng theo Quyết định số 676/QĐ-UB ngày 04/11/1997 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Cũng trong năm 1997, Công ty liên doanh với Công ty May Đức Giang trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam thành lập Công ty May Liên doanh Việt Thái với số vốn điều lệ là 300 triệu đồng, năng lực sản xuất là 08 chuyền may.

Năm 2000, Công ty là thành thành viên của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).

Ngày 02/01/2003 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng theo Quyết định số 3744/QĐ-UB ngày 16/12/2002.

Năm 2006 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 18 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại hội Cổ đông ngày 13/08/2006 và phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng nhà máy TNG Sông công với tổng vốn đầu tƣ là 200 tỷ đồng.

Ngày 18/03/2007 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 54,3 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại hội Cổ đông ngày 18/03/2007, phê duyệt chiến lƣợc phát triển Công ty đến năm 2011 và định hƣớng chiến lƣợc cho các năm tiếp theo.

Ngày 28/08/2007 Đại hội đồng Cổ đông xin ý kiến, biểu quyết bằng văn bản quyết định đổi tên Công ty thành Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký niêm yết cổ phiếu.

Năm 2008 đƣợc Tập đoàn dệt may Việt nam tặng cờ thi đua

Năm 2009 đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng Huân chƣơng lao động hạng II

Tháng 04 năm 2010 Công ty khởi công xây dựng thêm nhà máy TNG Phú Bình với tổng mức đầu tƣ trên 275 tỷ đồng với 64 chuyền may và thu hút thêm trên 4.000 lao động vào làm việc.

Ngày 10/12/2010 Công ty đƣợc Ủy ban Chứng khoán Nhà Nƣớc cấp giấy chứng nhận chào bán 4.773.775 cổ phiếu ra công chúng nâng vốn điều lệ lên 134,6 tỷ đồng.

Ngày 13/06/2011 Giai đoạn 1 nhà máy TNG Phú Bình đi vào hoạt động. Ngày 31/12/2012 Giai đoạn 2 nhà máy TNG Phú Bình đi vào hoạt động.

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

* Chức năng của công ty

- Tổ chức sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề theo đúng đăng ký kinh doanh và mục đích thành lập công ty;

- Bảo toàn và phát triển vốn góp cổ đông;

- Xây dựng và thực hiện chính sách về tài chính, tín dụng, giá cả và đầu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG TP. Thái Nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)