5. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty
3.2.5.1. Các yếu tố bên ngoài công ty
a. Yếu tố biến động từ thị trường dệt may thế giới
Quy mô thị trƣờng dệt may năm 2012 đạt 1.105 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 1,8% GDP toàn cầu. Dự báo đến năm 2025 quy mô ngành dệt may toàn cầu đạt 2.110 tỷ đô la Mỹ, tƣơng ứng CAGR giai đoạn 2012-2025 đạt khoảng 5%/năm. 4 thị trƣờng tiêu thụ chính là EU-27, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản với dân số chỉ khoảng 1/3 dân số toàn cầu nhƣng chiếm hơn 75% tổng giá trị dệt may toàn cầu. EU-27 hiện là thị trƣờng lớn nhất với giá trị đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
350 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Tuy nhiên, dự báo đến năm 2025 Trung Quốc sẽ trở thành thị trƣờng lớn nhất với giá trị 540 tỷ đô la Mỹ, tƣơng ứng CAGR giai đoạn 2012-2025 đạt 10%/năm. Các thị trƣờng tiếp theo là Brazil, Ấn Độ, Nga, Canada, Úc. Và Ấn Độ đƣợc dự báo sẽ là thị trƣờng có tốc độ tăng trƣởng cao nhất với CAGR đạt 12%/năm và giá trị năm 2025 đạt 200 tỷ đô la Mỹ, qua đó sẽ vƣợt Nhật Bản, Brazil để trở thành quốc gia có quy mô thị trƣờng lớn thứ 4 thế giới. Các quốc gia khác chiếm khoảng 44% dân số thế giới nhƣng thị trƣờng dệt may chỉ chiếm khoảng 7% quy mô thị trƣờng dệt may toàn cầu.[12]
b. Yếu tố biến động từ thị trường dệt may trong nước
Cùng với điện thoại và linh kiện, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua. Năm 2013, sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD; chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và 10,5% GDP cả nƣớc. Tốc độ tăng trƣởng dệt may trong giai đoạn 2008-2013 đạt 14,5%/năm đƣa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới.
c. Yếu tố chính sách, chủ trương của Chính phủ và Nhà Nước
Với đƣờng lối mở cửa và hội nhập vào cộng đồng thế giới nói chung và các nƣớc trong khu vực nói riêng, ngành dệt may phải trực tiếp tham gia hợp tác về các lĩnh vực lao động mậu dịch tham gia tiến hành cắt giảm thuế quan của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và tham gia vào các tổ chức quốc tế khác, ngành dệt may của chúng ta cần phải tích cực đổi mới với mức chi phí sản xuất thấp, công nhân cần cù sáng tạo cùng với việc nâng cao chất lƣợng, đặc biệt là quan tâm tới thị hiếu, mẫu mốt thời trang của thị trƣờng thế giới. Việt Nam sẽ phát triển sản phẩm dệt may của mình trong quá trình tự do hoá mậu dịch và thích ứng đƣợc với xu thế chuyển dịch hàng dệt may của thế giới. Nhà Nƣớc ta luôn quan tâm và đƣa ra các chính sách xuất khẩu hàng dệt may, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để ngành dệt may có thể phát triển ở cả khu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vực nội địa và vƣơn ra tầm quốc tế.
Một số chính sách, pháp lý có liên quan đến ngành bao gồm: Xây dựng đề án tái cơ cấu Tập đoàn Dệt may Việt nam, đầu tƣ hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực cho dệt may Việt Nam, hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trƣờng đối với túi ni lông làm bao bì đóng gói sẵn hàng hóa,…
Việc đàm phán và gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) đã tạo ra cho các doanh nghiệp dệt may trong nƣớc nhiều cơ hội và thách thức. Nó đặt ra nhiều cơ hội trong việc tăng trƣởng xuất khẩu, tăng giá trị gia tăng sản phẩm, hội nhập sâu rộng vào thị trƣờng thế giới. Tuy nhiên cơ hội cũng đi kèm thách thức, doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn tận dụng hiệu quả cao nhất của Hiệp định TPP thì phải hình thành chuỗi cung ứng bên trong, có sự liên kết hữu cơ giữa các khâu, một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế - nguyên phụ liệu - may - phân phối phải đƣợc hình thành trong cộng đồng các thành viên tham gia ký kết Hiệp định. Các doanh nghiệp cũng không nên tận dụng TPP nhƣ một cứu cánh để phát triển trong ngắn hạn, mà quan trọng hơn cả là tận dụng tốt cơ hội này để gia tăng năng lực cạnh tranh, xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững và dài hạn.
d. Yếu tố khoa học công nghệ
Hiện nay Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG đang sử dụng một số loại phần mềm công nghệ hỗ trợ cho công tác quản lý, kinh doanh rất hữu hiệu. Bảng dƣới đây là bảng danh sách các phần mềm rất quan trọng:
Bảng 3.10: Một số phần mềm ứng dụng tại Công ty tính đến năm 2012
STT Tên phần mềm Lĩnh vực hoạt động
1 Phần mền thiết kế mẫu, nhảy cỡ Quản lý kỹ thuật
2 Phần mềm kế toán Quản lý tài chính, kế toán 3 Phần mềm quản trị kinh doanh Quản lý đơn hàng
4 Phần mềm quản trị nhân sự Quản lý chế độ, quyền lợi ngƣời LĐ 5 Phần mềm quản lý vật tƣ - điều hành sản xuất Quản lý sản xuất
6 Phần mềm bán hàng Quản lý bán hàng 7 Phần mềm Dự toán, Dự thầu Quản lý XDCB
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kinh doanh đã giảm thiểu sức lao động của con ngƣời và nâng cao chất lƣợng thông tin, đáp ứng một cách kịp thời nhất và phù hợp nhất cho những ngƣời có nhu cầu sử dụng. Các phần mềm đều hoạt động trực tuyến do vậy cán bộ nhà quản lý của Công ty có thể kiểm tra hoạt động của nhân viên cũng nhƣ nắm bắt đƣợc các thông tin vào bất kỳ thời điểm nào. Tất cả các nhân viên ở các bộ phận đều đƣợc tập huấn và có chuyên viên hƣớng dẫn sử dụng phần mềm trƣớc khi phần mềm chính thức đƣa vào hoạt động. Trong thời gian tới, chủ trƣơng của Công ty vẫn là tập trung công tác quản trị tài chính bằng việc đầu tƣ phần mền mới, mời chuyên gia tƣ vấn có thƣơng hiệu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và lĩnh vực quản lý tài chính kế toán nhƣ Công ty TNHH DELOITTE Việt Nam, Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO và Học viện Kỹ thuật Quân sự.[2]
e. Yếu tố đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia… Đây là các đối thủ của cả ngành dệt may Việt Nam nói chung và của Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG nói riêng. Đây là những đối thủ lớn, có công nghệ sản xuất cao, năng lực sản xuất dồi dào, mạng lƣới phân phối rộng khắp và nhiều kinh nghiệm xuất khẩu trên thị trƣờng quốc tế. Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO, những ƣu đãi của Nhà Nƣớc về việc trợ cấp hoặc vay tín dụng ƣu đãi, miễn giảm thuế… sẽ bị bãi bỏ. Chỉ những doanh nghiệp có nội lực thực sự mới có thể cạnh tranh đƣợc.
- Đối thủ cạnh tranh trong nƣớc: Các doanh nghiệp may xuất khẩu trong nƣớc cũng rất đông đảo. Ví dụ: Công ty may Việt Tiến, Công ty may 10, Công ty Vinatex Mart … Các công ty trong ngành này cạnh tranh chủ yếu bằng năng lực sản xuất và giá cả.
3.2.5.2. Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp a. Yếu tố nhân lực của Công ty
Đội ngũ lao động Công ty vẫn có sự chênh lệch khá lớn về ý thức, thái độ làm việc, trình độ kỹ thuật và kiến thức nghề nghiệp. Cán bộ quản lý của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Công ty chƣa hội đủ các tiêu chuẩn vị trí (nhất là tiêu chuẩn trình độ quản lý), công tác quản lý chủ yếu theo kinh nghiệm, thiếu tầm chiến lƣợc, chuyên nghiệp, hiện đại. Tình trạng thiếu cán bộ quản lý giỏi, lao động chuyên môn nghiệp vụ cao, lao động có tay nghề cao nhƣ: Kỹ thuật thiết kế có trình độ cao, nghiệp vụ trong bối cảnh liên kết, hội nhập quốc tế, nghiên cứu tiếp cận thị trƣờng… đang là vấn đề khó khăn cho Công ty.
Do đặc điểm ngành may là ngành sử dụng nhiều lao động và tính chất công việc đòi hỏi sự khéo léo tỉ mẩn, phù hợp với nữ giới, do đó lao động nữ chiếm 92% trong cơ cấu lao động theo giới của Công ty. Về cơ cấu lao động theo trình độ, công nhân đã qua đào tạo chiếm 89%, tiếp đó là lao động phổ thông. Từ năm 2012 một loạt các Công ty mới đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh thu hút một phần lớn số lƣợng lao động, đặc biệt là lao động nữ đó là: Công ty Sam Sung ở khu công nghiệp Sông Công thu hút 8000 lao động, Công ty Glonics ở phƣờng Phú Xá thu hút 6000 lao động, Khu công nghiệp Điềm Thụy - Phú Bình thu hút hàng ngàn lao động. Điều này đòi hỏi Công ty phải áp dụng các chính sách phù hợp để vừa có thể thu hút và tạo động lực cho ngƣời lao động, mặt khác giữ ngƣời lao động gắn bó lâu dài với Công ty.
b. Yếu tố trang thiết bị công nghệ
Từ sau khi cổ phần hóa, Công ty đã đầu tƣ các thiết bị chuyên dùng tự động tiên tiến, hiện đại.
Bảng 3.11: Một số loại máy móc thiết bị chuyên dụng của Công ty
Chủng loại Nhãn hiệu Nƣớc sx Số lƣợng Năm SX
Máy bổ túi quần Typical/Durcope Nhật 08 2005
Máy ép keo Nhật 19 2007
Máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ
Máy vắt sổ 3 kim 6 chỉ Pegasut, Brother Nhật 602
2005 2010
Máy thùa phẳng điện tử Brother Nhật 59 2007
Máy may đáp túi Kansai Nhật 06 2007
Máy may cạp mũi may móc xích Brother Nhật 04 2007
Máy may gấu có cắt chỉ tự động Nhật 06 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Máy cắt nhám tự động TBC-SOR Nhật 13 2007
Máy thêu TAJIMA,
SUNTOR Nhật 15 2007
(Nguồn số liệu: Báo cáo quản trị của Công ty năm 2012)
Đến nay tổng giá trị đầu tƣ vào máy móc thiết bị lên đến trên 135,5 tỷ bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để nâng cao năng suất và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
c. Tổ chức sản xuất kinh doanh
Trong những năm qua, dù chịu ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhƣng tình hình kinh doanh của Công ty vẫn phát triển tốt, tình hình tài chính minh bạch. Đó là do Công ty đã tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh một cách khoa học, hợp lý.
- Tập trung đầu tƣ chiều sâu, giao quyền sâu cho chi nhánh kinh doanh, các chi nhánh sản xuất.
- Hợp đồng thuê giám đốc - Giao khoán chi phí sâu.
- Báo cáo kết quả SXKD theo từng tháng trên cơ sở hòa vốn của từng nhà máy, xí nghiệp.
- Thiết lập quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm bộ máy quản lý theo nghị quyết 237 của Đảng.
d. Hoạt động Marketing-mix của Công ty
- Sản phẩm: Ngoài phòng thiết kế mẫu của Công ty, để phục vụ tốt hơn nữa việc đa dạng mẫu mã, kiểu cách và nắm bắt thị hiếu ngƣời tiêu dùng, trong năm 2012 vừa qua, công ty còn phát động Cuộc thi “Thiết kế thời trang TNG thu đông 2012” dành cho mọi tập thể và cá nhân trong và ngoài tỉnh. Cuộc thi đa thu hút đƣợc đông đảo các nhà thiết kế tham gia với chất lƣợng tốt.
- Giá bán: Đối với thị trƣờng trong nƣớc nói chung và thị trƣờng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời chƣa cao. Ngƣời tiêu dùng chi khoảng 20% thu nhập cho việc mua sắm sản phẩm may mặc. Vì vậy, giá cả là yếu tố quyết định hàng đầu. Công ty có những đợt xả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hàng giá sốc vào cuối năm, cuối vụ, giá bán vào thời điểm này có thể chỉ bằng 50% giá niêm yết. Với những mặt hàng có chất lƣợng tốt, giá cả hợp lý đã kích cầu tăng lên một cách đáng kể.
- Phân phối: Công ty luôn quan tâm đến việc mở rộng kênh phân phối, bán trực tiếp tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, bán hàng trực tuyến và tạo ra một hệ thống các cửa hàng bán lẻ hàng công ty trên địa bàn toàn tỉnh. Chính công tác mở rộng thị trƣờng này đã tạo nên một mạng lƣới rộng lớn, làm cho sản phẩm của công ty đƣợc biết đến một cách rộng rãi và đƣợc ngƣời tiêu dùng phản hồi tích cực. Để tăng tính chủ động về sản xuất sản phẩm và đa dạng hoá chủng loại, mở rộng thị phần trong nƣớc, chú trọng thị trƣờng nội địa, tập trung từ khâu chọn dòng sản phẩm mà Công ty có thế mạnh phù hợp với thị trƣờng nhƣ áo béo, áo jacket, quần soóc, quần áo trẻ em...đến khâu làm mẫu, đăng ký nhãn mác sản phẩm, hệ thống nhận diện thƣơng hiệu, lập hệ thống cửa hàng phân phối và tiến tới liên kết với các hãng bán lẻ nhƣ Big C, METRO...
- Xúc tiến hỗn hợp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm: Trong điều kiện
. Việc tập trung vào thị trƣờng trong nƣớc rộng lớn với gần 90 triệu ngƣời
hơn 1 triệu ngƣời, là một thị trƣờng đầy
nếu mất một số thị trƣờng nƣớc ngoài.