Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần ổn định

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG TP. Thái Nguyên (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần ổn định

kinh tế xã hội

Công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và trở thành ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế đất nƣớc. Ngành dệt may không những phục vụ xuất khẩu mà còn đáp ứng cho nhu cầu mặc, thời trang cho cả thị trƣờng nội địa. Một vai trò quan trọng nữa là dệt may đang thu hút và tạo công ăn việc làm cho hơn 2,5 triệu lao động trong khoảng 6000 doanh nghiệp dệt may trong cả nƣớc, chiếm tỷ lệ khoảng 25% lao động của khu vựa kinh tế công nghiệp của cả nƣớc, thu nhập bình quân công nhân là khoảng 4,5 triệu đồng/tháng, góp phần không nhỏ trong việc ổn định tình hình kinh tế xã hội trên toàn quốc. Theo số liệu của VITAS, mỗi 1 tỷ đô la Mỹ xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việc làm cho từ 150-200 nghìn lao động, trong đó có 100 nghìn lao động trong các doanh nghiệp dệt may và từ 50-100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ khác. Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2015 là tạo công ăn việc làm cho khoảng 3,5 triệu lao động và định hƣớng đến năm 2020 là 4,5 triệu lao động làm việc trong ngành này.

Việc tận dụng đƣợc nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, ngƣời lao động cần cù, chịu khó, có kỹ năng đã tạo đƣợc thế cạnh tranh rất lớn cho ngành dệt may Việt Nam trên thị trƣờng dệt may thế giới.

* Kết luận:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng, cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Cạnh tranh là động lực của sự phát triển. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu tác động bởi cả các yếu tố bên ngoài và các yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế toàn cầu như hiện nay, nếu doanh nghiệp không cố gắng, không nâng cao năng lực cạnh tranh thì không thể tồn tại. Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm: Các tiêu chí về năng lực cạnh tranh của sản phẩm như chất lượng sản phẩm, bao bì, mẫu mã, chủng loại, nhãn hiệu, giá cả, chính sách phân phối, các hoạt động xúc tiến hỗn hợp; Thị phần của doanh nghiệp; Các nguồn lực của doanh nghiệp; Năng suất các yếu tố sản xuất; Hiệu quả hoạt động kinh doanh;.... Trong chương 1 tác giả cũng tìm hiểu một số bài học thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung Quốc và Nhật Bản, hai nước có nền sản xuất và xuất khẩu dệt may lớn và lâu đời. So sánh, tìm hiểu một số đối thủ cạnh tranh trong nước như Legarmex và Công ty may Việt Tiến. Ngành dệt may hiện nay có tầm quan trọng rất lớn trong nền kinh tế nước nhà, nó đóng góp một phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động, đặc biệt là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Để phát huy được những thế mạnh đó và giúp ngành dệt may trong nước ngày càng phát triển thì một việc làm hết sức quan trọng là mỗi doanh nghiệp phải luôn luôn sáng tạo để tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Tóm tắt:

Trong chương 2 tác giả chỉ ra những biện pháp đã dùng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG TP. Thái Nguyên (Trang 46)