5. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Đóng góp rất lớn cho kim ngạch xuất khẩu
Từ năm 2008, dệt may đã vƣợt qua dầu thô để vƣơn lên vị trí hàng đầu trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với mức tăng trƣởng 30% và giá trị xuất khẩu đạt 7,8 tỷ đô la Mỹ. Hiện nay, ngành dệt may nằm trong top 3 ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam có giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ đô la Mỹ.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 14,04 tỷ đô la Mỹ, tăng 25,3% so với năm 2010 và tăng 132% so với kim ngạch bình quân của giai đoạn 2001-2010.
Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu ra thế giới chủ yếu là nhóm hàng bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm, quần ống chẽn và quần soóc dành cho phụ nữ và trẻ em gái; bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, quần dài và quần soóc dành cho nam giới và trẻ em trai; các loại áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy, gi-lê; áo phông, áo may ô và loại áo lót khác...
Nhu cầu của thị trƣờng dệt may thế giới ngày càng gia tăng. Tổng tiêu thụ nhập khẩu hàng hóa dệt may trên thế giới năm 2005 là 480 tỷ đô la Mỹ nhƣng đến năm 2010 là hơn 700 tỷ đô la Mỹ và dự kiến mức tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trƣởng bình quân là 7%.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trƣờng các đối tác thƣơng mại chính năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 là Hoa Kỳ 8,61 tỷ đô la Mỹ, tăng 15,5%; sang EU đạt 2,73 tỷ đô la Mỹ, tăng 11,1%; sang Nhật Bản đạt 2,38 tỷ USD, tăng 20,7% và sang Hàn Quốc: 1,64 tỷ đô la Mỹ, tăng 53,5%.