Quan điểm phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG TP. Thái Nguyên (Trang 97)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1.Quan điểm phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020

Cuộc sống càng phát triển, thu nhập càng tăng thì yêu cầu làm đẹp của con ngƣời càng cao, do đó khả năng phát triển của ngành may mặc thế giới nói chung và ngành may của Việt Nam nói riêng là rất lớn. Đối với hoạt động sản xuất: Các doanh nghiệp may Việt Nam thiết kế cao hoặc thực hiện những đơn hàng giá cao nhằm thu giá trị xuất khẩu lớn, nhắm vào phân khúc thị trƣờng hàng may mặc trung và cao cấp cả ở trong nƣớc và nƣớc ngoài. Nâng cao năng lực thiết kế sẽ giúp các doanh nghiệp may từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu riêng của hàng may mặc Việt Nam, qua đó xây dựng thị trƣờng tiêu thụ riêng, đảm bảo sự phát triển bền vững. Khi đã chủ động đƣợc thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp may Việt Nam sẽ không phải phụ thuộc nhiều vào hoạt động may gia công cho các đối tác nƣớc ngoài, hàng may mặc “Made in Vietnam” sẽ dần đƣợc thay thế bằng “Made by Vietnam”.

Một số quan điểm cụ thể về phát triển ngành dệt may đƣợc thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt trong quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11/4/2014 Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phát triển ngành dệt may theo hƣớng hiện đại, hiệu quả và bền vững, chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.

- Lấy xuất khẩu làm phƣơng thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu thị trƣờng nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.

- Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trƣờng và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các khu, cụm công nghiệp sợi dệt nhuộm tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trƣờng. Chuyển các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trƣờng thời trang dệt may tại các đô thị và thành phố lớn.

- Phát triển nguồn nhân lực cả về số lƣợng và chất lƣợng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm đào tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ công nhân lành nghề, chuyên sâu.

- Huy động các nguồn lực để đầu tƣ phát triển dệt may, kêu gọi những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào những lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong nƣớc còn yếu và thiếu kinh nghiệm.[18]

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG TP. Thái Nguyên (Trang 97)