Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG TP. Thái Nguyên (Trang 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh

nước ngoài

1.2.1.1. Trung Quốc

Ngành công nghiệp dệt may ở Trung Quốc là ngành có truyền thống phát

triển lâu đời. Ngay từ khi mới thực hiện quá trình công nghiệp hóa, dựa trên lợi thế về truyền thống lâu đời và nguồn lao động dồi dào, Chính Phủ Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quốc đã coi dệt may và CNHT dệt may là những ngành công nghiệp mũi nhọn và tập trung hỗ trợ phát triển. Nhờ vậy, ngành dệt may Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng với mức tăng trƣởng 500% từ năm 1990 đến năm 2008, giá trị sản lƣợng tăng từ 10 tỷ đô la Mỹ lên tới 50 tỷ đô la Mỹ, sử dụng 15 triệu nhân công, sản xuất 25 tỷ m2 vải. Ngành CNHT dệt may của Trung Quốc đã gặt hái đƣợc rất nhiều những thành công đáng chú ý. Ngành sản xuất vải bông, với bề dày hơn 2000 năm phát triển, đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Hàng năm, sản lƣợng bông của Trung Quốc lên đến 6 triệu tấn, chiếm 1/3 sản lƣợng bông toàn thế giới. Nguồn cung cấp bông dồi dào đã làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển mạng lƣới sản xuất nguyên liệu cho ngành may mặc của Trung Quốc (Đinh Phi Hồ, 2008).

Đối với thành công của ngành dệt may và CNHT dệt may của Trung Quốc thì những nỗ lực mà Chính Phủ đã làm thực sự có ý nghĩa quan trọng. Đứng trƣớc nhiều khó khăn vào năm 1998, Chính Phủ Trung Quốc thông qua kế hoạch cải tổ, hiện đại hóa các xí nghiệp dệt may, đặc biệt là ƣu tiên phát triển hoạt động sản xuất nguyên liệu thƣợng nguồn.

- Khuyến khích loại bỏ các máy móc cũ và lạc hậu: Để khuyến khích việc loại bỏ máy móc cũ, thay thế máy móc mới cũng nhƣ giải quyết các khó khăn về tài chính của doanh nghiệp, Chính Phủ Trung Quốc thực hiện trợ cấp cho ngành dệt thông qua hình thức cấp tiền trợ cấp và cho vay ƣu đãi cho các doanh nghiệp để loại bỏ số cọc sợi cũ (trợ cấp 3 triệu Nhân dân Tệ và cho vay ƣu đãi 2 triệu Nhân dân Tệ với mỗi 10.000 cọc sợi cũ bị loại bỏ) (Nguyễn Xuân Nữ, 2004). Chính sách này đi kèm với việc Trung Quốc tăng các mức thuế khác để bù đắp chi phí khi xuất khẩu hàng dệt may. Nhờ đó, riêng năm 1998, Trung Quốc bỏ 5,12 triệu cọc sợi cũ, chấp nhận cắt giảm 60.000 việc làm trong ngành dệt

- Quy hoạch tập trung sản xuất ngành dệt may vào các khu vực duyên hải có truyền thống lâu năm về ngành sản xuất nguyên phụ liệu và may mặc nhằm tận dụng kinh nghiệm sản xuất, điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lực lƣợng lao động dồi dào có tay nghề cao tại các khu vực này. Việc quy hoạch tập trung cũng nhằm phát huy lợi thế về quy mô sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.

- Khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực sản xuất dệt may, nguyên phụ liệu dệt may: Chính Phủ Trung quốc đã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ và có những chính sách ƣu đãi đặc biệt với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Chẳng hạn ngày 11/10/1996 “qui định về khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài” đã giảm mức thuế thu nhập từ 30% xuống còn 15% và cho các doanh nghiệp ở đặc khu kinh tế chỉ còn 10%, miễn thuế 5 năm đầu cho các doanh nghiệp mới thành lập ở đặc khu, miễn thuế thu nhập khi chuyển lãi ra nƣớc ngoài, hoàn trả thuế thu nhập cho phần lợi nhuận dùng để tái đầu tƣ, v.v... Đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành dệt may còn giúp phát triển công nghệ và các chiến lƣợc thị trƣờng, thông qua đó nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm (Đại học Ngoại thƣơng, 2009).

- Hỗ trợ xuất khẩu: Năm 1986, Chính Phủ Trung Quốc đã thực hiện hoàn trả thuế trung gian và VAT. Năm 1988, Chính Phủ đã hoàn trả thuế gián tiếp luỹ tiến ở các khâu, hình thành các quỹ hỗ trợ tín dụng nhằm cấp tín dụng xuất khẩu, tín dụng cải tiến kỹ thuật, v.v... Những chính sách hỗ trợ xuất khẩu này đã khuyến khích các doanh nghiệp dệt may đổi mới năng lực và hiện đại hoá công nghệ, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

1.2.1.2. Nhật Bản

Ở Nhật Bản, ngành công nghiệp dệt may đã xuất hiện vào những thập kỷ 50 và 60 của thế kỷ XIX. Đến năm 1913, nƣớc này đã xuất khẩu hàng loạt các mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may nhƣ tơ sống, vải lụa và hàng dệt bông với kim ngạch xuất khẩu chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu cả nƣớc. Và đến 1929 tỷ lệ này đƣợc nâng lên 66%, riêng tơ sống chiếm 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc (Hoàng Văn Châu, 2009). Trong thời kỳ đầu của công nghiệp hóa thì ngành kéo sợi và ngành dệt vải đã trở thành công nghiệp hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đại quan trọng trong nền kinh tế của Nhật Bản. Đến cuối thập niên 1970, ngành dệt may của Nhật Bản đã bắt đầu giảm đi do xu hƣớng công nghiệp hóa liên tục đã làm tăng lƣơng trong nƣớc và các chi phí sản xuất khác, làm cho các nhà sản xuất vải may mặc của Nhật mất lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới.

Chính Phủ Nhật Bản can thiệp vào lĩnh vực sản xuất tơ tằm bằng cách thiết lập sự kiểm tra, kiểm soát về chất lƣợng ở một số khâu quan trọng, hình thành các trạm kiểm tra chất lƣợng ở các hải cảng nhằm đảm bảo chất lƣợng trƣớc khi xuất khẩu, ban hành luật kiểm tra trứng tằm, theo đó quy định các nhà nuôi tằm chỉ đƣợc mua trứng tằm của các nhà buôn có giấy phép. Nhờ sự can thiệp trên mà chất lƣợng tơ của Nhật Bản đã đƣợc thế giới đánh giá rất cao, Nhật Bản đã thắng thế trong cạnh tranh với tơ của Trung Quốc trên thị trƣờng thế giới.

Ngoài ra, Nhật Bản còn thực hiện chính sách bảo hộ qua thuế, hầu hết các mặt hàng dệt may nhập khẩu vào Nhật đều có mức thuế suất cao hơn rất nhiều so với các nƣớc phƣơng Tây; thực hiện hỗ trợ các gia đình nông dân thông qua việc thành lập các hộ tín dụng để cho nông dân vay vốn, thực hiện các biện pháp giúp đỡ về kỹ thuật.

Ngoài ra, việc phát triển mối liên kết giữa các nhà thầu phụ mà chủ yếu là các doanh nghiệp hỗ trợ dệt may vừa và nhỏ với các doanh nghiệp dệt may lớn luôn đƣợc quan tâm và chú trọng phát triển. Nhật Bản đã xây dựng các chính sách công nghiệp nhằm kịp thời đáp ứng những biến đổi trong môi trƣờng kinh doanh và cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với doanh nghiệp dệt may lớn. Ví dụ vào năm 1949, Chính Phủ Nhật Bản đã ban hành Luật về Hợp tác với DNNVV nhằm bảo vệ quyền đàm phán của DNNVV và tạo điều kiện cho họ tiếp cận với công nghệ mới và các nguồn vay. Trong những năm l960 và l970, ngành chế tạo mở rộng nhanh chóng nhờ việc sản xuất hàng loạt dẫn đến cạnh tranh gay gắt giữa các doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn vì thế rất cần các nhà thầu phụ có khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí để giúp họ tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Chính Phủ hỗ trợ xu thế này thông qua việc ban hành Luật xúc tiến Doanh nghiệp thầu phụ vừa và nhỏ vào năm l970 để tạo thuận lợi cho các hoạt động thầu phụ. Ngoài ra, các nhà máy dệt và may mặc của Nhật Bản đã tồn tại và phát triển vững trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu ngày nay là do họ đã thiết lập đƣợc một chuỗi cung ứng hiệu quả giữa các ngành có liên quan. Sự hợp tác trong từng hãng sản xuất tại các ngành khác nhau sẽ giúp giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp, đồng thời góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này.

1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam dệt may Việt Nam

1.2.2.1. Kinh nghiệm của công ty dệt may LEGARMEX

Đƣợc biết đến là một công ty may hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất quần áo thời trang cho thị trƣờng nội địa và xuất khẩu. Công ty này hoạt động dƣới mô hình cổ phẩn hóa, với cơ chế sản xuất năng động hiệu quả đã tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh lớn trên thị trƣờng. Công ty dệt may LEGARMEX tiến hành quá trình tăng năng suất lao động trong nhiều năm, duy trì chất lƣợng sản phẩm ở mức cao nhất, thực hiện nhiều dự án đầu tƣ, xây dựng các trung tâm thƣơng mại lớn nhằm giới thiệu sản phẩm và nhãn hiệu LEGARMEX và quảng bá thƣơng hiệu của công ty cũng nhƣ của dệt may Việt Nam. Công ty luôn luôn đẩy nhanh quá trình phát triển bằng cách sử dụng các phƣơng thức xâm nhập thị trƣờng. Từ năm 2008, Công ty này đƣa vào sử dụng một trung tâm thời trang LEGARMEX hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, với sự tham gia của nhiều đơn vị trong ngành. Có thể nói, những kinh nghiệm và thành tựu nói trên là những minh chứng thực tế cho sự cạnh tranh cao về chất lƣợng sản phẩm của công ty dệt may LEGARMEX.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mặt hàng chủ lực của công ty May Việt Tiến là sơ mi, jacket, quần âu, quần kaki… Hiện nay nhãn hiệu Việt Tiến đã trở thành thƣơng hiệu hàng đầu trong làng thời trang dành cho nam giới tại thị trƣờng nội địa. Bên cạnh đó, công ty cũng gia công các sản phẩm xuất khẩu mang thƣơng hiệu của các công ty nổi tiếng nhƣ Nike, Otto, JC Penny, Decathlon… để xuất khẩu sang các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, EU và Nhật Bản.

Trong giai đoạn 2002-2004, công ty May Việt Tiến đã giành gần 240 tỷ đồng để đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất, nhƣ công nghệ sản xuất áo veston của Mỹ, hệ thống ráp áo sơ mi tự động của Italy, thuê chuyên gia thiết kế mẫu ngƣời nƣớc ngoài. Chính sách chất lƣợng cũng là yếu tố quan trọng và đƣợc quan tâm hàng đầu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm của công ty. Ngoài việc đổi mới công nghệ, công ty cũng tập trung hoàn thiện các hệ thống quản lý chất lƣợng nhƣ ISO 9002, SA 8000 nhằm đáp ứng những yêu cầu về quản lý chất lƣợng sản phẩm ngay từ khâu đầu đến khâu cuối cùng, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Tất cả các khâu sản xuất sản phẩm đều đƣợc kiểm tra chất lƣợng kỹ càng trƣớc khi hoàn tất và đóng gói xuất xƣởng.

Do nguồn nguyên phụ liệu hầu hết phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài nên để chủ động cho việc sản xuất và giảm giá thành sản phẩm, công ty May Việt Tiến đã tiến hành tham gia vào chuỗi liên kết doanh nghiệp sợi-dệt-nhuộm- may của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Đối với thị trƣờng xuất khẩu, công ty tiến hành phân loại khách hàng theo một số loại thị trƣờng chính nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản, Asean và có cơ chế quản lý sát với thị trƣờng, gắn sản xuất với tiêu thụ để sản xuất ra sản phẩm có chất lƣợng cao, giá cả phù hợp và giao hàng đúng hẹn.

Với việc đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu tại thị trƣờng Mỹ và một số thị trƣờng các nƣớc trong khối Asean là bƣớc tiến quan trọng khởi đầu cho chiến lƣợc xây dựng thƣơng hiệu Việt Tiến tại thị trƣờng nƣớc ngoài, từng bƣớc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xây dựng uy tín thƣơng hiệu thông qua việc khẳng định chất lƣợng sản phẩm. Từ đó từng bƣớc thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm tại các thị trƣờng xuất khẩu chính của công ty.

Nhƣ vậy mặc dù công ty May Việt Tiến tiêu thụ sản phẩm phần lớn trong thị trƣờng nội địa nhƣng công ty đã rất thành công trong việc tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng cao và xây dựng đƣợc thƣơng hiệu nổi tiếng trên thị trƣờng nội địa và có các chiến lƣợc phù hợp để vƣơn ra thị trƣờng quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG TP. Thái Nguyên (Trang 39)