Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh quảng ninh (Trang 35)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Cơ cấu hàng xuất khẩu Trung Quốc có sự chuyển dịch rất rõ rệt. Từ chỗ xuất khẩu 50,5% hàng thô sơ chế năm 1985, tới năm 2009, tỷ lệ này chỉ còn 5,3%. Đối với hàng công nghiệp thành phẩm thì lại tăng từ 49,5% năm 1985 lên 94,7% năm 2009. Sự chuyển dịch này giúp cho sự phát triển của ngoại thƣơng Trung Quốc nói riêng và quá trình phát triển đất nƣớc nói chung tiến tới đạt đƣợc một sự bền vững hơn về lâu dài. Bởi lẽ, chỉ trông chờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn thì khó có thể duy trì đà tăng trƣởng ổn định, chƣa kể, các ngành xuất khẩu sản phẩm thô đều rất ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng tới chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân và chất lƣợng của sự tăng trƣởng kinh tế, nhìn từ góc độ phát triển bền vững. Tuy nhiên, đó chỉ là mặt lý thuyết và đích hƣớng tới của Trung Quốc. Trên thực tế, khi phát triển các ngành hàng xuất khẩu của mình, đặc biệt các mặt hàng công nghiệp thành phẩm, Trung Quốc cũng gây ra không ít các ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng. Điều này sẽ đƣợc nhận định rõ hơn ở phần sau [12].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 49.5 74.4 85.688.8 89.8 89.8 90.1 91.3 92.1 93.2 93.6 94.594.9 94.6 94.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1985 1990 1995 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 (%) Hàng thô sơ chế Hàng công nghiệp thành phẩm

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc (1985-2009)

(Nguồn: Số liệu từ Bộ Thương Mại Trung Quốc: http://english.mofcom.gov.cn)

Xét dƣới góc độ kinh tế, rõ ràng với việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hƣớng tăng dần hàm lƣợng chế biến đã mang lại sự mở mang nhất định cho hoạt động ngoại thƣơng của Trung Quốc, góp phần nâng cao vị thế Trung Quốc trên trƣờng thế giới. Kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này liên tục tăng và đóng góp một tỷ trọng tƣơng đối lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Tỷ trọng này tƣơng đối ổn định trong giai đoạn gần đây từ năm 2006 đến nay. Ngoài ra, mức độ đóng góp của hoạt động xuất khẩu tới toàn bộ nền kinh tế cũng nhƣ vào tốc độ tăng trƣởng GDP của Trung Quốc cũng tăng lên theo. Mặc dù có tới 31% lƣợng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc hiện nay là các sản phẩm công nghệ mới và cao cấp, nhƣng điều này không đồng nghĩa với việc hàng xuất khẩu của Trung Quốc có hàm lƣợng giá trị gia tăng cao tƣơng ứng. Nhờ sự hình thành của chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, Trung Quốc đã cố gắng để thoát khỏi mắt xích “gia công khâu cuối cùng” có hàm lƣợng giá trị gia tăng thấp, bằng cách thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và tham gia mạnh mẽ hơn vào hệ thống “phân công lao động” quốc tế. Những chiến lƣợc nhƣ vậy đã giúp tạo ra thêm hơn 10 triệu cơ hội việc làm cho các công nhân Trung Quốc và cũng cho phép Trung Quốc chuyển hƣớng nguồn lao động sang sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu vào thị trƣờng quốc tế và thu về một lƣợng ngoại hối đáng kể.

Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc đã có quyết sách dài hạn đúng đắn khi hình thành các đặc khu kinh tế ven biển. Khu vực duyên hải ven biển của Trung Quốc đã hình thành từ lâu và cơ bản đã hình thành các điều kiện cơ sở hạ tầng tƣơng đối tốt về năng lƣợng, giao thông và cảng biển, trình độ lao động tƣơng đối cao so với các khu vực bên trong. Đây là một điều kiện giảm các chi phí đầu vào, cũng nhƣ chi phí phân phối lƣu thông sản phẩm cực kỳ hữu hiệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

ràng, từ việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng (đƣợc đầu tƣ thông qua các tập đoàn kinh tế thuộc sự quản lý của chính quyền trung ƣơng), hỗ trợ cơ sở pháp lý, linh hoạt trong điều hành chính sách tài chính thông qua vận hành các quỹ hỗ trợ xuất khẩu và chính sách ngoại hối, tỷ giá trong hỗ trợ và tạo điều kiện xuất khẩu. Tuy nhiên, việc thiếu thực thi luật bảo hộ sở hữu trí tuệ và các thƣơng hiệu mang tầm vóc toàn cầu đã khiến chiến lƣợc này mang lại sự thiếu sót lớn- các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc vẫn sở hữu hàm lƣợng giá trị gia tăng khá thấp. Lấy ngành thƣơng mại gia công chế biến làm ví dụ, hàm lƣợng giá trị gia tăng của sản phẩm Trung Quốc chỉ chiếm 37% vào năm 2006 và trong một số trƣờng hợp đặc biệt, hàm lƣợng giá trị giá tăng của hàng hóa xuất khẩu chỉ chiếm ít hơn 10%.

Xét dƣới góc độ xã hội, khi xuất khẩu phát triển, Trung Quốc đã tranh thủ tận dụng đƣợc nguồn lao động giá rẻ, đầy nhiệt huyết và có tính kỷ luật cao. Số lƣợng việc làm đƣợc tạo ra ngày một nhiều do việc mở rộng hoạt động xuất khẩu. Quá trình phân công lao động cũng rõ nét hơn, một lƣợng lớn lao động đƣợc chuyển từ nông thôn ra. Tuy nhiên, dƣới tác động của việc chuyển đổi ngành nghề, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hàng nông nghiệp cũng lại tạo ra một lƣợng lao động dƣ thừa đáng kể. Có di chuyển, có mở rộng, tạo ra nhiều việc làm hơn nhƣng đồng thời cũng tạo ra một lƣợng lao động dƣ thừa đáng kể. Bên cạnh lƣợng lao động giá rẻ, Trung Quốc còn có một lƣợng lớn những lao động tay nghề cao, có trình độ đặc biệt là lƣợng trí thức Hoa Kiều. Dƣới sự hỗ trợ từ chính sách phát triển khoa học công nghệ của chính phủ, lƣợng lao động này đang là thế mạnh nhằm tăng khả năng hấp thu cũng nhƣ bắt kịp công nghệ cao của Trung Quốc. Đây cũng chính là nhân tố mang tính quyết định cho việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Trung Quốc theo hƣớng tập trung vào các ngành giải trí, công nghệ thông tin, vật liệu mới, công nghệ sinh học. Bên cạnh đó, khoảng cách thu nhập trong xã hội lớn. Chênh lệch giàu nghèo lớn là căn nguyên quan trọng gây bất ổn xã hội. Các số liệu thống kê cho thấy, khoảng cách thu nhập ngày càng bị nới rộng tại Trung Quốc trong vài năm qua. Theo danh sách thƣờng niên những ngƣời giàu nhất thế giới, số lƣợng tỷ phú trung Quốc đã tăng gấp đôi, lên 115 ngƣời, năm 2010. Tuy nhiên, vẫn còn hàng triệu ngƣời dân nƣớc này sống với thu nhập chƣa đến 1 - 2 USD/ngày. Ngoài ra, trong tƣơng lai, thƣơng mại của Trung Quốc khó có tiềm năng có thể cung cấp số lƣợng và chất lƣợng các công việc mà Trung Quốc cần phải tạo ra để đáp ứng lực lƣợng lao động ngày càng tăng và chất lƣợng cao hơn. Nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với thử thách từ việc tạo 13 triệu công việc mới ở thành thị hàng năm để đáp ứng nhu cầu từ những ngƣời công nhân bị sa thải, sinh viên tốt nghiệp đại học, các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

quân nhân xuất ngũ và ngƣời nhập cƣ từ nông thôn

Xét dƣới góc độ môi trƣờng, về mặt lý thuyết, Trung Quốc hƣớng tới cơ cấu hàng xuất khẩu tối ƣu, hạn chế xuất khẩu hàng thô sơ chế, hạn chế việc khai thác tài nguyên dẫn đến tình trạng cạn kiệt cũng nhƣ ảnh hƣởng tới môi trƣờng do quá trình khai thác. Song trên thực tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu này lại gây ra những tác động không tốt đến môi trƣờng do quá trình sản xuất chính những sản phẩm đó. Hiện nay, nền sản xuất Trung Quốc đang sử dụng quá nhiều năng lƣợng, 20% cao hơn mức trung bình của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD). Khi kết hợp cùng với tốc độ tăng trƣởng đáng kể của nền kinh tế này, điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng ô nhiễm môi trƣờng cùng với sản xuất năng lƣợng: lƣợng khí nhà kính (GHG) thải ra và SOx (gây ra mƣa axit), và các chất thải khác đều tăng. Vì vậy, mối lo ngại về an ninh năng lƣợng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên đầu vào sản xuất (nhƣ dầu thô, nƣớc và khoáng sản) là không thể phủ nhận. Nhu cầu cho các nguồn năng lƣợng cơ bản đã tăng gấp 3 lần năm 1980 và an ninh năng lƣợng đối với quốc gia này thực sự là rất đáng quan tâm.

Trung Quốc đã từ một quốc gia tự cung cấp năng lƣợng thành quốc gia tiêu thụ năng lƣợng lớn thứ hai và tăng trƣởng nhanh nhất toàn thế giới, nhu cầu năm 2002-2005 đã gần tƣơng đƣơng với lƣợng năng lƣợng mà Nhật Bản tiêu thụ hàng năm. Hai phần ba các thành phố lớn của Trung Quốc cũng đang hàng ngày phải đối mặt với sự thiếu hụt nƣớc sinh hoạt và sản xuất. Rác thải và xử lý chất thải từ quá trình sản xuất cũng cao hơn nhiều so với định mức của OECD, nghĩa là chất lƣợng nguồn nƣớc và không khí kém hơn. Trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, 16 thành phố trong số đó là thuộc Trung Quốc, và ƣớc tính chi phí khắc phục cho quốc gia ô nhiễm không khí khoảng 3-7% GDP. Khoảng 1/3 các dòng sông lớn của Trung Quốc đƣợc xếp hạng là “ô nhiễm nặng” và 1/4 nguồn nƣớc ven biển là “cực kỳ ô nhiễm”.

Trung Quốc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hƣớng tăng dần hàm lƣợng chế biến đối với sản phẩm song khía cạnh môi trƣờng và xã hội lại chƣa đƣợc Trung Quốc tính đến. Mục đích tăng trƣởng kinh tế vẫn đƣợc Trung Quốc đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, đây cũng có thể xem nhƣ một bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của mình. Tăng hàm lƣợng chế biến đối với sản phẩm nhằm tăng thêm giá trị xuất khẩu cho các sản phẩm đó không có nghĩa bỏ qua các tác động tới xã hội và môi trƣờng.

Qua nghiên cứu cho thấy chính sách của Trung Quốc và tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc nhƣ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Một là, Trung Quốc thành lập các đặc khu kinh tế và các khu chức năng Kể từ năm 1980, Trung Quốc đã thành lập đặc khu kinh tế tại Vũ Hán, Thẩm Quyến để tạo môi trƣờng đầu tƣ thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Nội dung chính của chính sách bao gồm:

Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầy đủ và phát triển

Áp dụng các chính sách ƣu đãi thuế quan cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, bao gồm miễn thuế nhập khẩu thiết bị và giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Coi các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài và cung cấp trợ cấp cho các dự án định hƣớng xuất khẩu (đề xuất các yêu cầu với các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu liên quan tới các vấn đề nội địa, cân bằng giữa ngoại hối và tỷ lệ xuất khẩu, cùng với cắt giảm 50% các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả cho các doanh nghiệp định hƣớng xuất khẩu với lƣợng giá trị xuất khẩu vƣợt quá 70% của tổng lƣợng sản phẩm sản xuất tƣơng ứng).

Nhờ vào thành công tạm thời trong việc xây dựng các đặc khu kinh tế, năm 1984 Trung Quốc thiết lập khu phát triển kinh tế và kỹ thuật ở 14 tỉnh, thành phố duyên hải và áp dụng chính sách tƣơng tự nhƣ chính sách với đặc khu kinh tế. Sau đó, Trung Quốc xây dựng thêm khu phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, khu kho bãi, khu chế xuất xuất khẩu và rất nhiều các khu chức năng riêng biệt tƣơng ứng với nhiều loại hình khác nhau của các chính sách thực sự đồng nhất. Nhờ thế, Trung Quốc đã tạo lập đƣợc môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa công nghiệp thành phẩm. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn thành công trong việc kết hợp lợi thế cạnh tranh của nguồn đất đai và lao động giá rẻ với lợi thế về công nghệ, cách quản lý và hệ thống marketing quốc tế của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Kết quả là, quá trình chuyển dịch cơ câu xuất khẩu, từ chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm thô sơ chế của Trung Quốc đã dần chuyển sang xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp thành phẩm, mà ngày càng chú trọng vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp, thay vì là cơ sở gia công cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Bảng 1.1: Vai trò của đặc khu kinh tế với ngoại thƣơng Trung Quốc, 2009

Nhập khẩu/xuất khẩu Xuất khẩu

(Tỷ USD) % (Tỷ USD) %

Đặc khu kinh tế 186,25 8,4 104,18 8,7

Khu phát triển kinh tế và công nghệ 229,06 10,4 108,35 9,0 Khu phát triển ngành công nghiệp công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Khu kho bãi 114,43 5,2 37,14 3,1

Khu chế xuất xuất khẩu 151,38 6,9 101,44 8,4

Khu kho bãi logistic 9,52 0,4 3,87 0,3

Tổng 770,60 34,9 397,40 33,1

(Nguồn: Bộ Thương Mại Trung Quốc: http://english.mofcom.gov.cn)

Các khu chức năng hiện nay đã trở thành một nền tảng quan trọng cho sự phát triển của nền ngoại thƣơng Trung Quốc. Trong năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận ở những đặc khu chức năng là 33,1% toàn bộ giá trị xuất khẩu của cả nƣớc.

Hai là, áp dụng các chính sách phát triển hoạt động gia công.

Khi Trung Quốc thực hiện cải cách thƣơng mại, thì có rất nhiều công ty trong lĩnh vực thâm dụng lao động ở Nhật Bản và những nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở Đông Á vẫn đang tìm kiếm vùng đất mới để tái phân bổ các phƣơng tiện sản xuất trong lĩnh vực thâm dụng lao động (xuất phát từ sự tăng chóng mặt của chi phí sản xuất nội địa ở các quốc gia này). Những dự án đầu tƣ này đều đƣợc đặc trƣng bằng khối lƣợng nhập khẩu và tái xuất rất lớn/giá trị bởi vì nguyên liệu thô và các linh kiện phải nhập khẩu từ chính các nƣớc đó hoặc từ những nền kinh tế khác, và sau đó hàng hóa của họ mới tiếp tục tái xuất.

Để đạt đƣợc yêu cầu của những dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, chính phủ Trung Quốc đã áp dụng chính sách thúc đẩy hoạt động gia công, tức là các nguyên vật liệu và bán thành phẩm nhập khẩu từ các công ty nhằm mục đích gia công và tái xuất khẩu sẽ đƣợc miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan (chủ yếu là thuế giá trị gia tăng, VAT). Chính sách này đã xóa bỏ những rào cản từ thuế nhập khẩu cao và thuế giá trị gia tăng đối với nguyên vật liệu và bán thành phẩm nhập khẩu.

Ba là, khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài để thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu

Các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc. Năm 2009, các doanh nghiệp này đóng góp tới 55,9% và 54,2% kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt, hoạt động gia công, sản xuất các sản phẩm công nghiệp thành phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Có tới 81,3% hoạt động xuất khẩu hàng hóa công nghiệp là xuất phát từ các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, do đó,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

việc tận dụng và thu hút hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã giúp ngành xuất khẩu của Trung Quốc tăng trƣởng mạnh mẽ.

Các doanh nghiệp Trung Quốc tập trung vùng sản xuất tại các 332 đặc khu và thành phố ven biển, nơi thu hút gần 85% FDI và tạo ra 95% tổng giá trị xuất khẩu. Tại đây, đã có mạng lƣới cơ sở hạ tầng phát triển sẵn có ở mức độ khá và quan trọng là đã hình thành đồng bộ mạng lƣới cung ứng nguyên vật liệu từ các tỉnh phía trong lục địa. Đây là yếu tố làm giảm rất lớn chi phí tồn kho và vận chuyển. Hệ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh quảng ninh (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)