Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh quảng ninh (Trang 64)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2.Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

3.1.2.1. Tình hình kinh tế của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần đƣợc UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm thƣơng mại Móng Cái là đầu mối giao thƣơng giữa hai nƣớc Việt Nam - Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực. Năm 2010, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 7 ở Việt Nam

Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản,(Về trữ lƣợng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tƣ, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trƣởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc Tổ chức UNESCO tôn vinh. Quảng Ninh đƣợc xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nƣớc sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đƣờng biển giữa nƣớc ta với các nƣớc trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lƣu thƣơng mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tƣ; Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực.

Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nƣớc về thu ngân sách nhà nƣớc (năm 2012) sau thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và thành phố Hải Phòng. Tính đến hết năm 2011 GDP đầu ngƣời đạt 2264 USD/năm (Hạ Long 3.711 USD/năm, Móng Cái 2.764 USD/năm ,Cẩm Phả 2.686 USD/năm ,Uông Bí 2.460 USD/năm). Lƣơng bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực nhƣ than, điện, cảng và du lịch đều ở mức cao (2011 Điện 8,6 triệu đồng Than 7,7 triệu đồng Du Lịch - Dịch vụ 9,2 triệu Đồng).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 3.1.2.2. Dân số và lao động của tỉnh Quảng Ninh

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ninh có 34 dân tộc và ngƣời nƣớc ngoài cùng sinh sống. Trong đó, ngƣời kinh chiếm số lƣợng đông nhất, tiếp sau đó là ngƣời dao, ngƣời Tày, Sán Dìu, ngƣời hoa.

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 1.163.700 ngƣời, mật độ dân số đạt 191 ngƣời/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 606.700 ngƣời, dân số sống tại nông thông đạt 557.000 ngƣời. Dân số nam đạt 597.100 ngƣời, trong khi đó nữ đạt 566.600 ngƣời. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phƣơng tăng 9,2 ‰.

Lao động Quảng Ninh đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả, gồm có sử dụng lao động theo thành phần kinh tế, theo khu vực kinh tế và trong các ngành kinh tế cụ thể.

Sử dụng lao động theo thành phần kinh tế biểu hiện ở tỷ lệ lao động trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cao hơn thành phần kinh tế quốc doanh. Sử dụng lao động theo khu vực kinh tế với việc ngày càng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động trong nông - lâm - ngƣ nghiệp.

Sử dụng lao động trong các ngành kinh tế cụ thể biểu hiện trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Đây là nguồn nhân lực đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, đòi hỏi phải có sự quan tâm đào tạo về tay nghề chuyên môn, kỹ thuật nhằm nâng cao chất lƣợng lao động, đạt hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Do vậy, tỉnh Quảng Ninh luôn xác định dạy nghề là nhiệm vụ chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt quan tâm và có chính sách ƣu đãi dạy nghề cho lao động vùng nông thôn.

3.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụcủa tỉnh Quảng Ninh a. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Quảng Ninh

- Hệ thống giao thông:

Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đƣờng bộ, đƣờng thuỷ nội địa, giao thông đƣờng biển, giao thông đƣờng sắt và các cảng hàng không. Trong đó đƣờng biển phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các bến cảng và hệ thống luồng, lạch. Toàn tỉnh có 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng biển trong Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030.

Cảng Cái Lân: là cảng nƣớc sâu đƣợc đầu tƣ xây dựng thành cảng biển lớn, có thể cập tàu 3-4 vạn tấn, vừa bốc xếp hàng rời và hàng container.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Cảng Vạn Gia: là cảng cửa ngõ giao lƣu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, là vùng neo đậu chuyển tài hàng hoá. Cảng có chiều dài luồng tự nhiên 7 hải lý, độ sâu -75 m, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT ra vào an toàn.

Cảng Cửa Ông: là cảng chuyên dùng xuất than ở khu vực Cẩm Phả. Cảng có chiều dài 300m, độ sâu -9,5m, tàu 50.000 DWT ra vào thuận tiện.

Cảng Hòn Nét: nằm trong vịnh Bái Tử Long, có độ sâu - 16 m và khu vực đậu tàu rộng lớn.

Cảng Mũi Chùa: có độ sâu - 3,3 m, có thể đón tàu 1.000 DWT áp bến.

+ Đƣờng sắt: toàn tỉnh có 65 km đƣờng sắt quốc gia thuộc tuyến Kép-Hạ Long. Ngoài ra còn có hệ thống đƣờng sắt chuyên dùng ngành than.

+ Các cảng hàng không: Trong thời kỳ chiến tranh, có một số sân bay trực thăng phục vụ quân sự; đến nay, chỉ còn sân bay trực thăng Bãi Cháy đang khai thác và sân bay trực thăng Tuần Châu phục vụ du lịch.

- Hệ thống điện:

Tính đến ngày 30/6/2010 Quảng Ninh đang vận hành 03 nhà máy điện với tổng công suất 1.010MW, hệ thống lƣới điện truyền tải 220kV, 500KV

Hiện tại tình hình cung cấp điện lƣới quốc gia của tỉnh Quảng Ninh tƣơng đối ổn định, đảm bảo đƣợc nhu cầu cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn một số lƣợng nhỏ các trạm đang vận hành ở chế độ đầy tải và ngành điện đang tiến hành xây dựng kế hoạch nâng cấp công suất trạm để đảm bảo việc cung cấp điện đƣợc tốt hơn.

- Hệ thống cấp thoát nƣớc

Quảng Ninh đã xây dựng đƣợc hệ thống các nhà máy nƣớc có công suất lớn, đáp ứng đủ nhu cầu nƣớc sinh hoạt và sản xuất.

Toàn tỉnh còn có 69 công trình hồ, đập các loại.Hệ thống hồ, đập chính tập trung tại các vùng nông nghiệp nhƣ huyện Đông Triều, Yên Hƣng và các huyện miền Đông.Hệ thống này gồm 7 công trình với tổng trữ lƣợng 222 triệu m3.

b. Cơ sở hạ tầng xã hội của tỉnh Quảng Ninh * Hệ thống giáo dục, Y tế

Hệ thống các cơ sở đào tạo ở Quảng Ninh bao gồm: các trƣờng đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề và trung cấp nghề đào tạo đa ngành nghề đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho tỉnh và các khu vực lân cận. Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế đƣợc đầu tƣ đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và các du khách trong và ngoài nƣớc.

- Về thông tin Bƣu chính viễn thông: Hệ thống bƣu chính viễn thông đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện đáp ứng đƣợc các nhu cầu và hình thức thông tin.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống chợ và siêu thị: Quảng Ninh hiện có 114 chợ, trong đó có 5 chợ loại I; 20 chợ loại II; 81 chợ loại III và 8 chợ cụm xã thuộc chƣơng trình 135 của Nhà nƣớc.

Quảng Ninh hiện có 1 trung tâm siêu thị Metro và rất nhiều các siêu thị nhỏ. Trong tƣơng lai, Big C cũng đang xúc tiến xây dựng 1 trung tâm siêu thị Big C ở Hạ Long.

Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 559/QĐ-TTg (ngày 31-5-2004) của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt chƣơng trình phát triển chợ. Hệ thống chợ ở Quảng Ninh ngày một chuyển biến theo hƣớng tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Phần lớn các chợ đi vào hoạt động có hiệu quả, phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh thƣơng mại của tỉnh.

Theo thống kê của ngành Công Thƣơng thì hiện nay hơn 80% hoạt động phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh đƣợc diễn ra tại các chợ. Chợ có vai trò cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các chợ sẽ làm giảm chi phí phân phối và giảm giá bán cuối cùng, tạo thêm lợi ích cho ngƣời tiêu dùng thông qua cung cấp đa dạng về hàng hóa, thuận tiện về các dịch vụ khác. Trong 5 năm trở lại đây các địa phƣơng trong tỉnh đã có nhiều tích cực trong việc đầu tƣ xây mới, nâng cấp cải tạo các chợ truyền thống. Bên cạnh việc đầu tƣ xây mới, cải tạo, nâng cấp chợ đã làm cho các hoạt động mua bán hàng hóa tại các chợ trở nên sôi động hơn thì công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng và phòng chống cháy nổ cũng đƣợc đảm bảo hơn. Do vậy, phát triển chợ phải phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch về cơ sở hạ tầng, khu dân cƣ, công trình công cộng... mà vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu giao lƣu buôn bán ở mỗi địa phƣơng.

* Cơ sở hạ tầng cho các ngành dịch vụ

Hệ thống ngân hàng, tài chính và kho bạc: Hầu hết các ngân hàng thƣơng mại lớn nhƣ Vietcombank, Vietincombank, Ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng đầu tƣ và phát triển và rất nhiều các ngân hàng cổ phần đều hiện đang có ở tỉnh Quảng Ninh. Với quy mô đông đảo về số lƣợng các ngân hàng thƣơng mại đã tạo đƣợc môi trƣờng tài chính ổn định, cung cấp nguồn vốn dồi dào, lãi suất cạnh tranh tạo điều kiện tài chính thuận lợi cho các doanh nghiệp trên tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh quảng ninh (Trang 64)