Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh quảng ninh (Trang 30)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

1.3.1. Phát huy thế mạnh địa phương, từng bước theo kịp tốc độ phát triển của các địa phương khác trong cả nước và thế giới

Hoạt động xuất khẩu của một địa phƣơng thƣờng phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: (1) tiềm năng của Tỉnh; (2) cân đối cung, cầu, giá cả trên thị trƣờng thế giới. Khi có yêu cầu chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, đòi hỏi công tác quy hoạch sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

xuất của Tỉnh phải kịp thời xử lý để xác định đƣợc những nhóm hàng, mặt hàng chủ lực hay quan trọng, hay chỉ là nhóm hàng thứ yếu để tập trung đầu tƣ một cách có hiệu quả.

Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sẽ định hƣớng đầu tƣ cho sản xuất các ngành quan trọng, phục vụ đắc lực cho việc tăng cƣờng sản xuất và mở rộng xuất khẩu. Muốn tăng nhanh xuất khẩu phải tổ chức tốt việc sản xuất hàng xuất khẩu và muốn sản xuất tốt hàng xuất khẩu phải khai thác đƣợc các tiềm năng dồi dào sẵn có trong nƣớc bao gồm đất đai, lao động, vị trí địa lý, có thể bằng nguồn lực tổng hợp trong và ngoài tỉnh nhằm khai thác tốt lợi thế so sánh của mỗi địa phƣơng. Mặc dù vậy, cơ cấu mang tính truyền thống đó có thể không còn là ƣu thế trong thời đại của nền kinh tế tri thức, công nghệ cao nữa. Do đó, xét về dài hạn, vấn đề làm sao để địa phƣơng vừa có thể tiếp tục khai thác ngày một tốt hơn tiềm năng nội tại, vừa phát triển một cơ cấu xuất khẩu theo hƣớng hiện đại, theo xu hƣớng chung của cả nƣớc và thế giới thực sự là một vấn đề quan trọng [14].

Để thực hiện đƣợc điều đó, mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia phải tiếp tục tăng cƣờng đầu tƣ vào công nghệ sản xuất, chế biến các mặt hàng, chuyển hƣớng sang các hàng hóa có hàm lƣợng vốn và kỹ thuật cũng nhƣ chất xám cao, những sản phẩm này thực sự sẽ là nguồn hàng xuất khẩu trong dài hạn, có khả năng thay thế các mặt hàng sử dụng những nguồn lực tự nhiên sẽ cạn kiệt trong một tƣơng lai có thể nhận thấy trƣớc đƣợc. Do đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu sẽ giúp hài hòa đƣợc hai mặt của vấn đề này, đó là tiếp tục phát triển và khai thác lợi thế của Tỉnh, nhƣng đồng thời sẽ tập trung xây dựng những mặt hàng theo hƣớng hiện đại hơn. Dù vậy, dƣới bất kỳ góc độ nào, quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu cũng tập trung vào mục tiêu quan trọng là khai thác mọi tiềm năng và nguồn lực trong Tỉnh, giúp địa phƣơng xác định đƣợc một cơ cấu xuất khẩu hợp lý nhất, để đầu tƣ đúng đem lợi lợi ích lớn nhất cho mình và đất nƣớc.

1.3.2. Tăng cường hiệu quả xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán của địa phương

Thực chất của việc CDCCHXK là việc một địa phƣơng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thay đổi tỷ trọng các nhóm hàng, mặt hàng một cách phù hợp, đẩy mạnh xuất khẩu đáp ứng những nhu cầu của thị trƣờng thế giới nhằm đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Nói cách khác, CDCCHXK chính là việc xác định trong cơ cấu xuất khẩu của một địa phƣơng, tỷ trọng giữa các mặt hàng, nhóm hàng chủ lực - nhóm hàng quan trọng và nhóm hàng thứ yếu là bao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

nhiêu, từ đó có chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh xây dựng những mặt hàng chủ lực với số lƣợng lớn, kim ngạch cao đƣa vào trao đổi trên thị trƣờng thế giới, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Cụ thể, các địa phƣơng, trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn, song song với quá trình đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, căn cứ vào thị trƣờng thế giới và lợi thế so sánh của Tỉnh, sẽ tập trung nguồn lực ƣu tiên phát triển một số mặt hàng chủ lực và đây sẽ là động lực để thúc đẩy xuất khẩu phát triển tăng nhanh kim ngạch. Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của các địa phƣơng thƣờng là những mặt hàng có kim ngạch lớn, chiếm tỷ trọng tƣơng đối cáo trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của địa phƣơng và đây lại là những mặt hàng Tỉnh có thế mạnh cạnh tranh nên thƣờng có tốc độ tăng trƣởng mạnh do vậy khi nhóm hàng này tăng trƣởng thì đóng góp ngoại tệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các địa phƣơng là rất lớn. Xây dựng thành công nhóm hàng này sẽ trực tiếp tăng đƣợc nguồn vốn ngoại tệ cho nền kinh tế địa phƣơng, mặt khác gián tiếp ảnh hƣởng đến sản xuất trong Tỉnh và xuất khẩu các sản phẩm khác thông qua củng cố uy tín địa phƣơng, uy tín đất nƣớc trên thị trƣờng quốc tế. Nhờ vậy, có thể nói nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực đóng vai trò nhƣ một nguồn lực giúp kim ngạch xuất khẩu của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia tăng nhanh và ổn định.

Xu hƣớng cũng nhƣ kinh nghiệm chung của các nƣớc (đặc biệt là các nƣớc đang phát triển có điều kiện giống Việt Nam) những năm đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, cơ cấu xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tự nhiên của nền kinh tế, vì thế, các mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng thô, sơ chế, sau đó chuyển dần sang xuất khẩu các mặt hàng có hàm lƣợng vốn và khoa học kỹ thuật cao. Đây là những lý giải tại sao Thái Lan, Singapore, Malaixia lại có kim ngạch xuất khẩu cao nhƣ vậy mặc dù tiềm lực chƣa phải là đã mạnh. Vào thập kỷ 60, trong cơ cấu xuất khẩu của những nƣớc này chủ yếu dựa vào những tiềm năng sẵn có về tài nguyên và lao động nhƣ: dầu cọ, gạo, cao su, gỗ, may mặc, nhƣng đến nay, tỷ trọng của những mặt hàng này còn lại rất nhỏ, mà thay thế bằng những mặt hàng có hàm lƣợng vốn và công nghệ cao. Tỉnh Quảng Ninh cũng không nằm ngoài xu thế này.

Cán cân thanh toán quốc tế của một Tỉnh phụ thuộc rất nhiều vào cán cân mậu dịch. Chỉ khi các nguồn thu ngoại tệ tăng lên thì một quốc gia, một địa phƣơng mới có điều kiện chi trả các khoản đầu tƣ cho các hạng mục để phát triển kinh tế xã hội. Các nguồn thu nhƣ đầu tƣ nƣớc ngoài, vay nợ và viện trợ, tuy quan trọng, nhƣng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này, thậm chí, nếu thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

kém còn trở thành nợ nần làm cho cán cân thƣơng mại mất cân đối. Trong tƣơng lai, các nguồn vốn ngoại tệ không phải từ xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng lên. Nhƣng mọi cơ hội đầu tƣ và vay nợ của nƣớc ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tƣ và ngƣời cho vay thấy đƣợc khả năng xuất khẩu, đặc biêt là xuất khẩu hàng hóa của một Tỉnh. Điều đó chứng minh rằng mục đích của việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu không chỉ là để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu mà còn góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của địa phƣơng [14].

1.3.3. Phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyên môn hóa, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là mục tiêu phát triển kinh tế trọng tâm của nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc. Để thực hiện mục tiêu này, việc CDCCHXK theo hƣớng tăng dần tỷ trọng hàng chế biến có ý nghĩa vô cùng to lớn. Lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng, trong xu thế tự do hóa thƣơng mại và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cách thức thực hiện quá trình CNH, HĐH phù hợp nhất là theo mô hình công nghiệp hóa hƣớng về xuất khẩu, hay chính xác hơn là mô hình công nghiệp hóa theo hƣớng hội nhập. Điều này có nghĩa là thị trƣờng phù hợp nhất để tiêu thụ sản phẩm cho các ngành sản xuất mới là thị trƣờng xuất khẩu. Bởi vì, các nƣớc thực hiện theo mô hình công nghiệp hóa hƣớng về xuất khẩu đặt trọng tâm phát triển của nền kinh tế vào các lĩnh vực có lợi thế tƣơng đối so với các nƣớc khác trên thế giới. Do đó, quy mô sản xuất trong nƣớc không bị giới hạn bởi khả năng tiêu thụ ở thị trƣờng nội địa với những hạn chế cố hữu, nhƣ sức mua thấp, quy mô cầu nhỏ, cơ cấu nhu cầu chậm biến đổi. Nhƣ vậy, các ngành sản xuất hƣớng tới xuất khẩu không chỉ thu đƣợc hiệu quả nhờ chi phí sản xuất thấp, mà còn thu đƣợc lợi ích do tăng quy mô sản xuất, tiêu thụ. Qua đó, các doanh nghiệp có điều kiện tăng tích lũy để tái đầu tƣ mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và công nghệ, mở rộng mặt hàng và phát triển sản phẩm xuất khẩu mới.

Đồng thời, trong phạm vi nền kinh tế, việc tăng nhanh xuất khẩu là cơ sở để đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng nhanh sản lƣợng sản xuất và tăng trƣởng kinh tế, giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động; tăng cƣờng tích lũy ngoại hối, giảm bớt thâm hụt cán cân thƣơng mại; tăng cƣờng tích lũy để đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và tái đầu tƣ phát triển các nguồn lực trong nƣớc. Nói cách khác, chính hiệu quả thu đƣợc nhờ xuất khẩu là cơ sở kinh tế để tiến hành, thực hiện quá trình cải biến nền kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa cả về mặt kinh tế, kỹ thuật và kinh tế, xã hội. Những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa của nền kinh tế cũng đƣợc giải quyết tốt hơn [28].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

1.3.4. Tạo áp lực buộc các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp của địa phương trên trường quốc tế

Trong nền kinh tế thị trƣờng, căn cứ đầu tiên cần xác định là việc phải xem xét thị trƣờng thế giới đang có nhu cầu về những mặt hàng nào, những quốc gia nào có khả năng tham gia thị trƣờng, vòng đời, giá cả mặt hàng đó ra sao. Hay nói một cách khái quát là cần xem xét kỹ lƣỡng các yếu tố cung, cầu, giá cả đối với nhóm hàng mà quốc gia mình sẽ tham gia xuất khẩu. Từ đó tổ chức sản xuất theo hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hƣớng về thị trƣờng thế giới. Điều này không những đòi hỏi các cơ quan hoạch định chính sách vĩ mô phải hoạch định chính sách một cách kịp thời, chính xác, phù hợp, mà còn đòi hỏi từng doanh nghiệp phải điều chỉnh lại công tác quản trị kinh doanh, xác định lại cơ cấu mặt hàng mà mình sản xuất hoặc kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng thế giới. Để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, từng doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lƣợng hàng hóa, giá cả phải hợp lý, mẫu mã phải đẹp, hấp dẫn. Tất cả các tiêu chí đều phải căn cứ vào yêu cầu của thị trƣờng quốc tế. Mặt khác, phải nắm vững hệ thống luật pháp, thông lệ quốc tế, và điều quan trọng hơn cả là phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

1.3.5. Nâng cao chất lượng lao động của địa phương, góp phần vào quá trình phân công lao động quốc tế

Khi các trạng thái kinh tế thay đổi, do cơ cấu xuất khẩu thay đổi theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có tác động trực tiếp tới phân công lao động trong nƣớc. Các ngành nghề lao động thủ công, truyền thống sẽ lại đƣợc khôi phục do có thị trƣờng tiêu thụ đồng thời xuất hiện thêm nhiều mặt hàng mới do yêu cầu của nền kinh tế và thị trƣờng thế giới. Từ sự chuyển dịch này, đòi hỏi phải diễn ra quá trình phân công lao động trong nƣớc cho phù hợp với phân công lao động quốc tế. Những ngành sản xuất kinh doanh hƣớng về xuất khẩu sẽ thu hút một số lƣợng lớn lao động, đồng thời đòi hỏi chất lƣợng lao động không ngừng đƣợc nâng cao [14].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- -

.

1.4. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của một số quốc gia trên thế giới trên thế giới

1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Cơ cấu hàng xuất khẩu Trung Quốc có sự chuyển dịch rất rõ rệt. Từ chỗ xuất khẩu 50,5% hàng thô sơ chế năm 1985, tới năm 2009, tỷ lệ này chỉ còn 5,3%. Đối với hàng công nghiệp thành phẩm thì lại tăng từ 49,5% năm 1985 lên 94,7% năm 2009. Sự chuyển dịch này giúp cho sự phát triển của ngoại thƣơng Trung Quốc nói riêng và quá trình phát triển đất nƣớc nói chung tiến tới đạt đƣợc một sự bền vững hơn về lâu dài. Bởi lẽ, chỉ trông chờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn thì khó có thể duy trì đà tăng trƣởng ổn định, chƣa kể, các ngành xuất khẩu sản phẩm thô đều rất ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng tới chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân và chất lƣợng của sự tăng trƣởng kinh tế, nhìn từ góc độ phát triển bền vững. Tuy nhiên, đó chỉ là mặt lý thuyết và đích hƣớng tới của Trung Quốc. Trên thực tế, khi phát triển các ngành hàng xuất khẩu của mình, đặc biệt các mặt hàng công nghiệp thành phẩm, Trung Quốc cũng gây ra không ít các ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng. Điều này sẽ đƣợc nhận định rõ hơn ở phần sau [12].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 49.5 74.4 85.688.8 89.8 89.8 90.1 91.3 92.1 93.2 93.6 94.594.9 94.6 94.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1985 1990 1995 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 (%) Hàng thô sơ chế Hàng công nghiệp thành phẩm

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc (1985-2009)

(Nguồn: Số liệu từ Bộ Thương Mại Trung Quốc: http://english.mofcom.gov.cn)

Xét dƣới góc độ kinh tế, rõ ràng với việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hƣớng tăng dần hàm lƣợng chế biến đã mang lại sự mở mang nhất định cho hoạt động ngoại thƣơng của Trung Quốc, góp phần nâng cao vị thế Trung Quốc trên trƣờng thế giới. Kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này liên tục tăng và đóng góp một tỷ trọng tƣơng đối lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc. Tỷ trọng này tƣơng đối ổn định trong giai đoạn gần đây từ năm 2006 đến nay. Ngoài ra, mức độ đóng góp của hoạt động xuất khẩu tới toàn bộ nền kinh tế cũng nhƣ vào tốc độ tăng trƣởng GDP của Trung Quốc cũng tăng lên theo. Mặc dù có tới 31% lƣợng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc hiện nay là các sản phẩm công nghệ mới và cao cấp, nhƣng điều này không đồng nghĩa với việc hàng xuất khẩu của Trung Quốc có hàm lƣợng giá trị gia tăng cao tƣơng ứng. Nhờ sự hình thành của chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, Trung Quốc đã cố gắng để thoát khỏi mắt xích “gia công khâu cuối cùng” có hàm lƣợng giá trị gia tăng thấp, bằng cách thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và tham gia mạnh mẽ hơn vào hệ thống “phân công lao động” quốc tế. Những chiến lƣợc nhƣ vậy đã giúp tạo ra thêm hơn 10 triệu cơ hội việc làm cho các công nhân Trung Quốc và cũng cho phép Trung Quốc chuyển hƣớng nguồn lao động sang sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu vào thị trƣờng quốc tế và thu về một lƣợng ngoại hối đáng kể.

Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc đã có quyết sách dài hạn đúng đắn khi hình thành các đặc khu kinh tế ven biển. Khu vực duyên hải ven biển của Trung Quốc đã hình thành từ lâu và cơ bản đã hình thành các điều kiện cơ sở hạ tầng tƣơng đối tốt về năng lƣợng, giao thông và cảng biển, trình độ lao động tƣơng đối

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh quảng ninh (Trang 30)