Những quan điểm và định hƣớng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh quảng ninh (Trang 107)

6. Kết cấu của luận văn

4.3. Những quan điểm và định hƣớng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh

Văn Kiện Đại Hội Đảng X đã nêu mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển kinh tế đất nƣớc 2006-2010, trong đó có xác định ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ cao, công nghiệp chế tạo và công nghiệp bổ trợ nhằm “tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế”. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã ban hành Khung hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho riêng năm 2010 trong đó đối với hoạt động xuất khẩu đƣợc xác định tƣơng đối rõ về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu không chỉ dựa vào lợi thế so sánh sẵn có mà cần xây dựng c

; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm hàm lƣợng công nghệ cao, nhất là hàng điện tử và tin học, các sản phẩm phần mềm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

4.3.1. Mục tiêu, quan điểm, định hướng chung phát triển kinh tế, phát triển ngành và xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh

4.3.1.1. Mục tiêu, quan điểm

Thực hiện nghị quyết Đảng bộ Tỉnh và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, phát triển kinh tế, phát triển ngành và xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh có trọng tâm, trọng điểm, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả để thực hiện công nghiệp hoá trƣớc năm 2020.

Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 2011- 2020 khoảng 14,2%. GDP bình quân đầu ngƣời vào năm 2015 (giá so sánh 1994) đạt khoảng 1.250 USD, năm 2020 đạt khoảng trên 3.128 USD.

Tỷ lệ tích lũy đầu tƣ lên 50% so với GDP vào năm 2015, đáp ứng 75% nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển.

Thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể dục - thể thao v.v…

Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh

TT Loại chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1 Dân số (nghìn ngƣời) 1.124,1 1.350,9 1.437,3

2 GDP (tỷ đồng)

- Theo giá so sánh 1994 11.375,2 16.886,6 43.065,1

- Theo giá hiện hành 36.341,3 52.346,0 167.405,0

3 Cơ cấu GDP (% - giá hiện hành) 100 100 100

- Công nghiệp, xây dựng 46,3 47,7 48,5

- Dịch vụ 49,7 49,0 50,1

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 4,0 3,3 1,4

4 GDP/ngƣời (USD)

- Theo giá so sánh 1994 950,0 1.250 3.127,8

- Theo giá hiện hành 1.757,1 2.515 6.292,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 4.4: Tốc độ tăng trƣởng GDP theo ngành của tỉnh Quảng Ninh các giai đoạn

Đơn vị tính: %

TT Loại chỉ tiêu Thời kỳ (năm)

2006 - 2010 2001 - 2010 2011 - 2020

1 Dân số - 1,02 0,96

2 GDP 13,3 13,0 14,2

- Công nghiệp, xây dựng 15,0 13,8 14,3

- Dịch vụ 12,0 13,3 14,7

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 4,0 4,2 4,6 4,5

4.3.1.2. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực

Một là, đối với ngành Công nghiệp: Phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh nhƣ: khai thác than, điện, vật liệu xây dựng, cơ khí mỏ, cơ khí đóng tàu, công nghiệp phục vụ du lịch…

Xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung. Phát triển công nghiệp quy mô nhỏ ở nông thôn và miền núi. Đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại; tiếp nhận vốn và chuyển giao công nghệ tiên tiến từ bên ngoài. Giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp, phát triển dịch vụ du lịch và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

a) Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản:

- Khai thác và chế biến than: năm 2010, sản lƣợng than đạt 39 - 41 triệu tấn/năm; năm 2020 đạt 50 triệu tấn/năm;

- Khai thác và chế biến các khoáng sản khác nhƣ: sét, cao lanh, cát, đá… b) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Xây dựng mới các nhà máy xi măng lò quay có công nghệ tiên tiến và hiện đại ở khu vực Hoành Bồ (tổng công suất 4 triệu tấn/năm, sau đó nâng lên 6 triệu tấn/năm). Liên doanh cung cấp clinker cho các trạm nghiền clinker ở Vùng Nam Trung Bộ và Vùng Đông Nam Bộ. Xây dựng nhà máy bao bì xi măng. Mở rộng và xây dựng mới các trạm trộn bê tông.

Đầu tƣ dây chuyền sản xuất gạch không nung; nâng tỷ lệ gạch không nung trong cơ cấu vật liệu xây dựng lên 13% vào năm 2010 và 30% vào năm 2020. Xây dựng nhà máy gạch lát ceramic, gạch tuynel, các cơ sở sản xuất đá ốp lát, ván ép.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

c) Công nghiệp đóng tàu, cơ khí chế tạo

Phát triển và hiện đại hóa ngành cơ khí mỏ, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền đến 50.000 tấn.

d) Công nghiệp luyện kim

Đầu tƣ xây dựng nhà máy tạo phôi, cán thép, thép tấm quy mô vừa để cung cấp nguyên liệu. Nghiên cứu đầu tƣ đồng bộ theo các bƣớc đi thích hợp cho các cơ sở công nghiệp luyện kim. Thúc đẩy đầu tƣ cơ sở sản xuất thép ở khu vực Việt Hƣng - Cái Lân.

đ) Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm và đồ uống

Ƣu tiên đổi mới thiết bị, công nghệ; chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chế biến các sản phẩm có chất lƣợng cao phục vụ đời sống nhân dân, xuất khẩu và du lịch. Đầu tƣ nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, nuôi trồng thủy sản, hoa quả, thực phẩm và đồ uống.

e) Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: tập trung phát triển các ngành dệt, da, may, gốm sứ, thủy tinh…

g) Phát triển các ngành công nghiệp khác: công nghiệp điện, sản xuất phân đạm, than sinh hoạt, liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô ...

h) Phát triển tiểu, thủ công nghiệp.

i) Định hƣớng phát triển các khu, cụm công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu, cụm công nghiệp hiện có; nghiên cứu thành lập một số khu, cụm công nghiệp gắn với các khu kinh tế, khu dịch vụ nhƣ các Khu Công nghiệp (KCN): Cái Lân, Việt Hƣng, Đồng Mai, Hải Yên, Ninh Dƣơng, Chạp Khê, Phƣơng Nam, Tiên Yên, Kin Sen và KCN sạch thuộc Khu kinh tế Vân Đồn, nghiên cứu thành lập một số khu công nghệ; cụm công nghiệp tại Đông Triều và một số cụm công nghiệp khác trên hành lang đƣờng 18A.

Hai là, đối với ngành Dịch vụ du lịch

Đến năm 2010, sẽ thu hút khoảng 6,8 triệu lƣợt khách du lịch (trong đó, từ 2,5 - 3 triệu lƣợt khách quốc tế) và tăng gấp 1,5 lần vào năm 2020. Phấn đấu doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng vào năm 2010 và trên 5.000 tỷ đồng vào năm 2020.

Tập trung phát triển 4 khu du lịch chính là: Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái - Trà Cổ, Uông Bí - Đông Triều - Yên Hƣng thành trung tâm du lịch lớn tƣơng xứng với vị thế của Tỉnh có thu từ du lịch chiếm tỷ trọng cao, bền vững trong cơ cấu GDP. Tổ chức các tuyến du lịch trong tỉnh, ngoài tỉnh và du lịch nƣớc ngoài. Chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao và các sản phẩm du lịch bổ trợ, sản phẩm lƣu niệm thủ công mỹ nghệ, ẩm thực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Ba là, đối với ngành Thƣơng mại, xuất nhập khẩu và các ngành dịch vụ khác Phát triển ngành thƣơng mại nội địa; đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động kinh tế đối ngoại; phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bƣu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và phần mềm, dịch vụ vận tải, xây dựng, tƣ vấn v.v.. Tập trung xây dựng Hạ Long, Móng Cái thành các Trung tâm thƣơng mại lớn của Tỉnh và của Vùng đồng bằng sông Hồng.

Bốn là, đối với ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản

- Phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn. Từng bƣớc hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra sản phẩm chất lƣợng và có sức cạnh tranh.

Về lâu dài, cây lƣơng thực vẫn giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với an ninh lƣơng thực, hƣớng chủ yếu là tập trung thâm canh, chuyển đổi cơ cấu diện tích cây trồng hợp lý. Phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây thực phẩm.

Phát triển mạnh chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp hóa, từng bƣớc trở thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp.

- Phát triển lâm nghiệp toàn diện, chú trọng phát triển 3 loại rừng: rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất. Hình thành 2 vùng sản xuất lâm nghiệp: vùng cây nguyên liệu gỗ cho sản xuất, xây dựng; vùng cây lâm nghiệp đặc sản (quế, hồi, thông nhựa) cho xuất khẩu. Đến năm 2020, tỷ lệ độ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt từ 50 - 55%. Phát triển lâm nghiệp phải thực hiện đƣợc mục tiêu góp phần xóa đói, giảm nghèo; đời sống ngƣời lao động làm trong ngành lâm nghiệp (bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng, khai thác, chế biến) ngày càng khá lên. Đẩy mạnh sản xuất lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa.

- Phát triển thủy, hải sản trên quan điểm kết hợp hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến, chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang chế biến xuất khẩu sản phẩm chất lƣợng cao; tạo ra khối lƣợng hàng hóa lớn; đƣa thủy, hải sản thành ngành kinh tế có vị trí xứng đang trong kinh tế của Tỉnh.

4.3.2. Quan điểm, định hướng CDCCHXK của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

4.3.2.1. Quan điểm chỉ đạo CDCCHXK của tỉnh Quảng Ninh

Xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2015. Trên cơ sở quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2025. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp sau: Công nghiệp khai khoáng; công nghiệp sản xuất điện; công nghiệp sản xuất xi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

măng, vật liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí, đóng tàu; công nghiệp chế biến (may mặc, giầy da,...); công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nông thôn,…

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng cao của ngành công nghiệp đi đôi với chi phí sản xuất hợp lý, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả để tăng sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức cá nhân đến đầu tƣ phát triển sản xuất công nghiệp tại Quảng Ninh nhằm phát huy cao độ mọi nguồn lực trong nƣớc, thu hút tối đa và khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy lợi thế cạnh tranh; định hƣớng tốt hơn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển công nghiệp theo những mục tiêu chung.

Phát triển thƣơng mại tỉnh Quảng Ninh tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, tác động tích cực đến sản xuất và phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của xã hội, góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh. Phát triển thƣơng mại tỉnh Quảng Ninh hƣớng mạnh vào xuất khẩu kết hợp phát triển thị trƣờng nội địa, thị trƣờng nông thôn, miền núi, hải đảo. Với nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhiều loại hình đan xen, có mối quan hệ và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Phát triển thƣơng mại theo hƣớng văn minh, hiện đại, từng bƣớc nâng cao hiệu quả hoạt động thƣơng mại gắn với hiệu quả kinh tế xã hội và bảo vệ môi trƣờng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cƣ. Phát triển thƣơng mại theo hƣớng chú trọng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, làm cho ngành thƣơng mại thêm khang trang hiện đại, đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh doanh trong giai đoạn mới. Thu hút vốn đầu tƣ cho hạ tầng trung tâm thƣơng mại, siêu thị và phát triển kinh tế cửa khẩu, xuất nhập khẩu; chuyển đổi mô hình quản lý chợ.

a) Quan điểm ƣu tiên cao cho phát triển xuất khẩu: Cần nhất quán coi xuất khẩu là hƣớng ƣu tiên trọng điểm hàng đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh Quảng Ninh để đạt đƣợc sự tăng trƣởng bền vững. Hƣớng về xuất khẩu sẽ chính là công cụ hữu hiệu để phát huy lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của sản xuất trong Tỉnh (tất nhiên là với điều kiện chọn lựa đƣợc đúng các lĩnh vực đầu tƣ phát triển). Tiếp tục kiên trì chủ trƣơng đẩy mạnh xuất khẩu nhƣ một hƣớng ƣu tiên có vị trí cực kỳ quan trọng để tăng trƣởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động, tạo nguồn vốn để nhập khẩu, tranh thủ công nghệ; chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Xây dựng tỉnh Quảng Ninh thành đầu mối bán buôn xuất- nhập khẩu và phát luồng hàng lớn của đất nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

b) Quan điểm về thị trƣờng: Gắn kết thị trƣờng trong tỉnh, trong nƣớc với thị trƣờng ngoài nƣớc; gắn thị trƣờng với sản xuất và sản xuất với thị trƣờng xuất khẩu, vừa chú trọng thị trƣờng trong nƣớc, vừa ra sức mở rộng và đa dạng hóa thị trƣờng bên ngoài, sản xuất hàng xuất khẩu phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng thế giới chứ không chỉ căn cứ vào năng lực sản xuất sẵn có; đặt hiệu quả kinh doanh xuất khẩu trong hiệu quả kinh tế - xã hội chung.

Đa phƣơng hoá quan hệ thƣơng mại, đa dạng hoá thị trƣờng xuất khẩu, tập trung phát triển thị trƣờng đã có, xây dựng thị trƣờng xuất khẩu trọng điểm kết hợp với thâm nhập và khai thác các thị trƣờng mới. Kết hợp phát triển thị trƣờng khu vực với thị trƣờng các châu lục. Tiếp cận hiệu quả, vững chắc các thị trƣờng lớn của các nƣớc công nghiệp phát triển.

c) Quan điểm về mặt hàng: Cần coi trọng các mặt hàng, sản phẩm xuất khẩu truyền thống của Tỉnh, đồng thời cần tích cực mở rộng các mặt hàng, sản phẩm mới theo yêu cầu của thị trƣờng và phát huy lợi thế so sánh, hƣớng đến những sản phẩm xuất khẩu có tỷ lệ giá trị gia tăng cao, chế biến sâu, có hàm lƣợng công nghệ và tri thức cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô và sơ chế, đa dạng hoá chủng loại hàng xuất khẩu. Tạo dựng những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhƣng không giới hạn vào những mặt hàng cố định mà linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và biến động giá cả. Cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mà tỉnh Quảng Ninh đang có thế mạnh, có lợi thế so sánh nhƣ: công nghiệp nhẹ (hàng dệt may, giày dép), cơ kim khí, điện - điện tử (cả lắp ráp và sản xuất linh kiện), hàng nông - lâm - thuỷ sản (một số mặt hàng đặc sản cao cấp hoặc đã qua chế biến), hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm dịch vụ và có khả năng xuất khẩu tại chỗ. Từng bƣớc tăng dần khối lƣợng sản xuất hàng xuất khẩu trực tiếp thay thế hình thức gia công cho nƣớc ngoài và chuyển khẩu.

Chú trọng phát triển xuất khẩu lao động và xuất khẩu dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch quốc tế và các dịch vụ trình độ cao, chất lƣợng cao thu ngoại tệ tại chỗ.

d) Quan điểm về đa dạng hóa các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu, hoàn thiện các thiết chế thị trƣờng phục vụ phát triển xuất khẩu: Kiên trì chủ trƣơng đa dạng hóa thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu trên phạm vi toàn Tỉnh, trong đó có cả các DNNN trung ƣơng và địa phƣơng, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh quảng ninh (Trang 107)