6. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Những khó khăn, thách thức
Một là, do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới còn tác động rất lớn đến tình hình trong nƣớc nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng; thiên tai, dịch bệnh khó lƣờng sẽ ảnh hƣởng lớn đến sản xuất - kinh doanh và CDCCHXK của tỉnh, đời sống của nhân dân và việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (trong đó có xuất khẩu). Quá trình hợp tác phát triển tạo ra sự cạnh tranh không nhỏ trong việc thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nƣớc, điều này cũng tạo áp lực cho thu hút nguồn nhân lực vào những ngành và những lĩnh vực sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu chủ yếu, gây khó khăn cho CDCCHXK chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Hai là, hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là giao thông bất cập lớn, không theo kịp sự phát triển, đặc biệt trong bối cảnh tự do hóa thƣơng mại ASEAN - Trung Quốc vào năm 2015. Ô nhiễm môi trƣờng do việc khai thác than, khoáng sản nhiều năm; mâu thuẫn, tác động đan xen giữa phát triển công nghiệp với du lịch. Đây là một thách thức rất lớn trong CDCCHXK chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh.
Ba là, cơ cấu, chất lƣợng nguồn nhân lực còn thấp, mức độ sẵn sàng hội nhập quốc tế của doanh nghiệp còn thấp, văn minh đô thị, nông thôn còn khoảng cách khá lớn so với yêu cầu của địa bàn cửa ngõ với các ngành công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt là du lịch hiện đại, quốc tế. Đặc biệt, nhân lực cho sản xuất và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cũng nhƣ nhân lực tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu đòi hỏi phải có những tố chất và trình độ chuyên môn phù hợp với khu vực và thế giới.
Bốn là, quy mô sản xuất một số ngành nhỏ bé, phân tán, chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh hạn chế; sản xuất nông nghiệp manh mún, giá trị thấp.
Năm là, ngành công nghiệp và thƣơng mại của Quảng Ninh phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhất là phát triển kinh tế biển, thƣơng mại, dịch vụ, du lịch; cơ cấu ngành công nghiệp chƣa phát triển đồng đều (công nghiệp nhẹ, công nghiệp cơ khí, chế tạo,...); công nghệ cao còn ít; công nghiệp phụ trợ, công nghiệp dịch vụ chƣa phát triển. Sản phẩm công nghiệp chƣa có uy tín trong nƣớc và quốc tế. Giao thông đi lại còn khó khăn, là yếu tố ảnh hƣởng hạn chế phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần CDCCHXK,... Các khu, cụm công nghiệp phát triển chƣa tƣơng xứng, còn phân tán; quản lý nhà nƣớc về công nghiệp, thƣơng mại còn bất cập, ô nhiễm môi trƣờng trong sản xuất công nghiệp còn xẩy ra; chất lƣợng nguồn nhân lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hƣớng về xuất khẩu còn thấp.
Sáu là, phát triển kinh tế và xuất khẩu tuy đạt tốc độ cao nhƣng hiệu quả tăng trƣởng chƣa bền vững, chất lƣợng xuất khẩu và chất lƣợng tăng trƣởng chƣa tƣơng xứng với với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tốc độ hiện đại hoá, đổi mới công nghệ chậm. Công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn chƣa đáp ứng yêu cầu. Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài tăng nhƣng chƣa tƣơng xứng tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt là thu hút FDI nhằm hƣớng vào CDCCHXK chƣa có hiệu quả cao. Tỷ trọng khu vực công nghiệp địa phƣơng còn thấp chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Cơ chế, chính sách chƣa thật sự đồng bộ, thiếu ổn định, đặc biệt chƣa xây dựng đƣợc một cơ chế hứu hiệu để tạo năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu và nền kinh tế của tỉnh. Năng lực cạnh tranh của nhiều ngành và sản phẩm còn thấp, chƣa tập trung đầu tƣ vào các sản phẩm mũi nhọn, trọng điểm hƣớng về xuất khẩu. Tỷ trọng đầu tƣ cho phát triển công nghiệp hƣớng về xuất khẩu còn thấp so với yêu cầu...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Bẩy là, hệ thống giao thông, kho cảng còn hạn chế, chƣa thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ lớn về sản xuất, lƣu thông, thƣơng mại, dịch vụ, vì vậy việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu là rất khó khăn.
Tám là, quỹ đất dành cho phát triển siêu thị, trung tâm thƣơng mại còn ít. Chín là, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật của chợ khu vực nông thôn, miền núi còn nghèo nàn, chắp vá, xuống cấp, nguồn lực không có. Đầu tƣ cải tạo, nâng cấp chƣa tập trung, thiếu đồng bộ. Công tác đầu tƣ xây dựng còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn. Điều này cũng ảnh hƣởng lớn đến nguồn cung ứng nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu, làm cho CCHXK chuyển dịch gặp khó khăn.
Tóm lại, CCHXK chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh tuy có bƣớc chuyển dịch nhƣng thị trƣờng chƣa thực sự ổn định, tốc độ chuyển dịch của từng nhóm mặt hàng và từng mặt hàng trong nhóm mặt hàng xuất khẩu chƣa bền vững. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nhìn chung còn lạc hậu, tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản thô còn lớn, chất lƣợng một số mặt hàng xuất khẩu chƣa phù họp với yêu câu của thị trƣờng thế giới. Một số mặt hàng đến nay chƣa tìm đƣợc thị trƣờng xuất khẩu trực tiếp mà xuất khẩu ủy thác qua thƣơng nhân ở tỉnh ngoài, nƣớc ngoài. Thông tin thị trƣờng, chính sách về thị trƣờng thế giới thiếu, yếu, bị động.
Quảng Ninh đến năm 2020 - (xem bảng 4.2). 2020 Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Tổng giá trị xuất khẩu 1.074,5 1.329,5 1.641,5 1.917,5 2.007,5 2.176 2.433,8 Phân theo nhóm hàng
Hàng công nghiệp và
khoáng sản 841,5 1.042 1.240,1 1.414,1 1.458 1.575 1.757,5 Hàng công nghiệp nhẹ
và tiểu thủ công nghiệp 63,5 154 321,5 404,5 443,5 484,5 541,8
Hàng nông sản 2 1 1 1 1 1 1
Hàng lâm sản 154,5 121 70,5 88 90,5 98 112,85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Bảng (2014 - 2020) : % Nhóm hàng Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng trị giá (USD) 1.074,5 1.330 1.642 1.918 2.008 2.176 2.434 Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 78,32 78,38 75,55 73,75 72,63 72,38 72,21 Hàng công nghiệp nhẹ
và tiểu thủ công nghiệp 5,91 11,58 19,59 21,10 22,09 22,27 22,26
Hàng nông sản 0,19 0,08 0,06 0,05 0,05 0,05 0,04
Hàng lâm sản 14,38 9,10 4,29 4,59 4,51 4,50 4,64
Hàng thủy sản 1,21 0,86 0,52 0,53 0,72 0,80 0,84
Nhƣ vậy, giai đoạn 2013 - 2019 mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao vẫn là nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, sau đó đến mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (đây là nhóm các mặt hàng mà tỉnh Quảng Ninh rất có lợi thế). Tuy nhiên, thực tế cần phải điều chỉnh sao cho giá trị gia tăng và mức độ chế biến đối với những mặt hàng này phải tăng lên. Đồng thời cần phải khai thác tiềm năng từ du lịch để kích thích xuất khẩu tại chỗ các nhóm hàng chiếm tỷ trọng thấp theo dự báo ở trên.