6. Kết cấu của luận văn
4.1.1. Những lợi thế
Một là, Quảng Ninh là tỉnh địa đầu vùng Đông bắc của Việt Nam, có biên giới đất liền và biển, với các cửa khẩu giao thƣơng nhộn nhịp nhất trên cả tuyến biên giới Việt - Trung, trong bối cảnh quan hệ hợp tác Việt - Trung cũng nhƣ ASEAN - Trung Quốc ngày càng đƣợc củng cố, đẩy mạnh. Với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, tiềm lực kinh tế đƣợc xây dựng trên 25 năm đổi mới đã giúp tỉnh Quảng Ninh có vị thế ngày càng quan trọng trong hợp tác Hai hành lang - Một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Đây là một điều kiện quan trọng cho CDCCHXK chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn tới.
Hai là, Quảng Ninh có tiềm năng phát triển kinh tế biển, có nguồn tài nguyên giá trị trong bối cảnh nhu cầu năng lƣợng thế giới và trong nƣớc ngày càng tăng cao; có tiềm năng du lịch của Vịnh Hạ Long và Di tích danh thắng Yên Tử... đây là cơ sở để CDCCHXK theo hƣớng phát huy xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế của tỉnh. Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh có vai trò quan trọng, đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc xác định khá rõ định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh đến năm 2020.
Ba là, tỉnh Quảng Ninh là một trong những cái nôi của phong trào công nhân cách mạng, có truyền thống đoàn kết, kỷ luật và đồng tâm; đội ngũ công nhân hiện chiếm tỷ lệ cao trong lực lƣợng lao động, có tác phong làm việc công nghiệp, từng bƣớc thích ứng với môi trƣờng hội nhập.
Bốn là, Công nghiệp Quảng Ninh giai đoạn năm 2006-2010 đứng thứ 8 toàn quốc trong số 63 tỉnh, thành cả nƣớc. Giá trị SXCN 5 năm 2006-2010 có tốc tăng trƣởng bình quân tăng 14,51%/năm, công nghiệp đã liên tục đạt tốc độ tăng trƣởng cao, góp phần duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh chuyển dịch tích cực, đến năm 2010: nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm tỷ trọng 5,6%; công nghiệp-xây dựng 54,76%; dịch vụ 39,8%. Cơ cấu sản xuất và chất lƣợng sản phẩm có bƣớc chuyển biến tích cực; giải quyết bƣớc đầu việc chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bố lực lƣợng sản xuất đã có xu hƣớng tập trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
trên cơ sở phát huy lợi thế của Vùng, địa phƣơng; Một số sản phẩm đã có khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Đây là một lợi thế quan trọng và là động lực thúc đẩy CDCCHXK của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhình đến năm 2020.
Năm là, Cơ cấu nội bộ ngành thƣơng mại có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Các thành phần kinh tế phát triển, trong đó công nghiệp quốc doanh Trung ƣơng có tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp và thƣơng mại, giữ trò chủ đạo, giai đoạn 2006-2010 chiếm từ 60-75%; Công nghiệp - thƣơng mại địa phƣơng tăng trƣởng ổn định. Thƣơng mại có vốn FDI: Có chuyển biến tích cực. Cấp huyện tích cực xây dựng vùng nguyên liệu, cụm công nghiệp trong quy hoạch phát triển, nhằm phục vụ tích cực cho CDCCHXK, CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Sáu là, các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thƣơng mại hƣớng về xuất khẩu đƣợc củng cố, phát triển, từng bƣớc thích ứng với cơ chế mới. Hoạt động xúc tiến thƣơng mại, đầu tƣ, giao lƣu, hợp tác, giới thiệu, quảng bá thƣơng hiệu đƣợc quan tâm. Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân và cán bộ, công nhân lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thƣơng mại hƣớng về xuất khẩu đƣợc củng cố và phát triển. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý xuất khẩu có nhiều tiến bộ;
Bẩy là, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đƣợc khẳn định, trong đó có quy hoạch phát triển sản xuất mặt hàng chủ yếu phục vụ xuất khẩu theo Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010, định hƣớng đến năm 2020 (tại Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ) thì đến 2011 cơ bản các quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, lĩnh vực chủ yếu đã đƣợc hoàn thành. Đây là cơ sở quan trọng để CDCCHXK theo hƣớng phát huy lợi thế của tỉnh.