6. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Đánh giá chung về quá trình CDCCHXK của tỉnh Quảng Ninh
3.3.3.1. Những kết quả đạt được
Một tỉnh đƣợc đánh giá là có sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hƣớng tích cực khi các giá trị xuất khẩu của các mặt hàng đem lại lợi ích cho Tỉnh trong dài hạn tăng qua các năm hay các giai đoạn và các giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng ảnh hƣởng xấu đến lợi ích của Tỉnh trong dài hạn giảm dần qua các năm hay các giai đoạn; điều quan trọng nhất là cùng với xu hƣớng trên thì tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khoáng sản, nhiên liệu và nông lâm thủy sản nên đƣợc giảm dần, còn các mặt hàng công nghiệp, đặc biệt là các mặt hàng ứng dụng công nghệ cao nên có tỷ trọng tăng dần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Khi xem xét về giá trị, sản lƣợng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, tỷ trọng nhóm hàng này có xu hƣớng giảm dần. Thay vì xuất khẩu than đá, quặng và dầu thô, chúng ta đang hƣớng đến sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên, nhiên liệu này phục vụ nhu cầu trong nƣớc, trong Tỉnh. Than đá, quặng và các nhiên liệu nhƣ dầu thô là nguồn tài nguyên có hạn, giá của sản phẩm thô thấp hơn nhiều so với giá các sản phẩm từ quá trình chế biến, sản xuất (ví dụ: xuất khẩu than với giá thấp mà nhập khẩu điện với giá cao, xuất khẩu quặng giá rẻ, nhập khẩu thép giá cao, xuất khẩu dầu thô giá rẻ, nhập khẩu xăng - dầu giá cao; …) do đó xuất khẩu nhiều sản phẩm thô là lãng phí tài nguyên có hạn, đang cạn kiệt dần của đất nƣớc, của tỉnh Quảng Ninh. Ngoài những sản phẩm thô này, các mặt hàng xuất khẩu khác của tỉnh Quảng Ninh đa phần đều có xu hƣớng gia tăng xuất khẩu trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, mức độ tăng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng không giống nhau. Có mặt hàng tăng nhiều, có mặt hàng tăng ít.
Đối với các mặt hàng thuộc nhóm nông- lâm- thủy sản nhƣ gạo, gỗ, chè, hồ tiêu, cà phê, hải sản,… giá trị, khối lƣợng xuất khẩu tăng đều qua các năm và giúp tỉnh Quảng Ninh luôn đứng trong tốp đầu của cả nƣớc. Giá trị xuất khẩu của những mặt hàng đó tuy tăng nhƣng tỷ trọng trong tổng kim ngạch vẫn ở mức vừa phải - giảm và duy trì tƣơng đối ở mức ổn định trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh (trong bối cảnh Việt Nam có những biện pháp nhằm xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho bộ phận dân cƣ ở các ngành đó, nhƣng không hề có chủ trƣơng biến Việt Nam thành một “cƣờng quốc” về nông- lâm- thủy sản), thậm chí ở các ngành chè và thủy sản kim ngạch tăng nhƣng tỷ trọng giảm dần dần.
Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp chính nhƣ giầy dép và điện tử, may mặc tăng qua các năm, trong đó tỷ trọng của ngành dệt may rất cao, những năm gần đây thƣờng trên 15%, còn tỷ trọng của ngành điện tử cũng đang tăng dần dần. Các mặt hàng có hàm lƣợng chế biến cao nhƣ sản phẩm cơ khí- điện tử, vật liệu xây dựng, hóa phẩm tiêu dùng, sản phẩm gỗ… với tỷ trọng và giá trị xuất khẩu tăng đều qua các năm thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu tích cực, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh đều tạo ra việc làm, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, có 3 nhóm hàng cho chúng ta thấy sự ổn định cũng nhƣ khả năng đem lại lợi ích kinh tế cao cho tỉnh Quảng Ninh bất chấp ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đó là giày dép, thủ công mỹ nghệ và điện - điện tử.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Các mặt hàng này xuất khẩu cũng tạo ra việc làm chủ yếu cho nữ giới, đảm bảo công bằng xã hội cũng nhƣ đảm bảo phân phối thu nhập và lao động theo giới tính trong xã hội. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng chủ yếu sử dụng lao động nữ là chủ yếu.
Khi xuất khẩu những mặt hàng này, tỉnh Quảng Ninh cũng tranh thủ tận dụng lợi thế sẵn có về lao động của mình. Hình thức xuất khẩu chủ yếu của các mặt hàng hiện nay đều là hình thức gia công xuất khẩu.
Khi mục tiêu phát triển bền vững đƣợc xây dựng và triển khai ở Việt Nam, khái niệm về phát triển bền vững cũng nhƣ các vấn đề hay nội dung liên quan đến môi trƣờng cũng đƣợc các doanh nghiệp quan tâm hơn. Nhà nƣớc đã có sự quan tâm đến việc phát triển hài hòa cả 3 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Đây cũng đƣợc xem nhƣ là con đƣờng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của mình, tỉnh Quảng Ninh sẽ không nằm ngoài xu thế này. Tuy nhiên, quan điểm chủ trƣơng là nhƣ vậy, nhƣng thực tế đối chiếu với các doanh nghiệp xuất khẩu, ý thức của các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan đến vấn đề xã hội và môi trƣờng còn chƣa cao. Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣƣong cũng cần xác định rõ đƣờng hƣớng cho các doanh nghiệp hoạt động. Đôi khi phải biết chấp nhận hi sinh mục tiêu tăng trƣởng kinh tế để đảm bảo yếu tố xã hội và môi trƣờng. Nếu ngành đó tiến hành sản xuất mà không đảm bảo yếu tố môi trƣờng thì không cho ngành đó hoạt động. Trên thực tế, cái mà chúng ta thiếu chính là vốn cũng nhƣ ý tƣởng để xây dựng và xuất khẩu những mặt hàng có khả năng xuất khẩu cao, có giá trị gia tăng cao mà không ảnh hƣởng đến môi trƣờng và xã hội. Nên trong giai đoạn hiện tại, chúng ta vẫn phải xuất khẩu những mặt hàng mà Việt Nam đang có lợi thế so sánh về lao động giá rẻ (dệt may, giày dép…) để mong đạt đƣợc kim ngạch xuất khẩu lớn có vốn để khởi động các ý tƣởng mới. Nhƣng để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, chúng ta sẽ quay lại quan tâm và đầu tƣ cho lĩnh vực xã hội và môi trƣờng (công bằng giới trong lao động, phân phối thu nhập, vấn để xử lý chất thải cũng nhƣ các chứng chỉ môi trƣờng cần thiết mà các ngành xuất khẩu này cần…).
Về cơ bản, nếu xét quá trình CDCCHXK của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian vừa qua, chúng ta cũng có thể nhận thấy cơ cấu này đang chuyển dịch theo mục tiêu phát triển bền vững. Cơ cấu hàng xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh có xu hƣớng chuyển dịch phù hợp với định hƣớng phát triển xã hội cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển ngoại thƣơng của đất nƣớc và mục tiêu chiến lƣợc của tỉnh đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dần sang các mặt hàng có hàm lƣợng chế biến, hoạt động sản xuất ít gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng, sang hoạt động xuất khẩu tại chỗ (vì tỉnh Quảng Ninh có lợi thế về du lịch). Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch này còn chậm, chƣa rõ nét. Đa phần chúng ta thấy hoạt động sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh Quảng Ninh đều có thể ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Nhƣ vậy, việc CDCCHXK của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian vừa qua là khá phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc phát triển xuất khẩu của Việt Nam cũng nhƣ không mâu thuẫn với mục tiêu phát triển bền vững mà Nhà nƣớc đã đặt ra. Nói nhƣ thế, không có nghĩa chúng ta dừng không xuất khẩu những mặt hàng còn lại mà chúng ta vẫn tiếp tục xuất khẩu những mặt hàng đó nhƣng hƣớng các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề môi trƣờng, giải quyết đƣợc vấn đề đó coi nhƣ các mặt hàng này đã thực hiện đƣợc mục tiêu phát triển bền vững của nhà nƣớc.
Bảng 3.13: Hoạt động xuất khẩu các nhóm hàng của tỉnh Quảng dƣới các góc độ của phát triển bền vững
Các nhóm hàng Kinh tế Xã hội Môi trƣờng
Nông, lâm, thủy sản
- Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng song tốc độ tăng không cao. - Mức độ đóng góp vào GDP ổn định gần nhƣ không tăng trong thời gian vừa qua. (do các mặt hàng khác đều tăng xuất khẩu, tuy nhiên với hàng nông lâm thủy sản thì tốc độ tăng trƣởng thấp hơn so với các mặt hàng khác. - Lƣợng lao động tạo ra có xu hƣớng giảm. - Thu nhập bình quân lao động tăng. - Chủ yếu là lao động nữ (vấn đề bình đẳng giới trong lao động)
- Chủ yếu lao động theo mùa vụ, không có tính chất ổn định, lâu dài. - Mức độ đầu tƣ cho môi trƣờng còn chƣa cao. - Ít doanh nghiệp có hệ thống chứng chỉ cũng nhƣ áp dụng quy trình sản xuất sạch trong việc sản xuất hàng nông lâm thủy sản.
Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
- Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong thời gian vừa qua.
- Mức độ đóng góp vào GDP cũng không tăng nhiều (do phụ thuộc các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp không quyết định đƣợc giá thành sản phẩm..)
- Kim ngạch xuất khẩu tăng
- Mức độ đóng góp GDP tăng qua các năm
- Lao động tăng. - Thu nhập bình quân tăng nhƣng không đáng kể. - Chủ yếu là lao động nữ. - Chủ yếu là hình thức gia công xuất khẩu. - Lao động giảm - Thu nhập bình quân của ngƣời lao động tăng và tƣơng đối ổn định.
- Chủ yếu là hình thức gia công xuất khẩu.
- Các doanh nghiệp hầu nhƣ chƣa quan tâm đến vấn đề môi trƣờng.
- Các doanh nghiệp hầu nhƣ chƣa quan tâm nhiều đến môi trƣờng, vấn đề xử lý chất thải…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Các nhóm hàng Kinh tế Xã hội Môi trƣờng
Sản phẩm xuất khẩu mới
- Kim ngạch xuất khẩu tăng.
- Mức độ đóng góp GDP tăng cao nhất so với các nhóm hàng còn lại.
- Doanh thu, lợi nhuận tăng qua các năm nhƣng không cao.
- Lao động tăng qua các năm.
- Thu nhập cao nhất trong số các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. - Chủ yếu hình thức gia công. - Lao động nữ là chính. - Ít có ảnh hƣởng đến môi trƣờng nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. - Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng chú trọng và quan tâm đến yếu tố môi trƣờng.
Mặt khác, qua phân tích về chất lƣợng hàng xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh cho thấy ngay trong nhóm hàng có chất lƣợng cao nhất đã có sự chuyển dịch về mặt chất lƣợng từ nhóm hàng thô, sơ chế sang nhóm hàng chế biến thể hiện ở xu hƣớng tăng lên về tỷ trọng của của nhóm hàng này tƣơng ứng với sự giảm sút về tỷ trọng của nhóm hàng thô, sơ chế. Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch còn thấp thể hiện nhóm thô, sơ chế có tỷ trọng giảm nhƣng vẫn còn rất cao còn nhóm hàng có hàm lƣợng công nghệ cao xu hƣớng tăng lên nhƣng chƣa ổn định và tỷ trọng còn thấp. Điều này cho thấy cần phải có sự cải tiến mạnh mẽ hơn rất nhiều để nâng cao tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng công nghệ cao của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
2.3.3.2. Một số tồn tại
- Thiếu vùng nguyên liệu đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất. Các ngành dệt may, giày dép, tuy kim ngạch thống kê cao nhƣng ngoại tệ thực thu lại thấp vì nguyên phụ liệu chủ yếu phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài hơn nữa lại phải đầu tƣ lớn cho máy móc công nghệ sản xuất. Theo đánh giá của VIETRADE thì lƣợng thực thu ngoại tệ của mặt hàng giày dép và dệt may của Việt Nam nói chung chỉ đạt khoảng 20% giá trị xuất khẩu, mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính chỉ đạt 5- 10%. Các vùng nguyên liệu phục vụ cho các ngành này thì gần nhƣ chƣa phát triển. Trong khi đó, hàng thủ công mỹ nghệ đƣợc sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nƣớc, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm trong sản phẩm khá thấp: 3-5% giá trị xuất khẩu. Do đó, giá trị thực thu xuất khẩu hàng thủ công rất cao: 95- 97%. Mặt khác, để thu về (thực thu) ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may, Nhà nƣớc và doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản đầu tƣ không nhỏ cho dây chuyền sản xuất, hạ tầng cơ sở…
Trong khi đó, khoản đầu tƣ cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ sẽ ít hơn rất nhiều do sản phẩm thủ công mỹ nghệ không đòi hỏi đầu tƣ nhiều máy móc thiết bị (sản phẩm chủ yếu đƣợc làm bằng tay, giá trị gia tăng của sản phẩm lại chủ yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
đƣợc tạo nên bởi tính sáng tạo trong thiết kế sản phẩm của những ngƣời nghệ nhân, mặt bằng sản xuất chủ yếu tại các hộ gia đình, lao động là những ngƣời nghệ nhân và lực lƣợng lao động nhàn rỗi trong những ngày nông nhàn…). Theo kinh nghiệm của các nƣớc NICs, nguồn thu ngoại tệ từ các sản phẩm xuất khẩu đã giúp cho các nƣớc này có đủ khả năng chi trả cho các máy móc thiết bị hiện đại góp phần cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của mình. Đối với một quốc gia đang trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc nhƣ Việt Nam thì tỷ lệ thực thu ngoại tệ cao từ hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đƣợc nêu trên quả là một lợi thế của ngành hàng này, tỉnh Quảng Ninh cững không nằm ngoài xu thế đó.
- Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan của tỉnh Quảng Ninh chƣa đƣợc phát triển tốt, chƣa hỗ trợ nhiều cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu chính. Ví dụ, các ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may rất yếu kém. Cây bông và cây dâu tằm đƣợc trồng ở Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh, nhƣng việc trồng trọt phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, chƣa đƣợc áp dụng những thành tựu của công nghệ sinh học nên giống bông, dâu tằm cũ cho năng suất rất thấp, chất lƣợng thấp.
- Các hình thức xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng chủ yếu là hình thức gia công thuê cho nƣớc ngoài là chính. Chính vì vậy, tỉnh Quảng Ninh không có khả năng quyết định giá thành sản phẩm, cũng nhƣ khả năng thu ngoại tệ về trong nƣớc là thấp hơn so với việc xuất khẩu trực tiếp. Chỉ là hình thức chúng ta bỏ sức lao động làm thuê cho nƣớc ngoài và khi sản phẩm hoàn thành chúng ta sẽ đƣợc thanh toán tiền công lao động. Đôi khi còn phải phụ thuộc vào các đối tác thuê gia công.
- Ngoài ra, lao động cũng là một thách thức lớn với những ngành sản xuất đó, đặc biệt là công nhân kỹ thuật lành nghề. Các doanh nghiệp cần sớm đƣa ra các biện pháp thích hợp để nâng cao trình độ tay nghề của các công nhân kỹ thuật.
- Tuy tỉnh Quảng Ninh có nhiều lợi thế trong xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản nhƣng giá của những mặt hàng này của Tỉnh vẫn còn thấp hơn hẳn so với tại nhiều nƣớc khác. Điều này có thể lý giải do khâu chế biến sau thu hoạch của những mặt hàng này tại tỉnh Quảng Ninh và ở Việt Nam còn kém. Các máy móc sau thu hoạch còn lạc hậu nên sản phẩm kém chất lƣợng. Nông dân thu hoạch chè và sấy, phơi chè bằng phƣơng pháp hoàn toàn thủ công, máy móc đơn giản, lạc hậu với năng suất kém và chất lƣợng sấy, phơi không đảm bảo có thể làm chè ẩm, mốc. Trong nông nghiệp, tỉnh Quảng Ninh chƣa xây dựng đƣợc những vùng chuyên canh