Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh quảng ninh (Trang 43)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Từ năm 1990 đến 2010, giá trị xuất khẩu của Thái Lan tăng lên rõ rệt. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan nhƣ hàng dệt may, cao su, gạo, sắn, máy tính, đồ điện tử, đồ trang sức, đồ ƣớp lạnh...

Căn cứ vào bảng số liệu, rõ ràng hoạt động xuất khẩu của Thái Lan cũng chịu ảnh hƣởng nhƣng không nhiều lắm bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007. Điều này dễ dàng nhận thấy năm 2007 và năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan vẫn tăng tuy nhiên đến năm 2009 có giảm một chút từ 175,7 tỷ USD xuống 150,7 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu Thái Lan lại có xu hƣớng tăng và tăng lên trở lại thậm chí còn cao hơn cả năm 2008. Chúng ta có thể nhận thấy kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan tăng gần gấp 20 lần trong vòng 20 năm (23 tỷ USD năm 1990 lên thành 193,6 tỷ USD vào năm 2010).

23.0 56.4 55.7 57.6 54.3 58.669.2 64.9 68.180.2 96.3110.4 130.3 151.9 175.7 150.7 193.6 0 50 100 150 200 250 1990 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Năm G tr ị X K Giá trị XK

Biểu đồ 1.2: Kim ngạch xuất khẩu Thái Lan trong giai đoạn 1990-2010 (tỷ USD)

(Nguồn: Key Indicators of Developing Asian and Pacific Countries of ADB, 2009)

Từ kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1972-1976), Thái Lan đã từng bƣớc chuyển đổi từ chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang chính sách công nghiệp hóa định hƣớng xuất khẩu và tiến hành thực hiện phi tập trung hóa. Các chính sách chuyển đổi tiếp tục đƣợc thực hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia lần 5th và 6th (1982-1986, 1987-1991), tập trung nhiều hơn tới cạnh tranh quốc tế và cơ cấu lại các ngành công nghiệp. Một vài tiến trình tự do hóa đƣợc thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

trong kế họach 5 năm lần 7 (1992-1996). Kế họach lần 8 tập trung vào chất lƣợng sống và nguồn nhân lực, tăng cƣờng sự tham gia của dân chúng vào quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, và hiện nay Thái Lan đang thực hiện kế hoạch lần 9.

Sau kế hoạch lần 3, nền kinh tế Thái Lan bắt đầu bƣớc vào thời kỳ tăng trƣởng mạnh mẽ. Tới giữa thập kỷ 1980s, Thái Lan đã có lợi thế so sánh trong khu vực và trên thế giới về hàng nông sản chế biến, và bắt đầu vƣơn tới các hàng xuất khẩu có đẳng cấp cao hơn nhƣ chế tạo và trong du lịch. Nền kinh tế Thái Lan đã nhanh chóng chuyển đổi từ chủ yếu dựa vào lƣơng thực và thực phẩm sang dựa vào công nghiệp hịên đại và dịch vụ. Thay đổi này đƣợc thấy rõ nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Thái Lan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 1.2: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Thái Lan

(đơn vị: triệu USD)

1980-1985 1985-1991 2001 2004 2005 Tốc độ tăng trƣởng (%) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trƣởng (%) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trƣởng (%) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trƣởng (%) Tỷ trọng (%) Tốc độ Tăng trƣởng (%) Tỷ trọng (%) Nông sản 3,7 40,0 10,8 19,7 -3,8 10,8 17,4 10,7 1,5 9,5 Nông sản chế biến 20,6 14,4 20,7 11,8 2,1 7,4 7,1 6,6 10,5 6,4 Hàng chế tạo cơ bản 11,1 41,6 34,6 65,9 -7,8 75,3 21,9 77,3 16,1 78,1

Năng lƣợng - Khai khoáng -2,1 2,4 14,2 1,4 -15,4 3,1 59,8 3,8 39,4 4,6

Sản phẩm khác - 1,2 24,4 1,2 14,9 3,3 -13,8 1,6 3,9 1,4

Tổng số - 100 - 100 -6,4 100 20,6 100 14,9 100

(Nguồn: Bank of Thailand)

Trƣớc 1985, xuất khẩu nông sản (tính gộp cả giá trị xuất khẩu hải sản) luôn có tỷ trọng lớn hơn xuất khẩu hàng chế tạo. Vào 1985, giá trị xuất khẩu hàng chế tạo lần đầu tiên đã vƣợt qua giá trị xuất khẩu hàng nông sản. Trong thời kỳ này, giá trị xuất khẩu hàng chế tạo đã tăng với tốc độ 30-40% hàng năm, trong khi giá trị xuất khẩu hàng nông sản chỉ tăng trƣởng với tốc độ trung bình 10% năm.

Cũng giống nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông, việc phát triển các mặt hàng xuất khẩu trong lĩnh vực chế tạo của Thái Lan đƣợc bắt đầu từ công nghiệp dệt may và giầy dép. Trong giai đoạn cơ cấu lại lần đầu tiên, hàng xuất khẩu chế tạo của Thái Lan bao gồm những hàng có hàm lƣợng lao động cao nhƣ may mặc, giầy dép, hoa giả, đá quí và đồ trang sức. Cơ sở sản xuất của nhiều ngành công nghiệp này đã chuyển từ các nƣớc NICs lần đầu sang những nƣớc nhƣ Thái Lan và những nền kinh tế Đông Nam á khác do những thay đổi trong lợi thế cạnh tranh. Dù vậy, những phát triển gần đây cho thấy rằng lợi thế của Thái Lan nhƣ là cơ sở sản xuất hàng chế tạo có hàm lƣợng lao động cao đã nhanh chóng bị suy giảm trong cạnh tranh quốc tế từ các nƣớc có mức lƣơng lao động thấp hơn nhƣ Trung Quốc, Indônêsia và Việt Nam. Vào những năm cuối thập kỷ 1980s, giá trị hàng chế tạo xuất khẩu có hàm lƣợng lao động cao tăng với tốc độ 30-40% năm, trong khi hiện này tốc độ này chỉ còn dƣới 10% năm.

Giá trị xuất khẩu hàng có hàm lƣợng lao động cao giảm sút đƣợc bù đắp bởi tốc độ tăng cao của hàng chế tạo xuất khẩu có hàm lƣợng công nghệ trung bình và cao. Những hàng xuất khẩu nhƣ linh kiện máy tính và bộ máy tính, hàng địên, linh kiện vi mạch và phƣơng tiện vận tải, các đồ phụ tùng khác đã tăng với tốc độ 25- 40% năm từ những năm 1990s. Giá trị hàng xuất khẩu công nghệ vừa và cao đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

nhanh chóng đuổi kịp giá trị của hàng xuất khẩu có hàm lƣợng lao động cao. Năm 1985 là một năm quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu Thái Lan khi lần đầu tiên giá trị xuất khẩu hàng chế tạo đã vƣợt qua giá trị xuất khẩu hàng nông sản. Năm 1993 là một năm quan trọng thứ hai, khi giá trị hàng xuất khẩu chế tạo công nghệ vừa và cao lần đầu tiên đã vƣợt qua giá trị hàng xuất khẩu chế tạo có hàm lƣợng lao động cao. Giống nhƣ hàng xuất khẩu chế tạo nhanh chóng thống trị hàng nông sản xuất khẩu sau 1985 nhờ tỷ lệ tăng trƣởng nhanh, tình hình cũng giống nhƣ vậy với hàng xuất khẩu công nghệ vừa và cao nhanh chóng thống trị hàng xuất khẩu có hàm lƣợng lao động cao sau năm 1993.

Vào 1994, nền kinh tế Thái Lan đã bắt đầu công cuộc cải cách cơ bản lần thứ hai cơ cấu lại cơ cấu sản xuất và thƣơng mại trong nền kinh tế. Ngoại trừ hai năm 1997-1998 kinh tế Thái Lan rơi và khủng hoảng nên có gặp một số khó khăn nhất định, nhƣng nhìn chung Thái Lan vẫn tiếp tục chính sách sản phẩm dựa trên cơ sở tận dụng triệt để những ƣu thế về chuyển dịch cơ cấu do Nhật Bản và các nƣớc NICs khác tạo ra, tiếp tục phát triển mạnh các ngành mà Nhật Bản và các nƣớc NICs đã mất lợi thế đồng thời chú trọng ƣu tiên các ngành sản xuất có hàm lƣợng công nghệ cao mà các nƣớc phát triển hơn đang theo đuổi nhƣ các sản phẩm điện tử, tin học, viễn thông, phần mềm...

Vậy sản phẩm nào Thái Lan sản xuất hiệu quả hơn trên thị trƣờng thế giới so với những mặt hàng xuất khẩu chung? Nghĩa là sản phẩm xuất khẩu nào Thái Lan có lợi thế cạnh tranh? Chỉ số đánh giá hữu hiệu trả lời câu hỏi này là chỉ số lợi thế cạnh tranh thực tế (Revealed Comparative Advantage Index - RCAI) đánh gía hoạt động xuất khẩu của một nƣớc một cách so sánh tƣơng đối theo những tiêu chuẩn của từng sản phẩm riêng biệt với hoạt động thƣơng mại chung trên toàn thế giới.

Lợi thế cạnh tranh của Thái Lan trên thị trƣờng thế giới khá rộng và không chỉ tập trung vào một vài sản phẩm mở rộng trong cả những khu vực sản phẩm cơ bản và chế tạo (phân loại theo SITC).

Nói chung một số lớn mặt hàng nông sản đã giảm tính cạnh tranh theo thời gian, so với những sản phẩm chế tạo. Dù vậy khả năng cạnh tranh của Thái Lan trong thƣơng mại nông sản vẫn còn khá mạnh. Chỉ một vài hàng nông sản (chủ yếu là những hàng nông sản truyền thống) mới bị mất tính cạnh tranh trong thời kỳ 1990-94 và 1988-2001. Những sản phẩm thực phẩm chế biến nhƣ thịt tƣơi (SITC 011), cá tƣơi và chế biến (SITC 031-032), hoa quả đóng gói (SITC 053), rau tƣơi và đóng gói (SITC 054-055) cùng với những sản phẩm xuất khẩu cơ bản truyền thống vẫn giữ đƣợc tính cạnh tranh cho dù chỉ số cạnh tranh tƣơng đối về giá trị tuyệt đối của những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

sản phẩm đã bị suy giảm. Thế mạnh của Thái Lan là nông sản chế biến, mặt hàng này có độ co giãn nhu cầu khá cao và do vậy có nhu cầu khá lớn trong thƣơng mại quốc tế. Ví dụ, xuất khẩu ngũ cốc, cụ thể là gạo và ngô đã có mức tăng kỷ lục với 52% vào 2004, gấp 4 lần so với 2003. Xuất khẩu cao su và các sản phẩm cao su đã tăng đáng kể với mức 24% trong 2004, cho dù đã giảm so với mức của 2003, từ mức 46% của 2003. Đây là do sự suy giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc nhập khẩu chính từ Thái, chủ yếu là Trung Quốc và Nhật Bản. Kinh nghiệm của Thái Lan đã cho thấy rằng hàng xuất khẩu có hàm lƣợng lao động cao nhƣng dựa chủ yếu vào nguồn lực trong nƣớc sẽ có lợi thế cao hơn những hàng có hàm lƣợng lao động cao nhƣng phụ thuộc vào nguyên lịêu nhập khẩu. (Athukorala, 2004).

Hàng chế tạo của Thái Lan đã tăng lợi thế cạnh tranh thực tế trong các mặt hàng nhƣ máy móc và phụ tùng vận tải (SITC 7), máy móc văn phòng (SITC 714), máy chuyển điện (SITC 722), công cụ viễn thông (SITC 724), công cụ điện nội địa (SITC 725), công cụ điện hỗn hợp (SITC 729). Ba sản phẩm xúât khẩu hàng đầu của Thái Lan là máy móc và công cụ điện tử, máy móc và phụ tùng phi điện tử, phƣơng tiện vận tải và đồ phụ tùng, là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có mức tăng trƣởng trung bình ở mức hai con số và góp phần tới nửa tổng mức tăng trƣởng xuất khẩu. Xuất khẩu hàng chế tạo chiếm khoảng 90% giá trị xuất khẩu của Thái Lan tăng 23,4% trong 2004 so với 17,7% trong 2003, đặc biệt đƣợc thúc đẩy nhờ xuất khẩu các hàng không dựa vào nguồn lực tự nhiên, tăng trung bình hàng năm 25%, góp tới 90% trong tổng mức tăng trƣởng xuất khẩu trong 2004.

Nhƣ vậy, cơ cấu xuất khẩu của Thái Lan vẫn khá đa dạng đối với một nƣớc đang phát triển, số lƣợng chủng loại hàng ngày càng tăng với lợi thế cạnh tranh trong thƣơng mại quốc tế. Với tài nguyên thiên nhiên sẵn có, yếu tố cơ bản góp phần vào thành công trong hoạt động xuất khẩu của Thái Lan là hệ thống đầu tƣ và thƣơng mại mở cửa. Trong giai đoạn sau, từ năm 2007-2010, cơ cấu hàng xuất khẩu Thái Lan cũng không có nhiều dịch chuyển. Vẫn theo định hƣớng tăng dần hàm lƣợng chế biến, giảm bớt lƣợng hàng nông sản, các sản phẩm khoáng sản và nhiên liệu (tăng xuất khẩu thành phẩm, giảm xuất khẩu các sản phẩm thô hoặc sơ chế).

Bảng 1.3: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Thái Lan 2007-2010

Đơn vị: %

Mặt hàng 2007 2008 2009 2010

Nông sản (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) 9,8 11,3 10,8 11

Nông sản qua chế biến công nghiệp 6,2 6,6 7,4 6,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Khoáng sản và nhiên liệu 4,9 6,8 5,4 5,3

Khác 0,7 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ trang web của Bộ Thương mại Thái Lan, www.moc.go.th)

Có thể nhận thấy xuất khẩu của Thái Lan phụ thuộc phần lớn vào các sản phẩm công nghiệp với đóng góp đạt trên 75% trong suốt giai đoạn 2007 - 2010. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Thái Lan tƣơng đối ổn định với tỷ trọng của các ngành hàng không thay đổi nhiều. Nhƣ đã phân tích, Thái Lan đƣợc coi là một quốc gia công nghiệp mới với công nghiệp phát triển. Mặc dù Thái Lan đứng hàng đầu thế giới ở một số mặt hàng nông sản tuy nhiên khu vực nông nghiệp đóng góp không nhiều cho giá trị xuất khẩu (khoảng trên dƣới 10%).

Nhƣ vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Thái Lan nhƣ sau: Xét dƣới góc độ kinh tế, Thái Lan có một nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào hoạt động xuất khẩu với giá trị xuất khẩu khoảng 2/3 GDP của nƣớc này hàng năm. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, Thái Lan là nƣớc xuất khẩu gạo lớn nhất trên thị trƣờng thế giới. Các hàng hóa nông nghiệp khác đƣợc sản xuất với số lƣợng đáng kể bao gồm cá và các sản phẩm thủy sản, bột sắn, cao su, ngô, và đƣờng. Xuất khẩu thực phẩm chế biến nhƣ cá ngừ đóng hộp, dứa đóng hộp, tôm đông lạnh cũng đóng vai trò quan trọng. Các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến gia tăng nhanh chóng trong sản xuất bao gồm máy tính và điện - điện tử, đồ gỗ, sản phẩm gỗ, thực phẩm đóng hộp, đồ chơi, sản phẩm nhựa, đá quý và đồ trang sức. Sản phẩm công nghệ cao nhƣ mạch tích hợp và các bộ phận, ổ đĩa cứng, các thiết bị điện, xe cộ, và các phụ tùng xe dẫn đầu tăng trƣởng trong xuất khẩu của Thái Lan. Điều này cho chúng ta thấy, cơ cấu hàng xuất khẩu Thái Lan đã có sự chuyển hƣớng đúng đắn, hƣớng tới việc xuất khẩu những mặt hàng có hàm lƣợng chế biến cao, đem lại nhiều giá trị cho nền kinh tế Thái Lan.

Xét dƣới góc độ xã hội, lƣợng lao động đƣợc tạo ra do hoạt động xuất khẩu cũng tăng nhiều trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, phải kể đến việc Thái Lan vẫn phát triển các sản phẩm nông sản xuất khẩu bằng cách tăng độ chế biến đối với các sản phẩm này. Chính vì vậy, lƣợng lao động truyền thống trong ngành nông sản gần nhƣ không có tình trạng dƣ thừa hoặc không đƣợc sử dụng đúng chuyên môn của mình. Tỷ lệ thất nghiệp rất thấp xấp xỉ khoảng 1% (CIA- the world factbook, 2006). Ngoài ra, thu nhập của ngƣời dân Thái Lan cũng đƣợc cải thiện khá nhiều thông qua hoạt động xuất khẩu.

Xét dƣới góc độ môi trƣờng, Thái Lan cũng giống nhƣ Trung Quốc, gần nhƣ không quan tâm nhiều đến các tác động đến môi trƣờng. Việc tăng cƣờng sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

các hàng hóa có hàm lƣợng chế biến cũng có những ảnh hƣởng nhất định đến môi trƣờng. Vấn đề xây dựng các bộ tiêu chuẩn liên quan đến môi trƣờng nhƣ sản xuất công nghiệp sạch gần nhƣ chƣa đƣợc quan tâm.

Nếu xét một cách tổng thể và khách quan, cơ cấu hàng xuất khẩu Thái Lan đã có sự chuyển dịch. Sự dịch chuyển ấy thể hiện ở chỗ tỷ trọng hàng nông sản giảm, sản phẩm công nghiệp tăng nhẹ và duy trì vị trí số một trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan. Tỷ trọng nhóm hàng nông sản qua chế biến duy trì ở mức ổn định, trong khi, nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu có xu hƣớng giảm. Với cơ cấu hàng xuất khẩu nhƣ vậy cũng đã có những đóng góp nhất định vào việc phát triển kinh tế, phát triển đất nƣớc Thái Lan cũng nhƣ có những tác động tích cực đến xã hội. Tuy nhiên, gần nhƣ sự phát triển kinh tế của Thái Lan chƣa chú ý đến những tác động tới môi trƣờng. Phát triển kinh tế mới có tác động đến phát triển xã hội, mà vẫn gây những ảnh hƣởng, tác động xấu tới môi trƣờng.

Qua nghiên cứu cho thấy chính sách của Thái Lan tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc nhƣ sau:

Một là, các chính sách thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu: Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu bao gồm duy trì chính sách tỷ giá cạnh tranh và ổn định, giá cả và các chính sách "chi phí giá thấp", duy trì chính sách lƣơng thấp, sử dụng chính sách cơ sở hạ tầng và công nghiệp tập trung thông qua việc xây dựng khu chế xuất (EPZs), các kho liên kết, sử dụng các chính sách thuế quan bảo hộ nhƣ ƣu đãi thuế, hoàn thuế, và cho vay ƣu đãi xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh quảng ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)