cường độ và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.
GV giới thiệu: Để đo cường độ và hiệu điện thế của dòng xoay chiều người dùng vôn kế, ampe kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~). GV có thể dành thời gian giải thích kí hiệu. Trên vôn kế và ampe kế đó 2 chốt nối không cần có kí hiệu (+), (-).
HS: theo dõi GV thông báo, ghi vở
GV: làm thí nghiệm sử dụng vôn kế, ampe kế xoay chiều đo cường độ, hiệu điện thế xoay chiều.
HS: đọc, ghi các giá trị đo được
GV: Gọi HS nêu lại cách nhận biết vôn kế, ampe kế xoay chiều, cách mắc vào mạch điện.
HS: Nêu KL
Hoạt động 5: Vận dụng
GV: Yêu cầu cá nhân HS tự trả lời câu C3hướng dẫn chung cả lớp thảo luận. Nhấn mạnh HĐT hiệu dụng tương đương với hiệu điện của dòng điện một chiều có cùng trị số.
HS:Các nhóm hoàn thành C3 và làm theo HD của GV
kết luận:
+ Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và ampe kế có kí hiệu là AC (hay~).
+ Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy điện.
IV:Vận dụng
C3:
D. Củng cố :
+ Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì? Trong các tác dụng đó, tác dụng nào phụ thuộc vào chiều dòng điện.
+ Vôn kế và ampe kế xoay chiều có kí hiệu thế nào? Mắc vào mạch điện như thế nào?
E. Hướng dẫn về nhà:- Học bài - Học bài
- Làm bài tập 35 (SBT).
I- Mục tiêu 1- Kiến thức:
- Lập được công thức tính năng lượng hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện.
- Nêu được hai cách làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện và lí do vì sao chọn cách tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây.
2- Kĩ năng:Tổng hợp kiến thức đã học để đi đến kiến thức mới.
3- Thái độ:Ham học hỏi, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II- Chuẩn bị:
III. Phương pháp:
Thực nghiệm, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
IV. tiến trình bài giảng:
A, ổn định tổ chức: 9A: 9B:
B, Kiểm tra:
GV gọi 1 HS lên bảng viết các công thức tính công suất của dòng điện.
C. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: * ĐVĐ:
Tuần: S: G:
Tiết 39
+ở các khu dân cư thường có trạm biến thế. Trạm biến thế dùng để làm gì?
+ Vì sao ở trạm biến thế thường ghi kí hiệu nguy hiểm không lại gần?
+ Tại sao đường dây tải điện có hiệu điện thế lớn? Làm thế có lợi gì?Bài mới
Hoạt động 2: Phát hiện sự hao phí điện năng vì tỏa nhiệt trên đường dây tải điện. Lập công thức tính công suất hao phí Phf khi truyền tải một công suất điện P bằng một đường dây có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U.
GV thông báo: Truyền tải điện năng từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ bằng đường dây truyền tải. Dùng dây dẫn có nhiều thuận lợi hơn so với việc vận chuyển các dạng năng lượng khác như than đá, dầu lửa ...
HS: chú ý lắng nghe GV thông báo.
GV nêu câu hỏi: Liệu tải điện bằng đường dây dẫn như thế có hao hụt, mất mát gì dọc đường không?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV: thông báo như SGK.. Yêu cầu HS tự đọc mục 1 trong SGK, trao đổi nhóm tìm công thức liên hệ giữa công suất hoa phí và P, U, R.
HS: đại diện nhóm lên trình bày lập luận để tìm công thức tính Phf. GV: hướng dẫn thảo luận chung cả lớp đi đến công thức tính Phf= 2 2 . U P R
Hoạt động 3: Căn cứ vào công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt, đề xuất các biện pháp làm giảm công suất hao phí và lựa chọn cách nào có lợi nhất.
GV : Yêu cầu các nhóm trao đổi tìm câu trả lời cho các câu C1, C2, C3.
HS: trao đổi nhóm, trả lời câu C1, C2, C3.
GV : Gọi đại diện các nhóm trình bày câu trả lời. Hướng dẫn thảo luận chung cả lớp.
HS: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình.
GV: có thể gợi ý HS dựa vào công thức tính R =
S l
.
.
GV: nêu câu hỏi: Trong 2 cách giảm hao phí trên đường dây, cách nào có lợi hơn?
HS: rút ra được
Hoạt động 4: Vận dụng
GV : Yêu cầu HS làm việc cá nhân, lần lượt trả lời câu hỏi C4, C6.