Những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh BIDV Thành Đô

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thành Đô (Trang 72)

- Mối liên hệ giữa sự thỏa mãn khách hàng và chất lượng dịch vụ

4 Tốc độ tăng trưởng dư nợ

2.4.3. Những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh BIDV Thành Đô

DNNVV tại Chi nhánh BIDV Thành Đô

Những tồn tại, hạn chế trong cấp tín dụng đối với các DNNVV là xuất phát từ nhiều nguyên nhân bao gồm cả nguyên nhân chủ quan cụ thể là:

a. Một số nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

- Môi trường kinh tế thiếu ổn định và những diễn biến phức tạp của thị trường trong và ngoài nước như sự biến động thất thường của lãi suất, tỷ giá hối đoái, thị trường bất động sản, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, kiềm chế lạm phát của Chính phủ… đã gây nên những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng, đồng thời nó cũng tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp dịch vụ tín dụng đến với khách hàng.

b. Từ phía Doanh nghiệp

Thời gian qua, nhìn chung các DNNVV đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để duy trì, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh tuy nhiên quy mô hoạt động vẫn nhỏ hẹp và chưa thực sự hướng ngoại do việc thiếu hụt vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh. Trong đó, một số nguyên nhân cố hữu xuất phát từ phía doanh nghiệp đó là:

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV thường mang tính tự phát, theo phòng trào, tính chất gia đình, thiếu kế hoạch, chiến lược cụ thể, chưa tạo nên sự khác biệt và có tính cạnh tranh. Sự am hiểu về pháp lý và quản lý nhà nước rất hạn chế, trình độ nhân lực thấp, công nghệ lạc hậu, đa phần kinh doanh có tính chất ngắn hạn, thương vụ, hạn chế thông tin thị trường, rất yếu trong việc tiếp thị và tìm kiếm thị trường. Sức chịu đựng rủi ro của các DNNVV thấp, khả năng chống đỡ kém trước biến động của kinh tế vĩ

mô. Chính vì thế khiến cho Ngân hàng còn cầm chừng trong việc tiếp cận cho vay đối với DNNVV.

- Phần lớn các DNNVV thiếu tài sản để làm đảm bảo vay vốn ngân hàng trong khi đó lại chưa đủ uy tín để BIDV Thành Đô có thể cấp tín dụng bằng tín chấp. BIDV Thành Đô chỉ cấp tín dụng chỉ bằng 70% đến tối đa là 80% giá trị tài sản đảm bảo mà giá trị tài sản đảm bảo lại được đánh giá thấp hơn giá thị trường nên số tiền vay thấp và không đáp ứng đủ nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra có một số doanh nghiệp tại BIDV Thành Đô do không có tài sản thế chấp vay vốn nên đi mượn tài sản của bên thứ ba để thế chấp ngân hàng đã dẫn tới tranh chấp và khó xử lý tài sản nếu có rủi ro xảy ra. Do vậy, có những thời điểm BIDV Thành Đô hạn chế đến mức tối đa việc nhận tài sản của bên thứ ba. Đây cũng là một bất lợi cho DNNVV khi tiếp cận vay vốn tại BIDV Thành Đô.

- Hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp thấp hơn rất nhiều so với thực tế. Nguyên nhân có thể là do chủ doanh nghiệp không ý thức được hết tầm quan trọng vốn đăng ký kinh doanh. Đa số DNNVV chưa chấp hành tốt chế độ kế toán theo quy định, vì lý do trốn thuế nên hầu hết các số liệu thể hiện trên báo cáo thuế không phản ánh trung thực tình hình tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp lãi thực tế cao hơn nhiều so với sổ sách, do vậy ngân hàng cũng khó xem xét cấp tín dụng vì họ chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn do tỷ suất lợi nhuận quá thấp. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp thường ngại cung cấp thông tin cho ngân hàng vì theo họ đó là bí mật kinh doanh không thể tiết lộ, các thông tin cung cấp cho ngân hàng cũng thiếu tin cậy do chưa có cơ sở để kiểm tra, đánh giá độ chính xác. những điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định, đánh giá doanh nghiệp và ra quyết định cấp tín dụng, làm cho quá trình thẩm định, đánh giá của Ngân hàng kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ cấp tín dụng đối với doanh nghiệp.

- Hầu hết các DNNVV đang vay vốn tại BIDV Thành Đô có trình độ công nghệ kỹ thuật phần lớn còn lạc hậu và trình độ tự động hóa thấp nên năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm không cao, hạn chế sức cạnh tranh của hàng hóa. Mặt khác, trình độ quản lý và trình độ nguồn nhân lực của các DNNVV nhìn chung thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể thấy nét đặc trưng của loại hình DNNVV là dễ dàng khởi sự và cũng dễ dàng kết thúc. Điều này đã khiến cho ngân hàng rất dè dặt và thận trọng khi cấp tín dụng đối với các DNNVV.

- Hiện tượng vay ké thông qua DNNVV trong thời gian qua cùng với sự chủ quan đánh giá của cán bộ ngân hàng làm tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng và vấn đề an sinh xã hội của bên bảo lãnh bằng tài sản (tài sản bảo đảm là nơi ở duy nhất của bên bảo lãnh) đã trở thành vấn đề lớn làm nghi ngại trong quá trình cung cấp dịch vụ tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV.

c. Từ phía BIDV Thành Đô

- Các quy trình, quy chế, quy định về tín dụng hiện nay của BIDV được áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp. Do vậy, các thủ tục, hồ sơ có khi là đủ đối với những khoản tín dụng lớn nhưng lại là quá nhiều đối với một khoản tín dụng có quy mô nhỏ. Do vậy, nhiều khi cán bộ ngân hàng bỏ qua những món tín dụng nhỏ vì nếu thực hiện thẩm định và cấp tín dụng món đó sẽ mất thời gian khá nhiều mà mang lại số dư tín dụng quá ít. Đối với khách hàng thì lại bị ngân hàng thẩm định quá nhiều vấn đề, thủ tục rườm rà nên có thể làm mất cơ hội kinh doanh của họ.

- Cán bộ tín dụng chưa được quan tâm đúng mức trong việc đào tạo chuyên sâu cho việc phục vụ khách hàng DNNVV. Đồng thời không có những kiến thức nhất định về những ngành, lĩnh vực mà khách hàng mình đang quản lý kinh doanh. Do vậy không hiểu rõ và nắm bắt tình hình kinh doanh của khách hàng cũng như những kẽ hở mà khách hàng có thể lách đối với ngân hàng từ đó thiếu tính chủ động trong quản lý khách hàng, dễ dẫn tới rủi ro tín dụng.

- Hoạt động tín dụng đối với DNNVV chưa theo một định hướng nhất định mà còn mang tính tự phát cao. Phần lớn khách hàng tự tìm đến ngân hàng để vay vốn. Bản thân BIDV Thành Đô vẫn chưa có đội ngũ quan hệ khách hàng chuyên nghiệp có khả năng tiếp xúc các khách hàng tiềm năng để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ phù hợp thực sự mang lại nhiều tiện ích và tư vấn cho khách hàng nhằm đưa ra một phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả. Do hoạt động của ngân hàng chưa được quảng bá rộng rãi, cộng với yêu cầu về thủ tục vay vốn khá phức tạp nên các doanh nghiệp mới vay vốn lần đầu thường rất lúng túng trong giao dịch cũng như trong việc thực hiện các thủ tục vay vốn và cung cấp các thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết.

- Hiện nay, BIDV Thành Đô vẫn chưa thiết kế quy trình tín dụng riêng cho loại hình DNNVV. Do vậy thủ tục cấp tín dụng còn khá phức tạp và thời gian giải quyết hồ sơ thường bị kéo dài. Việc xem xét, phân tích và và xếp hạng khách hàng thường mang tính thời điểm và quá khứ nên chưa đánh giá hết thực lực của doanh nghiệp. Chưa kể đến những yêu cầu bổ túc hồ sơ quá chuẩn mực như hiện nay cũng gây nên những bức xúc nhất định.

- Đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, nhiệt huyết, có kiến thức tốt tuy nhiên còn thiếu kinh nghiệm thẩm định khách hàng, chưa chủ động trong việc tiếp cận, giới thiệu dịch vụ cho Ngân hàng, vẫn còn tâm lý thụ động, ỷ lại, chờ khách hàng tìm đến với ngân hàng.

d. Từ phía các cơ quan chức năng:

- Hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro (CIC) của NHNN còn thiếu tính cập nhật và chưa cung cấp được nhiều thông tin cần thiết cho việc thẩm định tín dụng.

- Về việc cấp tín dụng đảm bảo bằng quyền sử dụng đất hiện nay phải qua rất nhiều thủ tục, từ công chứng cho tới đăng ký giao dịch đảm bảo tại Sở Tài nguyên-môi trường. Trung bình, một bộ hồ sơ hoàn thiện sẽ mất khoảng 2 tuần để hoàn thành xong các thủ tục trên, khi đó ngân hàng mới có thể thực hiện giải ngân, gây khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ tín dụng của Ngân hàng.

- Các quy định về hỗ trợ phát triển DNNVV chưa phát huy hiệu quả như mong đợi và đôi khi vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực sự giúp ích nhiều cho các doanh nghiệp. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành một số quy định mới nhằm trợ giúp phát triển DNNVV, hỗ trợ doanh nghiệp trên các phương diện như: trợ giúp tài chính; mặt bằng sản xuất; đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; xúc tiến mở rộng thị trường; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công; thông tin và tư vấn; trợ giúp phát triển nguồn lực... Tuy nhiên,việc thực thi các chính sách trên lại không được giám sát chặt chẽ, dẫn đến việc làm qua loa, chiếu lệ ở các địa phương mà kết quả là các DNNVV hầu như không được giúp ích gì.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thành Đô (Trang 72)