- Mối liên hệ giữa sự thỏa mãn khách hàng và chất lượng dịch vụ
4 Tốc độ tăng trưởng dư nợ
T T Chỉ tiêu
T Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1
Dư nợ vay không có
TSBĐ (tỷ đồng) 15 17 3 10 16 15 2 Dư nợ vay có TSBĐ (tỷ đồng) 463 617 699 642 660 754 3 Tỷ lệ dư nợ vay có TSBD (%) 97 97 99,9 98 98 98
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2006- 2012 của Chi nhánh Thành Đô)
Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo năm 2008 là 463 tỷ đồng,chiếm 97% tổng dư nợ cho vay đối với các DNNVV, dư nợ không có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ trọng 3%, tỷ lệ này là cao so với hệ thống. Trong năm 2008, những yêu cầu về nâng cao chất lượng tín dụng cũng như chất lượng thẩm
định tài sản đảm bảo được cập nhật liên tục trong đó quy định khách hàng mới là DNNVV nếu có tài sản đảm bảo cho khoản vay thì mới được cấp tín dụng. Việc rà soát, đánh giá lại tài sản được thực hiện định kỳ có sự phối hợp kiểm tra và thực hiện của Phòng QLRR hạn chế tối đa nhận tài sản bảo đảm có giá trị không ổn định và vô hình.
Trong suốt thời kỳ từ năm 2010 đến nay, BIDV Thành Đô chỉ có 02 khách hàng là DNNVV được chấp thuận cho vay có một phần dư nợ được đảm bảo bằng tài sản nhưng vẫn tuân thủ theo đúng chính sách khách hàng của BIDV theo từng thời kỳ; Các khách hàng này có quan hệ uy tín, tất cả các tài sản có thể được dùng làm tài sản đảm bảo đều đã thế chấp cho BIDV Thành Đô.
Chính vì những định hướng về cho vay có tài sản đảm bảo như trên của BIDV Thành Đô nên dư nợ cho vay có TSDB của BIDV Thành Đô luôn rất cao đạt đến 98% trong các năm gần đây.
- Chất lượng tín dụng đối với DNNVV
Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn gắn với những rủi ro tiềm ẩn bao gồm rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro khách quan là những rủi ro không mong muốn do môi trường bên ngoài đem lại như: Những thay đổi về thể chế chính trị, chính sách của Nhà nước; khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng kinh tế quá nóng hay quá lạnh; sự bất ổn xã hội hay sự thay đổi thói quen tiêu dùng…..khiến cho việc kinh doanh của khách hàng bế tắc, phá sản và không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Rủi ro chủ quan là những rủi ro xuất phát từ phía ngân hàng và khách hàng. Đối với những khách hàng có tư duy “ Của vay là của được” hay chỉ cần quan tâm đến việc vay được tiền mà không cần lường trước mình sẽ phải trả khoản tiền đó như thế nào thì việc xảy ra rủi ro là chắc chắn. Đối với ngân hàng, rủi ro sẽ xảy ra nếu việc thiết lập các chính sách, chiến lược, quy trình,
quy chế không được chặt chẽ, không mang tính tuân thủ cao hay trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kém.
Việc tăng trưởng dư nợ luôn phải gắn liền với việc đảm bảo chất lượng cho khoản dư nợ đó. Kết quả kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đó. Đối với hoạt động tín dụng, kết quả cuối cùng được đánh giá dựa vào tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu/tổng dư nợ cho vay.
Bảng 2.11: Chất lượng tín dụng đối với DNNVV
TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng dư nợ 1.252 1.651 1.952 2.110 1.934 1.934 Nợ nhóm 2 (tỷ đồng) 200 198 566 808 289 289 Tỷ trọng (%) 16 12 29 38 15 15 Nợ xấu(tỷ đồng) 47 58 27 114 249 249 Tỷ trọng (%) 4 4 1 5 13 13 Quá hạn 34 56 53 137 32 32 Tỷ trọng 3 3 3 6 2 2 2 DNNVV 617 699 642 660 769 769 Nợ nhóm 2(tỷ đồng) 179 68 45 98 71 71 Tỷ trọng (%) 29 10 7 15 9 9 Nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) 35 24 27 7 4 4 Tỷ trọng 6 3 4 1 1 1 Quá hạn(tỷ đồng) 12 24 27 4 4 4 Tỷ trọng (%) 2 3 4 1 1 1
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2007- 2013 của Chi nhánh Thành Đô)
Nợ nhóm 2 và nợ xấu của BIDV Thành Đô trong các năm qua là tương đối cao, đặc biệt là nợ nhóm 2. Từ năm 2008 đến 2010 tỷ lệ nợ nhóm 2 tính riêng DNNVV cao hơn so với tổng thể dư nợ vay và từ năm 2011 trở đi thì diễn biến lại ngược lại; Năm 2013 dư nợ nhóm 2 của DNNVV là 71 tỷ chỉ chiếm có 9% dư nợ trong khi con số này của tổng thể dư nợ vay tại BIDV Thành Đô là 289 tỷ tương ứng với 15% như vậy trong 3 năm trở lại đây tình
hình dư nợ vay của DNNVV đã có sự cải thiện tốt đáng kể thấp hơn so với nhóm khách hàng khác.
Về nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) và nợ quá hạn của khách hàng là DNNVV cũng thấp hơn so với các khách hàng khác và có xu hướng tốt hơn nguyên do chủ yếu là mặc dù nhóm khách hàng này có những khó khăn nhất định nhưng đều có tài sản đảm bảo cho khoản vay nên trường hợp phát sinh nợ xấu cũng dễ dàng xử lý hơn (yêu cầu khách hàng trả nợ hoặc xử lý tài sản bảo đảm).
Qua các năm, những khoản phát sinh nợ xấu, tiềm ẩn nợ xấu hoặc quá