5.2.1 Hoàn thiện thủ tục kiểm tra phân tích
Để thủ tục phân tích phát huy được hết tác dụng trong cuộc kiểm toán nói chung và trong thủ tục kiểm tra phân tích nói riêng, KTV khi thực hiện thủ tục phân tích, bên cạnh việc so sánh số dư năm nay với năm trước, KTV cần phân tích tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng giá trị hàng mua trong kỳ, tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng nợ ngắn hạn, ... để có đánh giá chính xác hơn về biến động cũng như tính hợp lý số dư khoản mục nợ phải trả người bán.
5.2.2 Hoàn thiện thủ tục gửi thư xác nhận
Đối với khoản mục nợ phải trả người bán, mục tiêu kiểm toán quan trọng nhất khi thực hiện kiểm toán khoản mục này là đầy đủ. Việc gửi thư xác nhận đến nhà cung cấp của khách hàng là một thủ tục khá quan trọng và cần thiết trong việc xác định số tiền ghi trên sổ sách kế toán là chính xác, giao dịch giữa khách hàng với nhà cung cấp là có thật. Vì thư xác nhận là bằng chứng do bên ngoài cung cấp nên số liệu trong thư xác nhận có độ tin cậy cũng như tính chính xác cao. Bên cạnh đó, việc gửi thư xác nhận cũng giúp KTV kiểm tra tính chính xác các khoản trả trước cho người bán. Do vậy, khi thực hiện thủ tục này, KTV cần quan tâm đến tính khách quan cũng như độ tin cậy về số tiền được xác nhận. Để đảm bảo tính đáng tin cậy, cách tốt nhất là KTV nên trực tiếp thực hiện gửi thư xác nhận và địa chỉ hồi đáp nên yêu cầu nhà cung
cấp gửi thẳng đến công ty kiểm toán. Cùng với đó, để đảm bảo kịp thời gian phát hành báo cáo kiểm toán, ngay khi xuống đơn vị khách hàng kiểm toán, KTV cần thực hiện ngay việc gửi thư xác nhận và chỉ nên thực hiện gửi thư này đến lần thứ hai nếu trong lần gửi thư thứ nhất không nhận được hồi âm, thời gian gửi và nhận hồi âm là khoảng 10 ngày. Sau 10 ngày, nếu không có tín hiệu hồi âm, KTV căn cứ vào mức trọng yếu của số dư không được xác nhận, quyết định thực hiện thủ tục thay thế hay không?
5.2.3 Bổ sung thực hiện thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ
Như chúng ta đã biết, trong thực tế, để tăng lợi nhuận, nhiều công ty đã cố tình ghi giảm chi phí. Một trong những cách ghi giảm chi phí được sử dụng là hạch toán sai kỳ kế toán. Theo đó, một số hóa đơn mua hàng phát sinh vào thời điểm cuối năm tài chính sẽ không được hạch toán ngay mà để đầu năm tài chính tới mới hạch toán, điều này sẽ làm giảm chi phí phát sinh trong năm từ đó dẫn đến lợi nhuận được đẩy lên. Khi thực hiện kiểm toán, chỉ trong trường hợp sử dụng thủ tục thay thế việc gửi thư xác nhận để kiểm tra tính đầy đủ, KTV Công ty SVC mới thực hiện việc kiểm tra tính đúng kỳ này. Xét thấy đây là một thủ tục cần thiết để đảm bảo số dư khoản mục nợ phải trả người bán được phản ánh chính xác; do vậy, KTV cần bổ sung thêm thủ tục này khi thực hiện kiểm toán thực tế tại khách hàng. Công việc cần làm khi thực hiện thủ tục này là: KTV thu thập tất cả chứng từ gốc phát sinh trong thời gian 30 ngày gồm 15 trước khi kết thúc niên độ và 15 ngày đầu tiên của niên độ kế toán mới liên quan đến nghiệp vụ mua chịu nhà cung cấp, thực hiện so sánh ngày phát sinh nghiệp vụ trên chứng từ gốc với ngày được ghi nhận trên sổ sách kế toán: sổ cái, sổ chi tiết, …. Từ đó đưa ra đánh giá về tính đúng kỳ của khoản mục này.
5.2.4 Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên tiền nhiệm, tham khảo ý kiến chuyên gia kiến chuyên gia
Để có thể hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như những thông tin khác về khách hàng, bên cạnh những thông tin được thu thập thông qua phỏng vấn, quan sát được thực hiện tại chính công ty khách hàng, có thể nhận thấy thông tin được cung cấp bởi KTV tiền nhiệm có ý nghĩa không nhỏ. KTV tiền nhiệm có thể cung cấp thông tin về độ liêm chính của Ban quản trị khách hàng, những vấn đề liên quan đến HTKSNB, lý do rút khỏi hợp đồng kiểm toán cũng như những sai sót liên quan đến khoản mục nợ phải trả người bán trong năm trước để làm căn cứ đưa ra đánh giá về số dư đầu kỳ của khoản mục này …. Chính vì những lý do nêu trên, khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng, KTV Công ty SVC nên tham khảo ý kiến của KTV tiền
nhiệm để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao hơn. KTV có thể gửi văn bản hoặc hẹn gặp trực tiếp KTV tiền nhiệm để trao đổi về những thông tin cần thu thập.
5.3 KẾT THÚC KIỂM TOÁN
5.3.1 Thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán giúp KTV xác định được những bộ phận cần thu thập thêm bằng chứng kiểm toán để làm vững chắc thêm ý kiến của mình, đồng thời giúp KTV xem xét lại giả định hoạt động liên tục. Như đã trình bày ở các mục trước, trong quá trình thực hiện kiểm toán, Công ty SVC không chú trọng đến việc thực hiện thủ túc phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán cũng như phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thế nhưng kết quả của việc phân tích báo cáo này thực sự có ích cho KTV trong việc đánh giá về dòng tiền phát sinh ở công ty khách hàng liên quan đến khả năng tồn tại, cung cấp cái nhìn tổng quan hơn nữa về tình hình hoạt động của khách hàng. Khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, KTV có thể thực hiện phân tích một số chỉ tiêu sau:
a) Nhóm chỉ tiêu dùng để phản ánh khả năng tạo ra tiền
Hệ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh / Tổng dòng tiền vào.
Hệ số từ dòng tiền hoạt động đầu tư = Dòng tiền từ hoạt động đầu tư / Tổng dòng tiền vào.
Hệ số dòng tiền từ hoạt động tài chính = Dòng tiền từ hoạt động tài chính / Tổng dòng tiền vào.
b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng chi trả thực tế của đơn vị
Hệ số trả nợ ngắn hạn = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh / Tổng nợ ngắn hạn.
Hệ số trả lãi vay = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh / Các khoản tiền lãi đã trả.
5.3.2 Hoàn thiện công tác lập và lưu hồ sơ kiểm toán
- Để thuận tiện cho việc thực hiện kiểm toán tại khách hàng trong những những lần kiểm toán sau cũng như để chứng minh đã tìm hiểu HTKSNB, các thông tin thu thập được về HTKSNB của công ty khách hàng cần được lập hồ sơ và lưu trong hồ sơ kiểm toán. Căn cứ vào từng khách hàng mà hồ sơ này có thể được lập dưới dạng bảng câu hỏi, bảng tường thuật, lưu đồ. Đối với các khách hàng có quy mô lớn, KTV nên kết hợp giữa bảng câu
hỏi và lưu đồ. Còn với khách hàng có quy mô vừa và nhỏ, KTV nên sử dụng bảng tường thuật để trình bày về HTKSNB của khách hàng.
- Ngoài ra, công ty cũng cần bổ sung vào hồ sơ kiểm toán trình tự công việc thực hiện cũng như kết quả thực hiện thử nghiệm kiểm soát.
- Khi thực hiện đánh giá rủi ro, KTV cũng cần lưu vào hồ sơ kiểm toán công việc và kết quả thu được.
5.3.3 Nâng cao việc thực hiện chương trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm soát hoạt động kiểm soát
Cuối cùng, để việc thực hiện chương trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm soát đạt hiệu quả hơn nữa, Công ty SVC cần thực hiện một số công việc sau:
- Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: Theo hướng dẫn của Chuẩn mực số 220 – Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ban hành theo Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính có hướng dẫn: Hằng năm, công ty cần yêu cầu cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp nộp bản giải trình về các nội dung gồm: Xác nhận việc bản thân cán bộ, nhân viên đã nắm vững chính sách và thủ tục của công ty; khẳng định hiện tại và trong năm BCTC được kiểm toán, KTV không có bất kỳ khoản đầu tư nào bị cấm và không phát sinh các mối quan hệ và nghiệp vụ mà chính sách công ty đã cấm.
- Công ty cũng cần quan tâm đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ mà công ty cung cấp để từ đó hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán của mình, Công ty SVC có thể thực hiện phỏng vấn Ban lãnh đạo khách hàng sau khi kết thúc kiểm toán thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn.
Bảng 5.3: Bảng câu hỏi đánh giá sự hài lòng của khách hàng
STT Nội dung Có Không
1 Cách tiếp cận và phương pháp
A. Lập kế hoạch kiểm toán
1. Mục tiêu và phạm vi cuộc kiểm toán là phù hợp.
2. Đã có sự trao đổi, bàn bạc một cách có hiệu quả về bảng câu hỏi kiểm soát nội bộ và yêu cầu đối với các tài liệu.
3. Mục tiêu, thời gian và quá trình kiểm toán đã được bàn bạc một cách đầy đủ trong cuộc họp sơ bộ và chúng tôi đã cố gắng đáp ứng những câu hỏi cũng như yêu cầu của Quý công ty. B. Thực hiện kiểm toán
1. Các KTV đã có kiến thức đầy đủ khi tiến hành kiểm toán. 2. Cuộc kiểm toán đã được sắp xếp và tiến hành có hiệu quả. 3. Chúng tôi có để cho quý công ty đưa ra những lời giải thích về các tài liệu mà chúng tôi thu thập được trong quá trình kiểm toán.
4. Mức độ ảnh hưởng trong giới hạn kiểm toán là thích hợp và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, các hoạt động đã được chúng tôi xem xét.
C. Kiểm soát thời gian
1. Việc ước lượng thời gian cho cuộc kiểm toán là hợp lý. 2. Việc kiểm toán đã được hoàn thành trong thời gian cho phép.
3. Thời gian gián đoạn chỉ xảy ra ở mức tối thiểu trong các hoạt động hàng ngày của chúng tôi.
2 Mối quan hệ trong công việc
A. Chúng tôi đã tư vấn và trao đổi thông tin hiệu quả trong khi tiến hành kiểm toán.
B. Chúng tôi nói chung sẵn sàng giúp đỡ và lịch thiệp trong khi kiểm toán.
C. Chúng tôi đã làm việc với tinh thần cầu thị, chuyên nghiệp và chủ động.
3 Chất lượng báo cáo kiểm toán
A. Kết luận và ý kiến kiểm toán là hợp lý, các tài liệu thu thập được được trình bày một cách rõ ràng.
B. Đề xuất của chúng tôi là thực tiễn, khả thi và hiệu quả về mặt chi phí.
C. Bản dự thảo được đưa cho quý công ty theo đúng thời hạn. D. Chúng tôi đã linh hoạt trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến từ ngữ, trình bày báo cáo và các vấn đề phát sinh sau kiểm toán.
E. Trong cuộc họp tổng kết chính thức với công ty, tất cả các tài liệu tìm được đã được chúng tôi thảo luận với mức độ chi tiết phù hợp với mong muốn của quý công ty và tất cả các vấn đề liên quan đến thực tế (mà chưa được giải quyết) đã được đưa ra bàn bạc lại.
F. Tất cả các thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán đều được chúng tôi giữ bí mật theo yêu cầu của quý công ty.
STT Nội dung Có Không
4 Tổng hợp ý kiến khách hàng
A. Một cách tổng quát, cuộc kiểm toán này diễn ra phù hợp với mong muốn của quý công ty
B. Điều quý công ty mong muốn đã được trình bày đầy đủ trong bản đánh giá này.
5. Theo ý kiến của Quý công ty, chúng tôi cần có những thay đổi cụ thể nào để cải thiện tốt nhất quá trình kiểm toán của mình?
……….
………..
………..
………..
6. Các nhận xét khác bao gồm các đề xuất cải thiện và tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả? ………. ……….. ……….. ……….. ……….. Sau khi cuộc kiểm toán kết thúc, KTV có thể phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc, hay có thể gửi lại công ty khách hàng bảng câu hỏi này và sẽ nhận phản hồi sau vài ngày.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Nợ phải trả là một khoản mục quan trọng trên BCTC do có liên quan mật thiết đến chi phí và các tỷ số quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của công ty. Cùng với các khoản vay, nợ phải trả người bán thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải trả, do vậy, khi thực hiện kiểm toán khoản mục này, các KTV cần thực hiện một cách cẩn trọng để có thể phát hiện được các sai sót nhằm đảm bảo tính trung thực và hợp lý của khoản mục này.
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt chi nhánh Cần Thơ, thông qua việc tìm hiểu hồ sơ kiểm toán cũng như trao đổi với các anh chị KTV và sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong công ty, tác giả đã hiểu rõ hơn về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán của Công ty SVC. Có thể nói, quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán của Công ty SVC được thiết kế khá hoàn thiện, bám sát theo chương trình kiểm toán do VACPA ban hành; tuy nhiên, khi áp dụng quy trình kiểm toán này vào thực tế đã tồn tại một số nhược điểm mà nguyên nhân chính xuất phát từ việc giới hạn về thời gian thực hiện kiểm toán cùng một số nguyên nhân khách quan khác. Ban Giám đốc Công ty SVC vẫn đang không ngừng hoàn thiện quy trình để nâng cao chất lượng kiểm toán. Mong rằng thông qua đề tài nghiên cứu này, Công ty SVC sẽ nhận ra được một số hạn chế trong quy trình kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán nói riêng để hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán của mình.
Với đội ngũ Ban lãnh đạo công ty là những người nhạy bén, có kinh nghiệm, am hiểu về kiểm toán, có tầm nhìn chiến lược và khả năng quản lý tốt; cùng với đó, các KTV là những người có năng lực chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề và có trí cầu tiến. Hy vọng rằng những nhược điểm còn tồn tại sẽ sớm được khắc phục và quy trình kiểm toán sẽ hoàn thiện hơn nữa. Mong rằng trong tương lai, vị thế và danh tiếng của Công ty SVC sẽ ngày càng được khẳng định và tiến xa hơn; ngày càng có nhiều khách hàng biết đến cũng như nhận được sự tin tưởng của các đối tượng sử dụng BCTC về chất lượng kiểm toán cao nhưng giá phí kiểm toán hợp lý.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Công ty được kiểm toán
Có thể thấy: Kết quả của cuộc kiểm toán phụ thuộc không chỉ vào công ty kiểm toán mà còn phụ thuộc vào chính các công ty được kiểm toán. Bởi lẽ với sự phối hợp, hỗ trợ một cách nhiệt tình, trung thực từ phía nhân viên trong công ty được kiểm toán sẽ giúp việc tìm hiểu, đánh giá của KTV về đơn vị được chính xác và phù hợp với thực tế hơn. Do vậy, để cuộc kiểm toán đạt được kết quả như mong đợi cũng như thời gian hoàn thành kiểm toán đúng với thời gian đề ra, đơn vị cần:
- Cho phép KTV kéo dài thời gian thực hiện kiểm toán ở mức độ hợp lý:
Do khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 là khoảng thời gian mà hầu hết các công ty kiểm toán tập trung thực hiện kiểm toán cho khách hàng. Do vậy, đơn vị nên hiểu, thông cảm cho công ty kiểm toán và cho phép KTV kéo dài thời gian thực hiện kiểm toán nếu nhận được sự đề nghị.