Hoàn thiện việc đánh giá sơ bộ khoản mục nợ phải trả người bán

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty tnhh kiểm toán sao việt chi nhánh cần thơ (Trang 103)

TNHH KIỂM TOÁN SAO VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ

Xuất phát từ những hạn chế đã được rút ra từ kết quả đánh giá công việc thực hiện của KTV trong mỗi thủ tục kiểm toán, tác giả xin được đề xuất với Ban lãnh đạo cũng như KTV Công ty TNHH Kiểm toán Sao Việt chi nhánh Cần Thơ một số giải pháp nhằm hoàn hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán mà công ty đang áp dụng.

5.1 GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN 5.1.1 Tăng thời gian thực hiện kiểm toán 5.1.1 Tăng thời gian thực hiện kiểm toán

Thời điểm đầu năm tài chính (khoảng từ tháng 1 đến tháng 3) là khoảng thời gian mà các KTV Công ty SVC tập trung thực hiện các hợp đồng kiểm toán đã ký. Do đó, áp lực về thời gian thực hiện là rất lớn. Để giảm bớt áp lực về thời gian thực hiện cũng như đảm bảo được thời gian phát hành báo cáo kiểm toán, Ban Giám Đốc công ty cần cân nhắc mối quan hệ giữa số lượng KTV, trợ lý kiểm toán tham gia cuộc kiểm toán với khối lượng công việc thực hiện. Với số lượng 3 – 4 thành viên cho một cuộc kiểm toán như hiện nay của công ty thì thời gian hoàn thành kiểm toán là một áp lực khá lớn đối với các thành viên thực hiện. Do vậy, công ty cần tăng số lượng nhân sự thêm từ 1 – 2 người.

Bên cạnh đó, khi ký hợp đồng với khách hàng, Ban lãnh đạo Công ty SVC cần đề nghị khách hàng kéo dài thêm thời gian thực hiện kiểm toán để KTV và trợ lý kiểm toán có đủ thời gian thu thập bằng chứng kiểm toán, bởi thực tế, thời gian đoàn kiểm toán xuống công ty khách hàng chỉ khoảng 3 ngày đối với khách hàng nhỏ và 6 – 7 ngày đối với khách hàng lớn. Khoảng thời gian này là quá ít để KTV có thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán.

5.1.2 Hoàn thiện việc đánh giá sơ bộ khoản mục nợ phải trả người bán bán

Khi thực hiện đánh giá sơ bộ khoản mục nợ phải trả người bán, ngoài việc so sánh số dư của khoản mục trong năm thực hiện kiểm toán với năm trước, KTV cần so sánh thêm một vài chỉ số tài chính liên quan đến khả năng thanh toán để có nhận định chính xác hơn về khách hàng. Một số tỷ số có thể

sử dụng: Tỷ số nợ (tổng nợ phải trả chia tổng nguồn vốn); khả năng thanh toán ngắn hạn (tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chia tổng nợ ngắn hạn); …

5.1.3 Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Đánh giá rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong quá trình kiểm toán, mang lại lợi ích thiết thực trong tất các các giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. Do đó, để cuộc kiểm toán đạt được hiệu quả như mong đợi, KTV Công ty SVC cần đưa công việc đánh giá rủi ro vào thực hiện. Dưới đây là một số gợi ý cho việc đánh giá rủi ro:

5.1.3.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng

a)Ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính

Đoạn 16 Chuẩn mực 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ có đưa ra các nhân tố làm căn cứ để KTV đưa ra đánh giá rủi ro tiềm tàng. Các nhân tố bao gồm:

- Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của Ban Giám đốc, sự thay đổi thành phần Ban quản lý.

- Trình độ và kinh nghiệm của kế toán trưởng, nhân viên kế toán, KTV nội bộ.

- Những áp lực bất thường đối với Ban Giám đốc, kế toán trưởng.

- Đặc điểm hoạt động của đơn vị.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị.

Do đó, khi tìm hiểu về khách hàng, KTV cần thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến các nội dung trên. Ngoài ra, Ban Giám đốc Công ty SVC cần thiết kế bảng câu hỏi về việc đánh giá rủi ro tiềm tàng để KTV khi thực hiện công việc này có thể trình bày nội dung thu thập được và lưu trong hồ sơ làm cơ sở dữ liệu cho các lần kiểm toán sau. Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý cho Ban Giám đốc Công ty SVC:

- Lĩnh vực hoạt động của công ty khách hàng là gì?

- Cơ cấu tổ chức của công ty khách hàng ra sao?

- Trong năm phía công ty khách hàng có sự thay đổi về nhân sự trong Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị, Phòng kế toán, KTV nội bộ không?

- Năng lực của Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị đương nhiệm?

- Chính sách kế toán mà công ty khác hàng đang áp dụng?

- Công ty khách hàng có thay đổi chính sách kế toán đang áp dụng không?

- Kiểm toán viên có nghi ngờ về tính liêm chính của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc công ty khách hàng không?

- Có sự thay đổi về thị trường, sự cạnh tranh không?

- Ban Giám đốc và nhân viên phòng kế toán có áp lực bất thường nào không?

Các câu hỏi này được thiết kế dưới dạng câu hỏi mở để KTV có thể điền đầy đủ, chi tiết nhất các nội dung có liên quan. Căn cứ vào kết quả thu được, KTV đưa ra đánh giá của mình về rủi ro tiềm tàng đối với toàn thể BCTC.

b)Ở mức độ khoản mục

Khi đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức độ khoản mục, KTV cần căn cứ vào bản chất của khoản mục và số dư khoản mục. Cụ thể là KTV cần tìm hiểu về: Đặc điểm của khoản mục; bản chất số dư khoản mục; quy mô số dư khoản mục; kiểm tra xem khoản mục có chứa đựng các khoản ước tính kế toán, nghiệp vụ phức tạp, bất thường; các thay đổi về chính sách kế toán liên quan đến khoản mục.

5.1.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát

a)Ở tổng thể báo cáo tài chính

Dựa trên kết quả thu được từ bảng câu hỏi tìm hiểu về HTKSNB, KTV đưa ra đánh giá về HTKSNB là thấp, trung bình hay cao. Từ đó đưa ra đánh giá về mức rủi ro kiểm soát.

b)Ở mức độ khoản mục

Cũng tương tự như đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ tổng thể BCTC, khi thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ khoản mục, KTV sẽ căn cứ vào kết quả đánh giá HTKSNB liên quan đến từng khoản mục để đưa ra đánh giá về rủi ro.

5.1.3.3 Đánh giá rủi ro phát hiện

Rủi ro phát hiện được đánh giá dựa trên kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và mức rủi ro kiểm toán mong muốn thông qua mô hình sau:

Mô hình định lượng ARIRCRDR Hoặc CR IR AR DR

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty tnhh kiểm toán sao việt chi nhánh cần thơ (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)