Sau khi kết thúc các thủ tục kiểm toán tại Công ty cổ phần thủy sản ABC, nhóm kiểm toán bắt đầu tập hợp các tài liệu, bằng chứng kiểm toán,
hoàn tất hồ sơ kiểm toán bao gồm: Tổng hợp các tài liệu, ghi tham chiếu lên giấy làm việc. Những phát hiện sai phạm và yêu cầu điều chỉnh trong quá trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán được KTV tập hợp vào bảng tổng hợp lỗi, sau đó, KTV lập bảng tổng hợp kết quả sau kiểm toán.
Bảng tổng hợp lỗi là bảng bao gồm những sai sót của khách hàng được KTV phát hiện và tổng hợp lại. Đây là những sai sót có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, KTV sẽ gửi bảng tổng hợp lỗi này lại cho đơn vị để nhận lại ý kiến phản hồi đồng ý điều chỉnh hay không điều chỉnh.
Bảng 4.12: Bảng tổng hợp lỗi
ĐVT: Đồng
Tên tài khoản Nội dung
Mã số Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng cân đối kế toán
Nợ Có Nợ Có
Điều chỉnh giảm khoản trả trước cho nhà cung cấp và đưa vào chi phí bán hàng
Nợ TK 641 65.251.800
Có TK 331 65.251.800
Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Công ty SVC thực hiện tại Công ty cổ phần thủy sản ABC, 2012
Mặc dù số tiền sai sót vẫn nằm trong ngưỡng sai sót có thể bỏ qua. Tuy nhiên, theo nhận định của KTV, vì sai sót này có liên quan đến chi phí, do vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Xét thấy đây là một sai sót có tính trọng yếu nên KTV đã yêu cầu đơn vị điều chỉnh.
Kiểm toán viên căn cứ vào bảng tổng hợp lỗi, tiến hành lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán sau điều chỉnh nhằm yêu cầu Công ty cổ phần thủy sản ABC điều chỉnh số dư để BCTC được trung thực và hợp lý.
Bảng 4.13: Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán sau điều chỉnh
ĐVT: Đồng
Tên tài khoản Mã số 31/12/2012 trước kiểm toán
Điều chỉnh thuần
31/12/2012 Sau kiểm toán
01/01/2012 Sau kiểm toán
Biến động Ghi chú
Giá trị Tỷ lệ (%) Phải trả người bán 52.455.683.550 - 52.455.683.550 6.166.805.840 46.288.877.710 750,61 Trả trước người bán 11.246.122.725 (65.251.800) 11.180.870.925 12.424.463.281 (1.243.592.356) (10,01)
Tổng cộng 63.701.806.275 (65.251.800) 63.767.058.075 18.591.269.121 x x
4.2 ÁP DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM XYZ TRẢ NGƯỜI BÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM XYZ
4.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
4.2.1.1 Tìm hiểu về công ty khách hàng
Công ty cổ phần dược phẩm XYZ là khách hàng đã được Công ty SVC kiểm toán từ năm 2010. Do vậy, việc tìm hiểu về khách hàng được thực hiện khá đơn giản. Để rút ngắn thời gian thực hiện kiểm toán cũng như nhằm giảm bớt chi phí kiểm toán, Công ty SVC không tìm hiểu, thu thập lại toàn bộ thông tin về khách hàng. Thay vào đó, trước khi bắt đầu kiểm toán, KTV chính của Công ty SVC sẽ trực tiếp xuống trao đổi với khách hàng và tìm hiểu, cập nhật về những thông tin mới hoặc những thay đổi (nếu có) phát sinh. Những thông tin về khách hàng đã có được từ lần kiểm toán năm trước được lưu lại trong hồ sơ kiểm toán đã cung cấp thông tin cơ bản về công ty. Các thông tin mới cập nhật liên quan đến thay đổi trong lĩnh vực sản xuất, môi trường kinh doanh, nhân sự và pháp lý …. Dưới đây là một số thông tin về khách hàng được KTV cập nhật và lưu vào hồ sơ kiểm toán.
a) Ngành nghề kinh doanh
Các ngành nghề kinh doanh của công ty theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
- Mua bán thiết bị quang học, thiết bị y tế, nha khoa, thiết bị bệnh viện.
- Mua bán thuốc, dược phẩm.
- Mua bán thực phẩm dinh dưỡng.
- Mua bán mỹ phẩm.
- Mua bán nguyên phụ liệu, hóa dược phục vụ sản xuất dược phẩm.
- Mua bán vacxin và sinh phẩm y tế.
- Mua bán tinh dầu từ thảo dược.
- Sản xuất thực phẩm, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng.
- Mua bán thức ăn gia súc.
- Sản xuất nước đóng bình và đóng chai (doanh nghiệp tuân thủ theo quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình hoạt động).
- Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu.
- Mua bán thực phẩm, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng.
- Sản xuất mỹ phẩm.
- In ấn bao bì.
- Kinh doanh bất động sản.
- Sản xuất tinh dầu từ thảo dược.
- Hoạt động hợp tác kinh doanh dịch vụ đại lý giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán, đất đai và các quy định pháp luật khác có liên quan.
b) Hình thức sở hữu vốn
Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty tính đến thời điểm 31/12/2012 là 22.000.000.000 VND.
c) Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng
- Kỳ kế toán năm được bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VND).
d) Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và các Thông tư sửa đổi, bổ sung của Bộ Tài Chính.
- Tuyên bố về tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Công ty đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam, các Thông tư hướng dẫn và Chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành trong việc lập và trình bày BCTC.
e) Mục đích kiểm toán
Do đây là công ty cổ phần nên mục đích kiểm toán của công ty là:
- Xác nhận độ trung thực, hợp lý của toàn bộ BCTC. Đây sẽ là kết quả đánh giá hoạt động kinh doanh trong năm 2012 của Công ty cổ phần dược phẩm XYZ và từ đó là cơ sở phát hành thêm cổ phiếu và huy động thêm vốn đầu tư của các cổ đông.
- Công bố tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2012 cho các cổ đông công ty nắm rõ.
- Phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.
f) Đánh giá sơ bộ khoản mục nợ phải trả người bán
Trước khi thực hiện các thủ tục kiểm toán, KTV cũng sẽ thực hiện việc đánh giá sơ bộ về khoản mục nợ phải trả người bán để có những nhận định ban đầu về khoản mục này. Tuy đây là khách hàng cũ, nhưng công việc này vẫn được KTV thực hiện cẩn thận. Từ BCTC do khách hàng cung cấp, KTV tiến hành tính toán và so sánh chênh lệch giữa số dư khoản mục nợ phải trả người bán trên BCTC năm nay với năm trước. Dưới đây là bảng đánh giá sơ bộ khoản mục nợ phải trả người bán tại Công ty cổ phần dược phẩm XYZ. Bảng 4.14: Bảng đánh giá sơ bộ khoản mục nợ phải trả người bán tại Công ty
cổ phần dược phẩm XYZ năm 2012
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu 01/01/2012 31/12/2012 Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối (%) Trả trước cho người bán 6.040.979.648 106.664.036 (5.934.315.612) (98,23) Phải trả cho người bán 23.016.549.778 13.034.551.994 (9.981.997.784) (43,37)
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả kiểm toán của KTV thực hiện tại Công ty cổ phần dược phẩm XYZ, 2012
Nhận xét
Từ bảng đánh giá sơ bộ khoản mục nợ phải trả người bán tại Công ty cổ phần dược phẩm XYZ đã cho thấy: Số dư cuối năm 2012 của cả khoản trả trước người bán cũng như phải trả người bán đều có biến động giảm so với cuối năm 2011. Cụ thể: Khoản trả trước cho người bán giảm 5.934.315.612 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 98,23%. Đây làm biến động giảm tương đối mạnh. Do vậy, khi thực hiện kiểm toán, KTV cần kiểm tra các hóa đơn bán hàng từ các nhà cung cấp có các khoản ứng trước trong năm 2011 để kiểm tra tiến độ thực hiện hợp đồng. Cùng với biến động giảm của khoản trả trước, phải trả người bán cũng có biến động giảm. So với năm 2011, số dư cuối năm 2012 của khoản phải trả này giảm 9.981.997.784 đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 43,37%. Theo dữ liệu được lưu trong hồ sơ kiểm toán tại Công ty SVC, cuối năm 2011, Công ty cổ phần dược phẩm XYZ có ứng trước một khoản tiền khá lớn cho một số đơn đặt hàng quan trọng của năm 2012. Do vậy, theo nhận định ban đầu của KTV, có thể những đơn đặt hàng này chiếm giá trị khá cao trong tổng giá trị đặt hàng năm 2012. Bên cạnh đó, cũng có thể do chính sách bán hàng của các nhà cung cấp cho công ty thay đổi nên đã dẫn đến số dư nợ phải trả người bán trong năm giảm. Và tất nhiên, KTV cũng không loại trừ khả năng đơn vị cố tình ghi giảm nợ phải trả người bán nhằm mục đích khai khống lợi nhuận. Do đó, khi thực hiện kiểm toán khoản mục này, KTV sẽ tập trung thu thập bằng chứng về tính đầy đủ của số dư khoản mục.
4.2.1.2 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
Đây là năm thứ 4 Công ty SVC thực hiện kiểm toán tại Công ty cổ phần dược phẩm XYZ. Do vậy, các thông tin liên quan đến HTKSNB của công ty đã được KTV nắm rõ. Để tiết kiệm thời gian cũng như kinh phí khi thực hiện kiểm toán, KTV không thực hiện phỏng vấn theo bảng câu hỏi tìm hiểu về HTKSNB mà dựa vào thông tin thu thập được từ bước tìm hiểu về khách hàng, KTV sẽ thống kê lại những thay đổi (nếu có) trong cơ cấu tổ chức của công ty, tình hình kinh doanh cũng như các chính sách kế toán,… trong năm 2012 có liên quan đến khoản mục nợ phải trả người bán bao gồm: Trả trước người bán và phải trả người bán. Công việc này sẽ do KTV chính đã trực tiếp thực hiện bước tìm hiểu về khách hàng thực hiện. Kết quả thực hiện được thể hiện trong bảng câu hỏi kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh.
Bảng 4.15: Bảng câu hỏi kiểm tra tình hình thay đổi cơ cấu, hoạt động kinh doanh
Nội dung Có/
Không
Chi tiết tham khảo
1.Tổ chức
- Cơ cấu tổ chức của công ty có sự thay đổi nào không? - Công ty có sự thay đổi nào về thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, trách nhiệm quản lý của Ban Giám đốc không?
Không Không
2. Quyền sở hữu và quy mô hoạt động
- Công ty có sự thay đổi nào về vốn không?
- Trong năm, công ty có sự thay đổi nào về cổ đông và các thành viên chính trong công ty hay không?
Có Không
Tăng vốn chủ sở hữu
3. Thông tin kế toán
- Công ty có thay đổi về chính sách kế toán, các chuẩn mực kế toán có ảnh hưởng đến công ty không?
- Công ty có thay đổi hình thức kế toán không?
Không Không
4. Nhân sự
- Có sự thay đổi nào về nhân sự tại các phòng ban không? Không
5. Hoạt động sản xuất – kinh doanh – đầu tư
- Có thu hẹp hay mở rộng quy mô kinh doanh hay không? - Công ty có thay đổi hoặc thêm nguyên vật liệu mới không? - Chính sách bán hàng của các nhà cung cấp chủ yếu có thay đổi không?
- Công ty có thêm nhà cung cấp mới trong năm không?
- Trong năm, công ty có đầu tư thêm tài sản cố định, xây dựng thêm các công trình nào không?
- Công ty có mở thêm các xí nghiệp, chi nhánh hoặc công ty con không? Không Có Có Có Có Không Thanh toán ngay Nhà máy dầu – mỡ - nước
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của KTV thực hiện tại Công ty cổ phần dược phẩm XYZ, 2012
Bảng câu hỏi được KTV trình bày dưới dạng câu trả lời “Có”, “Không”. Câu trả lời “Có” ứng với việc chỉ tiêu đó trong năm 2012 có sự thay đổi so với
năm trước, câu trả lời “Không” cho thấy chỉ tiêu đó trong năm công ty không có sự thay đổi.
Từ kết quả thu được, KTV nhận thấy cơ cấu và tình hình kinh doanh năm 2012 của công ty có sự thay đổi so với năm trước. Những thay đổi này bao gồm: Thay đổi về vốn chủ sở hữu; thay đổi về nguyên vật liệu; chính sách bán hàng của nhà cung cấp; tài sản cố định, xây dựng công trình. Theo thông tin từ Giám đốc công ty, tính đến ngày 31/12/2012, vốn chủ sở hữu của công ty là 26.399.600.000 đồng, tăng 4.399.600.000 đồng so với thời điểm 31/12/2011. Nguyên nhân tăng xuất phát từ việc tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu từ thặng dư vốn cổ phần theo Thông báo phát hành cổ phiếu thường cho cổ đông hiện hữu ngày 29/12/2012 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty. Bên cạnh đó, để cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như hạ giá thành sản xuất và đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác sản xuất sản phẩm mới, trong năm 2012, Công ty cổ phần dược phẩm XYZ đã thay đổi và thêm vào một số nguyên liệu mới từ một số nhà cung cấp mới của công ty. Để phục vụ cho việc sản xuất trong năm, công ty đã mua thêm một số máy móc và xây dựng thêm nhà máy dầu – mỡ - nước nhưng chưa hoàn thành. Cùng với đó, với tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhiều nhà cung cấp đã thay đổi chính sách bán hàng – thanh toán, từ việc bán chịu, thanh toán chậm sang bán hàng thu tiền ngay và thời gian thanh toán ngắn. Đây là sự thay đổi đáng quan tâm khi KTV thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán.
Kết luận
Thông qua kết quả thu được từ việc quan sát, phỏng vấn những bộ phận có liên quan. KTV nhận thấy cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần dược phẩm XYZ không có sự thay đổi so với năm trước đó. Do vậy, KTV đánh giá HTKSNB của công ty là hữu hiệu.
4.2.1.3 Xác định mức trọng yếu
Tương tự như Công ty cổ phần thủy sản ABC, việc xác định mức trọng yếu tại Công ty cổ phần dược phẩm XYZ cũng sẽ do Ban Giám đốc Công ty SVC thực hiện, cụ thể là do Phó Giám đốc trực tiếp đảm nhận. Căn cứ vào số liệu do khách hàng cung cấp và dữ liệu được lưu trữ tại Công ty SVC về khách hàng, KTV tiến hành xác lập mức trọng yếu.
Tiêu chí để KTV xác lập mức trọng yếu là doanh thu. Vì mục đích kiểm toán chính của Công ty cổ phần dược phẩm XYZ là phát hành BCTC để các cổ đông của công ty nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh. Do lợi nhuận trong năm 2012 của công ty biến động khá cao. Vì thế, KTV đã chọn doanh
được thực hiện theo chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Bảng dưới đây sẽ trình bày về kết quả thu được. Bảng 4.16: Bảng xác định mức trọng yếu cho Công ty cổ phần
dược phẩm XYZ
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế
Tiêu chí được sử dụng để tính mức
trọng yếu tổng thể Doanh thu Doanh thu
Lý do lựa chọn tiêu chí này để xác
định mức trọng yếu Doanh thu biến động ít hơn lợi nhuận
Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 204.291.638.486 204.291.638.486 Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức
trọng yếu tổng thể
Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10%
Doanh thu: 0,5% - 3% Tổng tài sản và vốn: 2% (b) 0,5% 0,5% Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) 1.021.458.192 1.021.458.192 Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*50% 510.729.096 510.729.096 Ngưỡng sai sót không đáng kể/
Sai sót có thể bỏ qua (e)=(d)*4% (tối đa)