Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại ha

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty tnhh kiểm toán sao việt chi nhánh cần thơ (Trang 87)

bán tại hai công ty khách hàng

Mặc dù quy trình kiểm toán được thực hiện tại hai công ty khách hàng đều dựa theo quy trình kiểm toán chung của Công ty SVC. Tuy nhiên, do sự khác biệt về quy mô, ngành nghề giữa hai công ty khách hàng mà công việc thực hiện trong mỗi thủ tục kiểm toán có sự khác biệt.

4.3.1.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

a) Tìm hiểu về thông tin khách hàng

Giống nhau

Công việc này đều do KTV chính đảm nhận và được thực hiện một cách cẩn thận. KTV chính đã trực tiếp xuống gặp gỡ khách hàng để thu thập thông tin. Kết quả thu được sau khi thực hiện công việc này đều được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán của công ty.

Khác nhau

- Công ty cổ phần thủy sản ABC: KTV tiến hành thu thập toàn bộ thông tin liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, do là khách hàng mới nên các thông tin KTV có được về Công ty cổ phần thủy sản ABC đều do khách hàng cung cấp hoặc được lấy trên phương tiện truyền thông. Vì thế, khi đưa ra đánh giá sơ bộ về khoản mục nợ phải trả người bán, KTV chỉ có thể dựa trên những thông tin này kết hợp với kinh nghiệm của bản thân mà thực hiện. Do đó, kết quả đánh giá sẽ mang tính chủ quan của KTV.

- Công ty cổ phần dược phẩm XYZ: Là khách hàng thường xuyên đã được Công ty SVC kiểm toán 3 năm liên tiếp, do đó, các thông tin cơ bản về Công ty cổ phần dược phẩm XYZ cũng như tình hình hoạt động kinh doanh được KTV khá am hiểu. Vì vậy, KTV không thu thập lại toàn bộ thông tin về khách hàng mà căn cứ vào hồ sơ kiểm toán 3 năm trước, KTV chỉ cập nhật lại các thông tin mới, những thay đổi trong năm của khách hàng liên quan đến cuộc kiểm toán. Chính vì thế, việc tìm hiểu thông tin về khách hàng sẽ diễn ra nhanh hơn và khối lượng công việc sẽ ít đi. Thêm vào đó, từ những hiểu biết đã có sẵn từ các cuộc kiểm toán trước nên việc kết quả đánh giá sơ bộ khoản mục mang tính hợp lý và sát với thực tế hơn.

Đánh giá

Việc tìm hiểu thông tin về khách hàng được Công ty SVC rất chú trọng. Dù là khách hàng mới hay cũ, công việc này cũng đều cho KTV chính thực hiện kỹ lưỡng, cẩn thận. Căn cứ vào từng khách hàng mà KTV Công ty SVC sẽ linh hoạt áp dụng các cách thu thập thông tin khác nhau nhằm đảm bảo có đủ thông tin để đưa ra đánh giá. Thêm vào đó, với việc thực hiện phân tích sơ bộ khoản mục nợ phải trả người bán trong giai đoạn này đã giúp KTV bước đầu nhận diện những biến động mạnh, bất thường liên quan đến khoản mục, từ đó dự đoán những sai sót có thể xảy ra và có những hình dung ban đầu về các thủ tục kiểm toán cần thực hiện. Tuy nhiên, khi tiến hành đánh giá sơ bộ về khoản mục, KTV mới chỉ dừng lại ở việc so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, từ đó đưa ra đánh giá. Do vậy, kết quả thu được không mang lại hiệu quả như mong muốn.

b) Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải trả

người bán

Giống nhau

Ở cả hai công ty khách hàng, công việc này đều do KTV chính thực hiện.

Khác nhau

- Công ty cổ phần thủy sản ABC: Công việc này được thực hiện thông qua bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB đối với khoản mục nợ phải trả người bán được thiết kế sẵn. Căn cứ vào kết quả thu được từ việc phỏng vấn, KTV sẽ đưa ra đánh giá về HTKSNB của khách hàng. Do bảng câu hỏi về HTKSNB thường được thiết kế tương đối dài nên việc thực hiện bảng câu hỏi này sẽ mất nhiều thời gian nhưng bù lại, KTV đã đưa ra được đánh giá chính xác hơn về HTKSNB khi thực hiện bảng câu hỏi này.

- Công ty cổ phần dược phẩm XYZ: KTV không thực hiện phỏng vấn theo bảng câu hỏi tìm hiểu về HTKSNB đối với khoản mục nợ phải trả người bán mà dựa vào thông tin thu thập được từ bước tìm hiểu về khách hàng, KTV sẽ hoàn thành bảng câu hỏi kiểm tra tình hình thay đổi cơ cấu, hoạt động kinh doanh liên quan đến khoản mục nợ phải trả người bán. Để đưa ra đánh giá về HTKSNB của khách hàng, KTV chủ yếu căn cứ vào những hiểu biết đã có từ những lần kiểm toán trước, kết quả thu được từ bảng phỏng vấn không giúp được nhiều cho KTV trong việc đưa ra đánh giá bởi bảng câu hỏi này chủ yếu liên quan đến việc thay đổi vốn và chính sách của công ty. Do vậy, ưu điểm của bảng câu hỏi này là thời gian thực hiện ngắn nhưng thay vào đó, kết quả

đánh giá phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về khách hàng của KTV.

Đánh giá

Với kinh nghiệm và kỹ năng được tích lũy, việc tìm hiểu HTKSNB do KTV chính thực hiện sẽ cung cấp những đánh giá chính xác hơn, qua đó cho thấy việc tìm hiểu HTKSNB được Công ty SVC khá chú trọng. Tuy nhiên, công việc và kết quả thực hiện lại không được lưu trong hồ sơ kiểm toán, điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho KTV khác trong công ty khi tiếp nhận kiểm toán khách hàng này. Thêm vào đó, đối với khách hàng cũ, khi thực hiện phỏng vấn để tìm hiểu về HTKSNB, KTV không căn cứ vào những đánh giá về hệ thống trong những năm trước để thực hiện phỏng vấn về những thay đổi của hệ thống trong năm hiện hành, mà chỉ sử dụng những đánh giá này để làm căn cứ đưa ra đánh giá cho năm hiện tại. Do vậy, kết quả đánh giá mang nặng tính chủ quan của KTV thực hiện và hiệu quả công việc phụ thuộc nhiều vào năng lực, kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết của KTV thực hiện đối với công ty khách hàng.

c) Đánh giá sơ bộ rủi ro

Trong thực tế, việc đánh giá rủi ro không được KTV Công ty SVC thực hiện khi tiến hành kiểm toán.

Đánh giá

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Lấy mẫu kiểm toán, sự xét đoán nghề nghiệp của KTV, … nên bất kỳ cuộc kiểm toán nào cũng đều có những hạn chế tiềm tàng. Chính vì thế, khả năng KTV nhận xét không xác đáng về BCTC là điều luôn có thể xảy ra, do đó, để đảm bảo rủi ro kiểm toán sẽ nằm trong giới hạn được phép thì ngay từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, KTV phải phải đánh giá rủi ro kiểm toán bao gồm: Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát nhằm xác định mức rủi ro phát hiện phù hợp, trên cơ sở đó thiết kế các thử nghiệm cơ bản thích hợp để rủi ro kiểm toán sau cùng sẽ nằm trong giới hạn được phép. Đây cũng là cơ sở để KTV ước lượng công việc cần thực hiện để từ đó sắp xếp thời gian thực hiện kiểm toán, phân công KTV cũng như dự kiến về phí kiểm toán. Ngoài ra, thông qua công việc này, KTV có thể giới hạn phạm vi kiểm toán ở mức độ cần thiết để vừa tiết kiệm thời gian thực hiện, vừa đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán với mức phí phù hợp và cạnh tranh. Với việc không thực hiện công việc đánh giá rủi ro, việc xác định cỡ mẫu cũng như số lượng các thử nghiệm cơ bản sẽ phụ thuộc nhiều vào tính xét đoán của KTV. Do vậy sẽ có rủi ro trong việc chọn mẫu dẫn đến hiệu quả công việc đạt được không như mông đợi.

d) Xác lập mức trọng yếu

Việc xác lập mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán tại hai khách hàng được thực hiện giống nhau. Dựa trên hướng dẫn của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), KTV tiến hành xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ cuộc kiểm toán nói chung và khoản mục nợ phải trả người bán nói riêng. Căn cứ xác lập mức trọng yếu đều dựa trên loại hình doanh nghiệp cũng như mục đích phát hành báo cáo kiểm toán và kết quả kinh doanh của khách hàng.

Đánh giá

Việc xác định mức trọng yếu là vấn đề rất phức tạp, phụ thuộc nhiều vào xét đoán chuyên môn cũng như kinh nghiệm của KTV thực hiện trên cơ sở cân nhắc các yếu tố định lượng và định tính. Cho đến nay, không có một hướng dẫn cụ thể nào về việc xác lập mức trọng yếu, thế nhưng vai trò của công việc này trong quá trình kiểm toán thì không ai có thể phủ nhận, việc xác định mức trọng yếu không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của thông tin trên BCTC. Do đó, với việc để KTV chính lâu năm trong công ty đảm nhận công việc này cho thấy sự cẩn trọng của công ty. Cũng giống với hầu hết các công ty kiểm toán hiện nay, Công ty SVC chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc lựa chọn căn cứ xác lập mức trọng yếu cũng như tỷ lệ được lựa chọn để tính mức trọng yếu phụ thuộc nhiều vào sự xét đoán của KTV thực hiện.

4.3.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

a) Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù các thử nghiệm kiểm soát được tiến hành ở cả công ty hai khách hàng, tuy nhiên, ứng với đặc điểm của từng khách hàng mà KTV sẽ thực hiện những thử nghiệm kiểm soát khác nhau để đạt được mục tiêu đề ra.

- Công ty cổ phần thủy sản ABC: Là công ty có quy mô vốn khá lớn và là khách hàng lần đầu Công ty SVC thực hiện kiểm toán. Vì vậy, dựa vào kết quả từ bảng câu hỏi tìm hiểu HTKSNB đối với khoản mục nợ phải trả người bán, KTV đã thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà Giám đốc khách hàng đã trả lời “Có” trong cuộc phỏng vấn để xác định xem những thủ tục kiểm soát đó thực sự có được đơn vị thực hiện trong thực tế hay không nhằm đánh giá về việc vận hành HTKSNB, qua đó đánh giá về các gian lận có thể xảy ra đối với các khoản mục có liên quan. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nên KTV chỉ thực hiện được một số thủ tục liên quan đến việc lưu trữ chứng từ, chức năng cũng như công việc của các bộ phận có liên quan đến chu trình mua hàng – thanh toán. Với việc chỉ thực hiện một số thử nghiệm kiểm soát mà không thực hiện hết đối với tất cả các câu trả lời “Có” nên rủi ro xảy ra sai sót là các

thủ tục thực tế khách hàng không áp dụng KTV lại không thực hiện kiểm tra, nhất là các thủ tục liên quan đến việc thanh toán. Do vậy, rủi ro KTV không đưa ra được đánh giá đúng về tính hữu hiệu của HTKSNB là rất cao.

- Công ty cổ phần dược phẩm XYZ: KTV không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát tương tự như Công ty cổ phần thủy sản ABC do các thử nghiệm này đã thực hiện trong các lần kiểm toán trước. Thay vào đó, KTV tiến hành thực hiện các thử nghiệm nhằm đánh giá về việc kiểm soát quy trình thanh toán và theo dõi nợ phải trả. Do đã có những thông tin về HTKSNB từ các cuộc kiểm toán trước nên KTV sẽ đưa ra đánh giá đúng hơn về tính hữu hiệu của HTKSNB.

Đánh giá

Mặc dù các thử nghiệm kiểm soát đều được thực hiện tại hai công ty khách hàng; tuy nhiên, các thử nghiệm này đều thực hiện dựa trên việc chọn mẫu ngẫu nhiên nghiệp vụ, chứng từ, … để kiểm tra. Do vậy, kết quả thu được sẽ tồn tại rủi ro. Bên cạnh đó, do giới hạn về thời gian thực hiện nên số lượng mẫu được chọn hơi ít so với tổng thể.

b) Thử nghiệm cơ bản

Thủ tục chung 1

Để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục nợ phải trả người bán, khi thực hiện thủ tục chung 1, KTV chỉ thực hiện thủ tục này đối với khách hàng mới là Công ty cổ phần thủy sản ABC, còn Công ty cổ phần dược phẩm XYZ, KTV không thực hiện riêng mà để khi thực hiện thử nghiệm chi tiết, KTV sẽ kết hợp thực hiện thủ tục này.

Đánh giá

Trong thủ tục này, KTV Công ty SVC thực hiện khá tốt. Căn cứ vào từng khách hàng mà KTV có sự uyển chuyển trong việc thực hiện thủ tục sao cho thời gian thực hiện kiểm toán được rút ngắn, chi phí thực hiện thấp nhưng mục tiêu kiểm toán vẫn đảm bảo.

Thủ tục chung 2

Giống nhau

Ở cả hai khách hàng, mục tiêu thực hiện thủ tục này là nhằm đảm bảo số dư năm 2012 được kết chuyển chính xác.

Khác nhau

- Công ty cổ phần thủy sản ABC: Do năm 2011, Công ty SVC không thực hiện kiểm toán tại công ty này, do vậy, KTV đã dựa trên báo cáo kiểm toán năm 2011 và BCTC năm 2012 do khách hàng để kiểm tra sự khớp đúng giữa số dư cuối kỳ năm 2011 với số dư đầu kỳ năm 2012. Từ đó, đưa ra nhận xét về tính chính xác trong việc kết chuyển số dư cuối kỳ này.

- Công ty cổ phần dược phẩm XYZ: Công việc KTV thực hiện tại Công ty cổ phần dược phẩm XYZ cũng tương tự như khi thực hiện tại Công ty cổ phần thủy sản ABC. Tuy nhiên, KTV sẽ sử dụng báo cáo kiểm toán năm 2011 được lưu giữ tại Công ty SVC chứ không sử dụng báo cáo kiểm toán do khách hàng cung cấp. Cùng với đó, kết quả thu được sau khi thực hiện thủ tục này ngoài việc đảm bảo việc kết chuyển số dư chính xác, thủ tục này còn cung cấp sự đảm bảo về tính chung thực và hợp lý của số dư đầu năm 2012 đối với khoản mục nợ phải trả người bán do thông qua hồ sơ kiểm toán, KTV sẽ biết được những bút toán điều chỉnh đối với khoản mục này trong năm 2011, từ đó thực hiện kiểm tra việc điều chỉnh số dư này của Công ty XYZ.

Đánh giá

Sự khớp đúng giữa số dư đầu năm kiểm toán với số dư cuối năm trước có vai trò không nhỏ trong việc đưa ra nhận định ban đầu về tính chính xác của số dư cuối kỳ. KTV Công ty SVC đã thực hiện tốt thủ tục này.

Kiểm tra phân tích

Không có sự khác biệt trong việc thực hiện thủ tục này tại hai công ty khách hàng cả về công việc thực hiện lẫn mục tiêu kiểm toán.

Đánh giá

Công việc thực hiện trong thủ tục này khá đơn giản. Bằng việc so sánh số dư cuối kỳ khoản mục nợ phải trả người bán năm 2012 với năm 2011, KTV đã có được những nhận định ban đầu về biến động của khoản mục để từ đó KTV đưa ra những định hướng kiểm toán thích hợp và các thủ tục kiểm tra chi tiết cần thực hiện. Tuy nhiên, cũng giống với khi thực hiện đánh giá sơ bộ khoản mục nợ phải trả người bán, trong giai đoạn chuẩn bị, KTV cũng chỉ dừng lại ở việc so sánh số dư cuối năm 2012 với năm 2011. Trong khi đó, theo Chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), các công việc cần thực hiện trong thủ tục phân tích gồm: Phân tích biến động, phân tích hệ số và phân tích các số dư bất thường.

Kiểm tra chi tiết 1

Trong thủ tục này, công việc thực hiện tại hai công ty không có sự khác biệt. Tuy nhiên, đối với Công ty cổ phần dược phẩm XYZ, do ở thủ tục chung 1, KTV không thực hiện thủ tục này, vì vậy, khi thực hiện thủ tục này, KTV sẽ đồng thời kiểm tra việc trình bày khoản nợ phải trả người bán bao gồm: Phải trả người bán và trả trước người bán trên BCTC.

Đánh giá

Thủ tục kiểm tra số phát sinh được thực hiện khá đơn giản. Thủ tục này đã cung cấp bằng chứng liên quan đến sự chính xác về mặt số học, sự khớp

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty tnhh kiểm toán sao việt chi nhánh cần thơ (Trang 87)