Định nghĩa khoản mục nợ phải trả người bán

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty tnhh kiểm toán sao việt chi nhánh cần thơ (Trang 25)

2.1.2.1 Định nghĩa khoản mục

Nợ phải trả cho người bán là khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Khoản mục này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ.

Như vậy, nợ phải trả người bán là phần tiền vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng của đơn vị bạn để hình thành nên một phần nguồn vốn của doanh nghiệp mình. Việc hình thành khoản mục nợ phải trả người bán liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng hóa, tài sản, nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp. Vì vậy, nó chiếm một vị trí quan trọng trong chu trình mua hàng – thanh toán.

2.1.2.2 Nội dung khoản mục

Nợ phải trả người bán được trình bày trên bảng cân đối kế toán ở phần “Nguồn vốn”, mục A “Nợ phải trả”, bao gồm phải trả người bán ngắn hạn và phải trả người bán dài hạn.

2.1.2.3 Đặc điểm khoản mục

Nợ phải trả người bán là một chỉ tiêu chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ phải trả. Chính vì vậy, nợ phải trả người bán cần được quản lý chặt chẽ vì những sai phạm trong việc phản ánh khoản mục này sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, bởi lẽ hầu hết những chỉ số tài chính phản ánh việc đánh giá khả năng thanh toán của công ty đều liên quan đến nợ phải trả. Bên cạnh đó, nợ phải trả người bán có mối liên hệ mật thiết với chi phí sản xuất kinh doanh. Việc khai thiếu khoản mục này sẽ làm cho doanh thu tăng lên giả tạo gây ảnh hưởng không nhỏ đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Các sai phạm thường gặp khi tiến hành kiểm toán nợ phải trả người bán

- Một là: Khoản nợ phải trả người bán bị cố tình ghi giảm hoặc không được ghi chép đầy đủ. Việc khai thiếu khoản mục này dẫn đến kết quả làm tăng khả năng thanh toán một cách giả tạo. Đồng thời có thể dẫn đến khả năng

chi phí không được tính toán đầy đủ, làm cho lợi nhuận cũng tăng lên một cách giả tạo so với thực tế.

- Hai là: Ghi khống khoản phải trả người bán. Việc phản ánh các khoản nợ phải trả người bán không có thật làm thay đổi các tỷ suất tài chính dẫn đến sai lệch tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Ba là: Không phân loại và trình bày khoản mục này khi lập BCTC. Trong trường hợp này, kết quả kinh doanh của kỳ kế toán không bị ảnh hưởng nhưng khả năng thanh toán thực tế của đơn vị bị hiểu sai do các tỷ suất về khả năng thanh toán bị sai lệch.

2.1.2.4 Mục tiêu kiểm toán của khoản mục

Giống với nợ phải trả, “việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản về nợ phải trả người bán phải đảm bảo thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán sau đây:

- Các khoản nợ phải trả được ghi chép hiện hữu và thật sự là nghĩa vụ của đơn vị (Hiện hữu, nghĩa vụ).

- Các khoản nợ phải trả được ghi chép đầy đủ (Đầy đủ).

- Các khoản nợ phải trả được cộng dồn chính xác, và thống nhất với sổ cái và sổ chi tiết (Ghi chép chính xác).

- Các khoản nợ phải trả được đánh giá đúng (Đánh giá).

- Các khoản nợ phải trả được trình bày đúng đắn và khai báo đầy đủ (Trình bày và công bố).” (Vũ Hữu Đức và cộng sự, 2011).

Một phần của tài liệu đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty tnhh kiểm toán sao việt chi nhánh cần thơ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)