Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt nam - chi nhánh Ba Đình (Trang 65)

V ng quay vốn Doanh số thu nợ cho vay trung, dài hạn DN Dƣ nợ cho vay trung và dài hạn bình quân DN

3.2.4.Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp

CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

3.2.4.Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp

3.2.3. Cân đối hợp lý các loại hình cho vay trung và dài hạn

Ngân hàng cần xây dựng tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với các ngành nghề khác nhau trong tổng dư nợ cho vay để có thể giảm thiểu rủi ro mà Ngân hàng có thể gặp phải, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng cũng cần cân đối giữa cho vay doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như giữa những doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa vào việc cân đối giữa rủi ro và khả năng sinh lời dự kiến. Từ đó chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Ba Đình cũng được đảm bảo.

3.2.4. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp nghiệp

Một khoản vay có hiệu quả là một khoản vay được hoàn trả bằng lợi nhuận có được của khách hàng vay sau khi sử dụng hợp lý nguồn vốn vay đó chứ không phải thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo. Chính vì thế, mỗi ngân hàng đều mong muốn tìm cho mình được các khách hàng uy tín, các dự án tiềm năng, đáng tin cậy để đầu tư. Các khách hàng tốt sẽ được sàng lọc qua một quá trình thẩm định nghiêm ngặt và hợp lý, bởi vậy, nâng cao chất lượng thẩm định là yêu cầu cơ bản để giúp nâng cao hiệu quả cho vay nói chung và cho vay trung và dài hạn nói riêng.

Nâng cao chất lượng thu thập thông tin

Thông tin được cung cấp đầy đủ, nhanh chóng, chính xác sẽ giúp cho quá trình thẩm định tín dụng diễn ra nhanh gọn và chất lượng hơn. Thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định được chia làm hai loại chủ yếu là:

Thông tin tài chính: Bao gồm các thông tin có liên quan đến tình hình tài chính, kết quả SXKD của doanh nghiệp, phương án,…

Thông tin phi tài chính: Đây là những thông tin không đến từ sổ sách và các số liệu tài chính. Những thông tin này vô cùng phong phú: đó có thể là các thông tin về uy tín, năng lực quản lý, sản xuất mở rộng của doanh nghiệp; cũng có thể là các thông tin về tình hình diễn biến kinh tế xã hội, xu hướng phát triển trong tương lai, khả năng cạnh tranh của ngành nghề, phương án, ... những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khu vực, dự án trong tương lai.

Hiện nay, việc thu thập các thông tin còn mang tính thụ động và chưa toàn diện, mới hầu như là các thông tin do khách hàng cung cấp, do đó, các CBTD cần đẩy mạnh

66

tìm kiếm thu thập thông tin từ nhiều phía để đảm bảo độ chính xác, đầy đủ. Thông tin có thể được tìm kiếm qua các nguồn sau:

Thông qua báo cáo của khách hàng: Báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, … Các báo cáo này thường lưu trữ số liệu qua các năm, cho thấy được xu hướng phát triển hay đi xuống của doanh nghiệp, phần nào giúp ngân hàng dự đoán được tương lai của doanh nghiệp. Thông qua đó, ngân hàng có thể ước tính được nhu cầu vốn của khách hàng, khả năng sinh lời để hoàn trả vốn vay, thiệt hại xảy ra nếu khách hàng không hoàn trả tiền vay, giá trị TSĐB khi phát mại có đủ bù đắp thiệt hại cho ngân hàng hay không, … Các thông tin này có nhược điểm lớn là mới chỉ do khách hàng cung cấp, chưa qua kiểm duyệt nên độ tin cậy thấp.

Phỏng vấn trực tiếp và điều tra thị sát thực tế tại cơ sở SXKD của khách hàng:

Các CBTD cần tổ chức gặp gỡ trực tiếp với khách hàng vay vốn, tham quan nhà xưởng, văn phòng, trao đổi nói chuyện với lãnh đạo cũng như người lao động của doanh nghiệp, xem xét thực tế TSĐB,… Thông qua nguồn này, ngân hàng sẽ có được thông tin cập nhật nhất, tương đối chính xác, loại bỏ đi hầu hết các yếu tố hư cấu trong các báo cáo, nhận thức được thực tế đang diễn ra tại doanh nghiệp, mặt khác giúp bổ sung thêm một số thông tin mà hồ sơ vay chưa thu thập được.

Mua hoặc tìm kiếm thông tin qua các trung gian: Các trung gian có thể là đối tác làm ăn của người vay, các doanh nghiệp bán nguyên liệu hoặc tiêu thụ sản phẩm, các ngân hàng mà khách hàng đã từng cộng tác, các đối thủ cạnh tranh, các tổ chức cung cấp thông tin chuyên dụng, các đơn vị kiểm toán uy tín, các phương tiện truyền thông,… Thông tin qua các trung gian sẽ thể hiện được mối liên hệ của khác hàng với các chủ thể khác, giúp ngân hàng có cái nhìn toàn diện hơn về khách hàng của mình, khả năng thanh toán, chất lượng sản phẩm, uy tín, tình trạng sản xuất hiện tại, các rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp. Đây là thông tin rất có giá trị, tuy nhiên cũng cần rất nhiều công sức để tìm kiếm, đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo của các CBTD.

Những thông tin đã được lưu trữ tại ngân hàng: đây là nguồn thông tin có được do ngân hàng đã tiến hành thu thập trước kia khi khách hàng có quan hệ làm ăn với khách hàng. Những thông tin này rất hữu ích vì đã được kiểm chứng về độ tin cậy, tuy nhiên nó cũng dễ bị lạc hậu theo thời gian nên không phải lúc nào cũng phù hợp và giúp cho việc phân tích trở nên dễ dàng hơn.

Việc thu thập thông tin là một công tác quan trọng và phức tạp, do đó ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu chi nhánh Ba Đình nên tổ chức thêm một bộ phận thông tin riêng. Bộ phận này sẽ có chức năng:

 Hỗ trợ, cùng với các CBTD tìm kiếm thông tin về khách hàng một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất.

 Lưu trữ các thông tin tìm được một cách cập nhật, khoa học, xây dựng thành một kho dữ liệu thông tin giúp dễ dàng tìm kiếm khi cần thiết

 Tìm hiểu các yếu tố có tác động đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, xu hướng của tác động của các yếu tố đó là tích cực hay tiêu cực để phân tích được tiềm năng của khách hàng.

 Tư vấn pháp luật hoặc công nghệ cho các CBTD.

Các nguồn thông tin mới này giúp CBTD có cái nhìn tổng quát, chính xác, kịp thời các doanh nghiệp vay vốn trong từng giai đoạn cụ thể để từ những thông tin do bộ phận này cung cấp, kết hợp với quá trình tìm hiểu của các CBTD sẽ giúp nâng cao chất lượng của công tác kiểm định, kéo theo chất lượng của cho vay trung và dài hạn cũng tăng lên. So với thực tế, tại chi nhánh chưa có bộ phận chuyên biệt thu thập thông tin, tìm kiếm, cập nhật thông tin vì thế đôi khi thông tin đưa ra còn thiếu, chưa chính xác dẫn tới chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp còn chưa cao.

Nâng cao khả năng phân tích, đánh giá khách hàng

Trên cơ sở các thông tin, dữ liệu có được, các CBTD sẽ tiến hành phân tích, đánh giá khách hàng. Đây là một công việc quan trọng, cần được chú trọng, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo yếu tố về thời gian và chi phí. Để nâng cao được hiệu quả phân tích, đánh giá khách hàng, các chuyên viên của ngân hàng cần:

Trong phân tích các dữ liệu tài chính và phi tài chính:

Tiến hành phân tích một cách toàn diện theo chiều dọc và chiều ngang. Phân tích theo chiều ngang để thấy được sự biến động theo từng thời điểm của doanh nghiệp; phân tích theo chiều dọc để đánh giá được sự hợp lý của cơ cấu trong các khoản mục đó; từ đó cho thấy điểm mạnh yếu và tiềm lực của mỗi khách hàng.

Với mỗi khách hàng khác nhau, mỗi hình thức cho vay và tùy từng đặc thù của lĩnh vực kinh doanh mà ngân hàng sẽ phải lựa chọn để chú trọng nhóm chỉ tiêu này hay nhóm chỉ tiêu khác, những quy chuẩn áp dụng cũng cần được sử dụng linh động.

Tiến hành phân tích các chỉ tiêu trong trạng thái động, ở mỗi thời điểm, hoàn cảnh cụ thể mỗi con số lại đưa ra những kết luận khác nhau. Phải xem xét kĩ lưỡng tình hình cụ thể của khách hàng cũng như mục tiêu, mục đích của họ để đưa ra kết luận chính xác.

Tìm hiểu quá khứ và hiện tại của khách hàng để từ đó dự đoán tương lai, tiềm năng của mỗi khách hàng, mỗi dự án, đặc biệt là về dòng tiền, nguồn trả nợ của người

68

vay dành cho ngân hàng. CBTD cần phải có khă năng tính toán thành thạo cũng như dự báo về công suất dự kiến, khả năng tiêu thụ sản phẩm,… để đưa ra các con số về doanh thu, chi phí, dòng tiền,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá khách hàng trong mối tương quan của họ với các đối tượng có nhiều điểm tương đồng như cùng hoạt động trong cùng một lĩnh vực, một ngành, cùng địa bàn kinh doanh, cùng đối tượng khách hàng,... cùng với các yếu tố thị trường của sản phẩm, thị hiếu của người tiêu dùng, sản phẩm cạnh tranh để đưa ra được bức tranh rõ nét hơn về hoạt động của doanh nghiệp.

Quan tâm, tìm hiểu kĩ đến các yếu tố định tính của khách hàng, tiêu biểu như đạo đức uy tín của người vay, năng lực quản lý, ra quyết định của ban lãnh đạo, ... Khách hàng có tâm muốn trả nợ đầy đủ cho doanh nghiệp nhưng nếu không có khả năng, làm ăn thua lỗ thì sẽ không thể có dòng tiền hoàn lại vốn cho ngân hàng, còn khách hàng có tiềm năng, sản xuất tốt, phát triển thuận lợi nhưng nếu thiếu trách nhiệm, cố tình chây ì, không trả nợ, chiếm dụng vốn của ngân hàng thì cũng không thể trở thành một khách hàng tốt.

Trong xem xét TSĐB

TSĐB gần như là một phần không thể thiếu đối với việc vay vốn hiện nay tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, được coi là lá chắn, tấm nệm thứ hai đảm bảo khả năng trả nợ cho doanh nghiệp cũng như hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, một món vay có hiệu quả hay không, không được đánh giá qua TSĐB, chính vì thế, trong mỗi quyết định tín dụng, không nên chọn TSĐB làm cơ sở để ấn định việc cho vay mà phải dựa chủ yếu vào phương án kinh doanh, tính khả thi và sinh lời của phương án đó.

Tuy vậy, TSĐB vẫn là điều kiện hầu như bắt buộc phải có để vay vốn, để hạn chế tổn thất và tránh các hành vi lừa đảo của người vay, ngân hàng cần chú ý xem xét đến chất lượng hiện tại của TSĐB, quyền sở hữu, giá trị thị trường, bảo hiểm,… Cần thường xuyên đánh giá lại TSĐB để đưa ra các thỏa thuận mới về dư nợ một cách hợp lý hơn.

Thực hiện chuyên môn hóa trong công tác thẩm định

Công tác thẩm định khách hàng trước khi ra quyết định cho vay yêu cầu CBTD cần phải tiếp xúc với rất nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, động chạm tới các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhu cầu vay vốn, tùy vào loại đối tượng khách hàng, hình thức kinh doanh,… mà chuyên viên của ngân hàng phải lựa chọn một nội dung và phương pháp thẩm định thích hợp, đảm bảo chất lượng cũng như tiết kiêm thời gian. Chính vì thế, nếu gặp trường hợp mà CBTD không nắm rõ thì rất dễ xảy ra những sai lầm, bị khách hàng sử dụng những chiêu trò để lừa đảo. Chính vì thế, Chi nhánh nên thực hiện phân công chuyên môn hóa mỗi CBTD về một lĩnh vực nhất định, tạo điều

kiện để CBTD tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, hiểu biết thêm về hình thức ngành nghề, đối tượng khách hàng đó. Trong quá trình làm việc, các CBTD cũng có thể trao đổi thông tin, giúp đỡ nhau trong các tình huống cụ thể để cùng nhau nâng cao kiến thức và có những đánh giá tổng quát, chính xác hơn về khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt nam - chi nhánh Ba Đình (Trang 65)