Về Chính sách tiếp thị, marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt nam - chi nhánh Ba Đình (Trang 69)

V ng quay vốn Doanh số thu nợ cho vay trung, dài hạn DN Dƣ nợ cho vay trung và dài hạn bình quân DN

CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

3.2.5. Về Chính sách tiếp thị, marketing ngân hàng

Công bằng mà nói không chỉ riêng ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Ba Đình mà nhìn chung các ngân hàng thương mại nước ta chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của Marketing trong hoạt động ngân hàng nên chưa dành sự quan tâm hợp lý, thích đáng cho nó. Tư duy kinh doanh theo quan niệm Marketing còn thiếu vắng ở các NHTM Việt Nam, dẫn tới việc Marketing tuy bước đầu đã được ứng dụng trong Ngân hàng nhưng chủ yếu mới tập trung vào các hoạt động bề nổi như quảng cáo, khuếch trương còn các chức năng chủ yếu có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công trong thực hành Marketing như nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, nâng cao uy tín, chất lượng dịch vụ ngân hàng…thì hầu như còn rất mờ nhạt, bế tắc. Do vậy, để đưa Marketing thực sự xâm nhập vào ngân hàng và phát huy tác dụng của nó, chi nhánh ngân hàng cần thực hiện một số biện pháp sau:

Một là các cán bộ quản lý cần phải nhanh chóng chuyển sang tư duy kinh doanh mới, lấy quan điểm Marketing làm chủ đạo vì chỉ có tìm hiểu thị trường một cách kỹ lưỡng nắm bắt được sự thay đổi nhu cầu của khách hàng mới có thể đưa ra những giải pháp, chính sách linh hoạt nhằm hướng hoạt động của ngân hàng về mục tiêu.

Hai là triết lý Marketing cần phải được thâm nhập vào tất cả các bộ phận giao dịch, tất cả các cán bộ nhân viên trong ngân hàng

Ba là thành lập phòng chức năng Marketing trong cơ cấu tổ chức quản trị đề ra và định hướng hoạt động Marketing một cách khoa học, với đội ngũ cán bộ thực sự nhạy bén, am hiểu về Marketing.

Cán bộ ngân hàng cần phải xem xét ba yếu tố có tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng:

 Nhu cầu của khách hàng trên thị trường đối với sản phẩm của ngân hàng.

 Khả năng thích ứng cầu của tất cả các ngân hàng đối thủ trên thị trường

 Các sản phẩm, dịch vụ cung ứng của chính bản thân ngân hàng mình.

Theo thống kê, hiện tại chi nhánh ngân hàng mới chỉ điều tra được 80% số doanh nghiệp trên địa bàn. Số doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng chỉ chiếm 25% tổng số doanh nghiệp. Như vậy, Ngân hàng đã bỏ sót một số lượng khách hàng lớn có tiềm năng. Vì thế việc nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để đưa ra các sản phẩm thích

70

đảm nhiệm, điều này không phát huy được hết tác dụng của tiếp thị và tăng thêm gánh nặng cho cán bộ tín dụng. Thiết nghĩ rằng, ngoài cán bộ tín dụng thì mỗi nhân viên trong chi nhánh phải là một nhà kinh tế trong việc thông tin tuyên truyền. Ngoài ra, chi nhánh cần phải lập thêm một phòng Marketing để chuyên sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt nam - chi nhánh Ba Đình (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)