Tăng cường công tác quản lý cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt nam - chi nhánh Ba Đình (Trang 62)

V ng quay vốn Doanh số thu nợ cho vay trung, dài hạn DN Dƣ nợ cho vay trung và dài hạn bình quân DN

CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

3.2.2. Tăng cường công tác quản lý cho vay

Các khoản vay sau khi hoàn tất quá trình giải ngân vẫn cần có sự giám sát của ngân hàng cho tới khi kết thúc thời hạn tín dụng để giảm thiếu các rủi ro và đảm bảo việc thu hồi nợ được thực hiện đầy đủ và đúng hạn. Công tác quản lý món vay được cần được thực hiện thông qua:

Kiểm tra giám sát hoạt động của khách hàng sau khi vốn được giải ngân

Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của khách hàng sau khi nhận được vốn vay hiện nay ở ngân hàng còn thực hiện mang tính hình thức, chủ yếu thông qua các báo cáo tài chính, các giấy tờ liên quan,… mà thông tin từ các nguồn này thì đều chưa được kiểm chứng độ xác thực, cán bộ tín dụng có thực hiện việc kiểm tra trực tiếp thì cũng chỉ tiến hành theo định kỳ, đã có sự biết trước của khách hàng. Với việc kiểm tra như vậy, hiệu quả kiểm tra hầu như không có tác dụng, có thể thời gian đầu khách hàng vẫn trả nợ gốc và lãi đầy đủ, tuy nhiên với thời hạn của tín dụng trung và dài hạn, luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, rất có thể xuất hiện những biến cố phát sinh, nếu ngân hàng không quản lý chặt chẽ thì đến khi phát hiện rất khó tìm ra phương hướng giải quyết. Chính vì thế, CBTD cần kết hợp tiến hành kiểm tra đột xuất quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, thường đánh giá lại các khoản vay trên cơ sở các chỉ tiêu định tính và định lượng.

Đánh giá tinh thần trách nhiệm của khách hàng đối với món vay: Các dấu hiệu xấu như khách hàng thiếu thiện chí trả nợ, chậm trễ trong việc báo cáo về tình hình sản xuất tài chính của mình, thường xuyên lảng tráng tiếp xúc trao đổi với CBTD, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến khoản vay,… sẽ là dấu hiệu của một món vay đang gặp trục trặc, cần kịp thời xem xét.

Đánh giá lại dự án SXKD thực tế so với trong kế hoạch: So sánh sự sai khác giữa phương án vay vốn với tình hình thực tế về quy mô, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, hiệu suất sử dụng các loại tài sản,… để từ đó trao đổi với chủ doanh nghiệp tìm ra biện pháp điều chỉnh dự án kinh doanh hợp lý hơn nếu cần.

Đánh giá lại tình hình tài chính của khách hàng: xem xét khả năng thanh toán của khách hàng, đặc biệt là khoản nợ với ngân hàng khi đến hạn, các khoản phải trả, phải thu còn nhiều hay ít, lượng hàng tồn kho, các khoản nợ thương mại,…

Đánh giá lại giá trị của tài sản đảm bảo: đánh giá về tình trạng pháp lý, giá trị thị trường hiện tại của tài sản so với các yêu cầu đảm bảo tín dụng,… Thông qua việc

đánh giá này, ngân hàng sẽ đưa ra những điều chỉnh đối với mức tín dụng cấp cho khách hàng: thay đổi hạn mức cấp tín dụng hoặc yêu cầu doanh nghiệp bổ sung TSĐB nếu thấy cần thiết.

Công tác xử lý các món vay có vấn đề

Khi phát sinh các khoản nợ đã quá hạn mà người vay chưa hoàn trả cho ngân hàng, trước hết, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Chi nhánh Ba Đình cần tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này để từ đó nhận biết được đâu là khoản nợ có khả năng thu hồi, đâu là khoản nợ không còn khả năng thu hồi.

Với khoản nợ mà xét thấy vẫn có thể thu hồi được, việc để nợ quá hạn chỉ là khó khăn tạm thời của doanh nghiệp, Chi nhánh có thể sử dụng các biện pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn như sau:

 Xem xét để gia hạn nợ cho doanh nghiệp, giảm hoặc hoãn tạm thời các khoản phải trả cho ngân hàng để giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực vốn phục hồi khó khăn.

 Có thể linh hoạt tiếp tục hỗ trợ cho vay thêm vốn để giúp doanh nghiệp đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tiếp tục sản xuất kinh doanh.

 Đưa ra những tư vấn về các giải pháp khắc phục khó khăn và chiến lược kinh doanh có hiệu quả trong tương lai để doanh nghiệp có nguồn thu nhập trả nợ.

 Tham gia vào giám sát hoạt động của doanh nghiệp thông qua các khoản thu – chi, nếu cần thiết có thể cắt cử cán bộ ngân hàng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cùng lãnh đạo doanh nghiệp điều hành là lựa chọn những phương thức sản xuất, bán hàng và thu nợ hiệu quả.

 Các trường hợp nợ quá hạn do các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn,…ngân hàng có thể xem xét để giảm bớt hoặc không tính thêm phần lãi phạt với doanh nghiệp để chung tay với doanh nghiệp khắc phục khó khăn, củng cố thêm mối quan hệ thân thiết với doanh nghiệp.

Hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp là hoạt động có mức độ rủi ro cao nên để có thể xác định một món nợ quá hạn là có khả năng thu hồi để áp dụng các biện pháp như trên, chi nhánh cần phải có sự phân tích, xem xét một cách kĩ lưỡng. Các doanh nghiệp cần tối thiểu đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau mới nên cân nhắc để giúp đỡ:

 Đang còn duy trì hoạt động SXKD, có thu nhập, có khả năng trả nợ trong tương lai, những khó khăn hiện tại chỉ là tạm thời.

64

 Có ý thức trả nợ cho ngân hàng.

 Có mối quan hệ làm ăn lâu dài với ngân hàng, trong quá trình đã hoàn trả được một phần gốc và lãi đều đặn

 TSĐB chất lượng, hợp pháp, dễ phát mại.

 Đối với nợ quá hạn hầu như không còn khả năng thu hồi

 Sau khi đã điều tra và đánh giá kĩ lưỡng, xét thấy món vay không còn khả năng được hoàn trả, Chi nhánh cần nhanh chóng tìm cách xử lý các TSĐB để thu hồi nợ. Các TSĐB có thế được khai thác theo các cách sau:

 Phát mại: Áp dụng với các TSĐB có thể bán với mức giá tốt hoặc tạm chấp nhận. Việc phát mại nên được tiến hành sớm để thu hồi vốn ngay cho ngân hàng và giảm bớt chi phí bảo quản, chăm sóc.

 Cho thuê, sử dụng làm vốn góp kinh,…: Áp dụng với các TSĐB gặp khó khăn khi bán, có thể do giá trị tài sản lớn hoặc khó tiêu thụ, có dấu hiệu hư hỏng, thời gian phát mại dài, chi phí lớn,… Với trường hợp như thế, ngân hàng cần tìm ra các biện pháp hợp lý để có thể khai thác tối ưu giá trị sử dụng của tài sản nhằm tăng thêm thu nhập, tránh lãng phí.

 Thêm vào đó, lúc này vai trò của các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng lại vô cùng quan trọng. Bởi thế, Chi nhánh cần nghiêm túc thực hiện trích lập và khai thác, sử dụng có chất lượng nguồn quỹ này để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được hiệu quả những cũng vẫn an toàn.

Giảm thiểu tình trạng các khoản nợ quá hạn phát sinh thành nợ xấu

Nợ xấu không chỉ làm cho lợi nhuận của các ngân hàng bị giảm sút mà còn ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của mỗi ngân hàng đối với khách hàng. Chính vì thế việc giải quyết, giảm thiểu tối đa nợ xấu là vô cùng bức thiết.

Ngay khi các khoản nợ bị chuyển xuống nhóm 2, có nguy cơ trở thành nợ xấu cao, ngân hàng cần phải sớm điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Nếu khoản nợ được khắc phục trong vòng 30 ngày bằng một nguồn trả nợ lành mạnh, tình hình tài chính của khách hàng dần khả quan lên thì ngân hàng có thể tạm thời yên tâm và tiếp tục giám sát. Nếu việc chậm trả nợ do bất ổn trong kinh doanh, tình trạng khách hàng đã lỗ kéo dài, dòng ngân quỹ âm thường xuyên, phương án kinh doanh không hiệu quả, năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp yếu kém,… thì CBTD cần báo cáo ngay với cấp trên để nhanh chóng tìm biện pháp xử lý.

Việc nghiêm túc, thường xuyên tổ chức phân loại nợ không chỉ là tuân thủ quy định theo luật của NHNN mà còn giúp đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, giúp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt nam - chi nhánh Ba Đình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)