10. Cấu trúc của luận văn
2.5.3. Hình thức thứ ba:
GV cho trước một grap nội dung thiếu (chưa rõ đỉnh và chưa có cung). Trò tự lực hoàn chỉnh nó. Đây cũng là một biến dạng ở trình độ thấp của hình thức thứ nhất. Nó được đề xuất để nhằm rèn luyện bước đầu cho HS quen dần với khái niệm grap của nội dung bài học. Nó tập cho HS tham gia xác định các đỉnh và lập cung cho chúng trên cơ sở của một bản sơ đồ chỉ bao gồm những kiến thức đã được sắp xếp thành vùng ma trận.
Cách thực hiện hình thức này diễn ra như sau: GV giảng bài theo cách cổ truyền, nhưng khi ghi các kiến thức chốt lên bảng thì có dụng ý ngầm sắp xếp chúng thành những vùng kiến thức ở vị trí của các đỉnh tương ứng với chúng, nhưng không đóng khung chúng lại.
(3)Td H2, td ở t0 cao, xt (1) : N ≡ N: (2)Lí tính (6)Trạng thái tự nhiên (5)KL chung: Hoạt động hóa học của N, so sánh với O, P (4)Tác dụng với oxi *chỉ kết hợp ở to cao phản ứng oxh nitơ thu nhiệt.
Sau một tình huống dạy học hoặc cuối khâu giảng bài mới GV dừng lại và gợi ý hướng dẫn cho trò làm 2 việc :
a) Xác định các đỉnh của grap tương lai bằng cách đóng khung cho các vùng kiến thức. b) Lập cung diễn tả mối liên hệ dẫn xuất giữa các đỉnh bằng cách vẽ các mũi tên. Như vậy là trên cơ sở của một grap nội dung chưa hoàn chỉnh (thiếu khung và chưa đóng khung các đỉnh) mà GV cho trước, HS tự lực hoàn chỉnh nó.
Nếu điều kiện cho phép, GV có thể dùng tài liệu phân phát để giảng theo hình thức này. Tài liệu phân phát trình bày nội dung và hình thức giống như trên bảng đã ghi. HS theo dõi bài giảng của GV và ghi vào vở của mình nội dung bài học như GV trình bày trên bảng. Sau khi HS xác định đỉnh và cung, GV chữa và đưa ra một grap nội dung mẫu. Theo chúng tôi, những bài giảng có nội dung không quá phức tạp và những mối liên hệ giữa các kiến thức dễ phát hiện có thể dạy theo hình thức này.