10. Cấu trúc của luận văn
1.5. Thực trạng việc sử dụng phương pháp Grap trong DHH Hở trường THPT
trường THPT hiện nay.
Để tìm hiểu thực trạng của việc vận dụng phương pháp Grap vào bài lên lớp trong quá trình dạy học hoá học ở các trường THPT chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 50 GV tại 20 trường THPT, trên 10 tỉnh thành, từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 9 năm 2014. Nội dung các phiếu điều tra tập trung vào các vấn đề sau:
1. Một số khó khăn GV thường gặp khi giảng dạy chương nhóm nitơ 2. Mức độ sử dụng các PPDH
3. Mức độ sử dụng phương pháp grap khi dạy chương nhóm nitơ 4. Một số ưu điểm và hạn chế của phương pháp grap dạy học
Kết quả điều tra
Dựa vào bảng 1.1 (phụ lục), ta thấy khi giảng dạy chương nhóm nitơ, GV gặp phải khá nhiều khó khăn, đặc biệt phải kể đến 2 khó khăn sau: Kiến thức nhiều, thời gian giảng dạy ít (98,07%). Nhiều nội dung khó hiểu, khó truyền đạt (97,14%).
Kết quả điều tra bảng 1.2 (phụ lục) cho thấy phương pháp grap đã được GV quan tâm sử dụng phối hợp cùng với các PPDH khác nhưng ở mức độ chưa thường xuyên.
Kết quả từ bảng 1.3 (phụ lục) cho thấy GV chủ yếu sử dụng phương pháp Grap ở kiểu bài luyện tập - ôn tập, còn ở các kiểu bài lên lớp khác thì việc sử dụng Grap còn rời rạc, ngẫu nhiên, chưa được khai thác theo chiều rộng và chiều sâu.
Kết quả từ bảng 1.4 (phụ lục) cho thấy đa số GV đều thấy được ưu điểm nổi bật của phương pháp Grap trong giảng dạy hoá học ở trường THPT.
Phân tích kết quả điều tra: Các số liệu điều tra cho thấy:
Nội dung kiến thức cần phải truyền đạt quá nhiều trong khi thời gian lên lớp ít là một khó khăn lớn mà hầu hết GV đều gặp phải khi giảng dạy hóa học tại trường phổ thông. Đặc biệt, khi giảng dạy chương nhóm Nitơ lớp 11 nâng cao thì càng gặp nhiều khó khăn hơn bởi đây là một nội dung khá khó trong quá trình học tập nghiên cứu về các chất.
Hầu hết GV đều công nhận những ưu điểm của phương pháp Grap và đã bước đầu vận dụng vào giảng dạy một số nội dung cụ thể nhưng việc việc áp dụng còn chưa thường xuyên, cách thức hoạt động chưa đa dạng và phong phú.
Kết quả điều tra trên đây là cơ sở quan trọng, định hướng cho tác giả xây dựng một số bài lên lớp có sử dụng Grap nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa kiến thức nhiều thời gian ít, đổi mới phương pháp học tập theo hướng phát triển năng lực của Hs, tích cực hóa hoạt động học tập của người học, dạy Hs
biết cách tự học, tự chiếm lĩnh, lĩnh hội kiến thức góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 chúng tôi đã tổng quan và tìm hiểu, điều tra các vấn đề thuộc về cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
- Cơ sở lý luận về hoạt động nhận thức, dạy học tích cực, tính tích cực nhận thức, tính tích cực học tập, nguyên tắc sư phạm cần đảm bảo để nâng cao tính tích cực của nhận thức. Xu hướng đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực, hình thành năng lực nhận thức, tư duy cho HS.
- Những cơ sở lí luận của phương pháp Grap dạy học bao gồm: khái niệm, đặc điểm của Grap nội dung bài lên lớp, đồng thời trình bày algorit của việc lập grap nội dung dạy học.
- Điều tra thăm dò GV và HS để tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng phương pháp Grap vào DHHH ở trường THPT hiện nay.
Tất cả những vấn đề trên là cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan trực tiếp đến các đề xuất mà tác giả sẽ trình bày trong chương 2.
Chương 2
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP DẠY HỌC CHƯƠNG NHÓM NITƠ - HÓA HỌC LỚP 11 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG