10. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Phương hướng đổi mới PPDH
1.3.1.1. Khái niệm PPDH [13]
PPDH là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những môi trường dạy học được tổ chức nhằm lĩnh hội tri thức kĩ năng thái
độ, phát triển năng lực và phẩm chất.
Sau đây là một số quan điểm dạy học có ý nghĩa cho việc truyền thụ tri thức hệ thống, tri thức điển hình và các quan điểm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS cũng như hỗ trợ tích cực cho việc hình thành năng lực.
- Dạy học có tính kế thừa: mục tiêu của cách tiếp cận phát triển kế thừa là giới thiệu đối tượng hay hiện tượng trong sự hình thành của nó.
- Dạy học điển hình: Mục tiêu của dạy học điển hình là truyền đạt cho HS các khả năng để quy nạp, diễn dịch và hình thành tương tự mà với sự trợ giúp của chúng người học có thể tiếp thu một nội dung tốt hơn.
- Dạy học giải quyết vấn đề: Vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện để giải quyết. Khi đó tư duy sẽ trở nên cần thiết.
- Dạy học theo tình huống: việc dạy học được tổ chức theo những chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn của cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong môi trường học tập tạo điều kiện kiến tạo tri
Sử dụng BTHH
Phát triển tư duy sáng tạo, bồi dưỡng
học sinh giỏi Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức, giải quyết vấn đề học tập và trong thực tiễn Hình thành
thức theo cá nhân và trong mối quan hệ xã hội của việc học tập.
- Dạy học định hướng hành động: là dạy học tích cực hóa HS và tiếp cận toàn thể. Trong đó việc tổ chức quá trình dạy học chi phối bởi những sảnphẩm hành động đã được thỏa thuận giữa GV và người học, thông qua đó hoạt động trí óc và chân tay kết hợp với nhau.
1.3.1.2. Phương hướng đổi mới PPDH [19]
Từ thực tế của ngành giáo dục, cùng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước chúng ta đang tiến hành đổi mới PPDH chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS. HS là chủ thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. Nguyên tắc này đã được nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ trên thế giới và xác định là một trong những phương hướng cải cách giáo dục phổ thông Việt Nam. Những tư tưởng, quan điểm, những tiếp cận mới thể hiện nguyên tắc trên đã được chúng ta nghiên cứu, áp dụng trong dạy học các môn học và được coi là PPDH tích cực.
Đổi mới PPDH theo hướng “hoạt động hóa người học”. Định hướng
hoạt động hóa người học đã chú trọng đến việc giải quyết vấn đề dạy học thông qua hoạt động tự giác tích cực và sáng tạo của người học, hình thành công nghệ kiểm tra đánh giá, sử dụng phương tiện kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin trong quá trình dạy học.
Nét đặc trưng cơ bản của định hướng hoạt động hóa người học là sự học tập tự giác và sáng tạo của HS. Để HS học tập tích cực, tự giác cần làm cho HS biết biến nhu cầu của xã hội thành nhu cầu nội tại của bản thân mình. Để có tư duy sáng tạo thì phải tập luyện hoạt động sáng tạo thông qua học tập. Như vậy ngay trong bài học đầu tiên của môn học phải đặt HS vào vị trí của người nghiên cứu, người khám phá, chiếm lĩnh tri thức mới và coi việc xây dựng phong cách “học tập sáng tạo” là cốt lõi của việc đổi mới PPDH.
Các biện pháp hoạt động hóa người học áp dụng trong DHHH như:
- Khai thác nét đặc thù môn hóa học tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú của HS trong giờ học như:
+ Tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học, các phương tiện trực quan (mô hình, tranh vẽ…), phương tiện kĩ thuật trong DHHH (máy chiếu, máy tính, các phần mềm dạy học…).
+ Trong giờ học cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức hoạt động phong phú của HS như: thí nghiệm, dự đoán lí thuyết, mô hình hóa, giải thích, thảo luận nhóm… giúp HS được hoạt động tích cực chủ động.
- Tăng thời gian hoạt động của HS trong giờ học. Hoạt động của GV chú trọng đến việc thiết kế, hướng dẫn điều khiển các hoạt động và tư duy hay hoạt động nhóm. GV cần động viên HS hoạt động nhiều hơn trong giờ học, giảm tối đa các hoạt động nhận thức thụ động.
- Tăng mức độ hoạt động trí lực chủ động của HS thông qua việc lựa chọn nội dung và hình thức sử dụng các câu hỏi, bài tập có sự suy luận, vận dụng kiến thức một cách sáng tạo.
Như vậy tư tưởng chủ đạo của định hướng đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học là HS phát huy tính tích cực nhận thức học tập đến mức tối đa thông qua các hoạt động chủ động, độc lập, sáng tạo trong giờ học.