PPDH tích cực

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp Grap dạy học chương nhóm Nitơ - Hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông (Trang 27)

10. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.PPDH tích cực

1.3.2.1. Khái niệm PPDH tích cực

PPDH tích cực là khái niệm nói tới những PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Vì vậy PPDH tích cực thực chất là các PPDH hướng tới việc giúp HS học tập chủ động, tích cực, sáng tạo chống lại thói quen học tập thụ động.

PPDH tích cực chú trọng đến hoạt động học và vai trò của người học trong quá trình dạy học theo các quan điểm, tiếp cận mới về hoạt động dạy học như: “Lấy người học là trung tâm”, “Hoạt động hóa người học”....

1.3.2.2. Đặc trưng cơ bản của PPDH tích cực

PPDH tích cực có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản như:

- Dạy học có chú trọng đến việc tổ chức, chỉ đạo để người học trở thành

giờ học HS được tổ chức, động viên tham gia vào các hoạt động học tập qua đó vừa nắm được kiến thức, kĩ năng mới vừa nắm được phương pháp nhận thức, học tập.

- Dạy học có chú trọng rèn luyện kĩ năng, phương pháp và thói quen tự học, từ đó mà tạo cho HS hứng thú, lòng ham muốn, khát khao học tập, khơi dậy những tiềm năng vốn có trong mỗi HS để giúp họ dễ dàng thích ứng với cuộc sống của xã hội phát triển. PPDH tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.

- Dạy học chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập của từng HS, hoạt động hợp tác trong tập thể nhóm, lớp học thông qua tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS. Bằng sự trao đổi, tranh luận, thể hiện quan điểm của từng cá nhân, sự đánh giá nhận xét những quan điểm của bạn mà HS nắm được kiến thức, cách tư duy, sự phối hợp hoạt động trong một tập thể.

Học hợp tác làm tăng hiệu quả học tập nhất là khi xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong việc học hợp tác tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, tính ỷ lại được uốn nắn, ý thức tổ chức, tình bạn, tinh thần tương trợ được phát triển, lớp học sẽ trở nên thân thiện hơn.

- Dạy học có sự phối hợp sử dụng rộng rãi các phương tiện trực quan nhất là các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn, máy vi tính, phần mềm dạy học…tăng tính năng động cho người học đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo năng lực và nhu cầu của mỗi HS, giúp các em tiếp cận được

với các phương tiện hiện đại trong xã hội phát triển.

- Dạy học có sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá đa dạng, khách quan, tạo điều kiện để HS được tham gia tích cực vào hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Sự thay đổi khâu đánh giá sẽ có tác dụng mạnh mẽ là động lực để đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực.

1.3.2.3. Sự đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích cực

Sự đổi mới PPDH hóa học theo hướng dạy học tích cực được dựa trên cơ sở quan niệm về tích cực hóa hoạt động học tập của HS và dạy học hướng vào HS. Dạy học tích cực áp dụng trong DHHH được đặt ra do yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung môn học và được tiến hành đồng bộ với đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS.

Như vậy, đổi mới PPDH có quan hệ mật thiết với việc đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học và cách thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

a. Đổi mới hoạt động dạy của GV

Hoạt động DHHH không chỉ là quá trình truyền thụ kiến thức, thông báo thông tin mà chủ yếu là quá trình GV thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập của HS để đạt được các mục tiêu cụ thể ở mỗi bài học.

Như vậy hoạt động cụ thể của GV sẽ là:

- Thiết kế giáo án (kế hoạch giờ dạy) gồm các hoạt động của HS theo những mục tiêu cụ thể của mỗi bài học mà HS cần đạt được.

- Tổ chức các hoạt động trên lớp để HS hoạt động theo cá nhân hoặc theo nhóm như: nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức hoạt động tìm tòi, phát hiện tri thức và hình thành kĩ năng hóa học, kĩ năng nghiên cứu hóa học ....

- Định hướng điều chỉnh các hoạt động của HS: GV có nhiệm vụ làm chính xác hóa các khái niệm, kết luận, nhận xét về các hiện tượng, bản chất của quá trình hóa học mà HS đã tự tìm tòi trong hoạt động học tập của mình và thông báo thêm một số thông tin có liên quan đến bài học mà HS không thể tự tìm tòi được qua hoạt động trên lớp....

- Thiết kế và thực hiện việc sử dụng các phương tiện trực quan, thí nghiệm hóa học, hiện tượng thực tế như là nguồn kiến thức để HS tìm tòi, phát hiện những kiến thức kĩ năng cần nghiên cứu, tiếp thu.

Trong quá trình tổ chức, điều khiển luôn tạo điều kiện để HS được bộc lộ và vận dụng nhiều hơn những kiến thức đã có của mình để giải quyết các vấn đề

học tập và các vấn đề có liên quan đến hóa học trong đời sống sản xuất. b. Đổi mới hoạt động học tập của HS

Quá trình học tập hóa học không phải là quá trình tiếp nhận một cách thụ động kiến thức mà chủ yếu là quá trình tự học, tự nhận thức, tự khám phá, tìm tòi các tri thức hóa học một cách chủ động, tích cực. Đó chính là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề hay là quá trình tập nghiên cứu khoa học dưới sự điều khiển của GV. Như vậy trong giờ học, HS được tiến hành các hoạt động như:

- Tự phát hiện vấn đề hoặc hiểu vấn đề, nhiệm vụ do GV nêu ra.

- Hoạt động cá nhân hoặc hợp tác theo nhóm để tìm tòi phát hiện vấn đề, giải quyết các vấn đề đặt ra. Tuỳ theo nội dung và nhiệm vụ đặt ra mà HS cần thực hiện các hoạt động như: dự đoán lý thuyết, làm thí nghiệm, quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích rút ra kết luận hoặc phán đoán, suy luận, đề ra giả thuyết, trả lời câu hỏi, tìm dữ kiện để khẳng định hoặc bác bỏ giả thuyết đề ra. Nếu nhiệm vụ đòi hỏi hoạt động nhóm, HS cần chuẩn bị ý kiến, tham gia thảo luận nhóm rút ra kết luận và báo cáo kết quả hoạt động của cá nhân hoặc nhóm của mình....

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải thích hiện tượng hóa học xảy ra trong đời sống, sản xuất và giải các dạng bài tập hóa học.

- Tự đánh giá và đánh giá việc nắm kiến thức của bản thân, của bạn, của nhóm. Như vậy sự đổi mới PPDH hóa học là cần phải làm cho HS được hoạt động nhiều hơn, tư duy một cách tích cực chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng. HS phải luôn có ý thức và biết cách vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế đời sống. Thông qua các hoạt động điều khiển của GV, HS không chỉ nắm được các tri thức, kĩ năng hóa học mà còn nắm được kĩ năng hoạt động tìm tòi, phát hiện vấn đề học tập và kĩ năng hoạt động tích cực để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo.

Cùng với sự đổi mới hoạt động dạy, hoạt động học thì cũng cần có sự đổi mới hình thức tổ chức dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học và sử dụng phương tiện dạy học Theo yêu cầu đổi mới PPDH thì hình thức tổ chức dạy học cũng cần thay đổi cho phù hợp với các PPDH được sử dụng trong bài học. Hình thức tổ chức lớp học phải đa dạng phong phú cho phù hợp với việc tìm tòi của cá nhân, hoạt động nhóm và cả lớp. Địa điểm học của HS không chỉ diễn ra trên lớp mà còn thực hiện ở phòng bộ môn, phòng học đa phương tiện, ở ngoài trường học…HS thu nhận thông tin qua nhiều kênh khác nhau như SGK, băng, đĩa, mạng internet…

Khi lựa chọn các hình thức tổ chức lớp học GV cần chú ý tạo ra môi trường học tập đảm bảo được mối liên hệ tương tác giữa hoạt động của GV, hoạt động của HS và nhằm đảm bảo cho HS tiến hành các hoạt động học tập có hiệu quả, chất lượng cao.

Các phương tiện dạy học được đa dạng hóa, không chỉ là phấn, bảng, sách vở…mà còn là dụng cụ thí nghiệm, mô hình, mẫu vật, máy chiếu, máy tính, phần mềm ứng dụng dạy học. Phương tiện dạy học, TN hóa học được sử dụng như là nguồn kiến thức để HS tìm tòi, phát hiện, thu nhận kiến thức.

d. Sử dụng phối hợp, linh hoạt các phương pháp.

Với yêu cầu đổi mới quá trình DHHH, GV cần chú ý đến việc khai thác các yếu tố tích cực trong từng PPDH được sử dụng để tạo điều kiện cho HS được hoạt động nhiều hơn, tích cực, chủ động hơn trong giờ học. Sử dụng các PPDH theo hướng tích cực đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng dạy và học hóa học. Trong DHHH có nhiều phương pháp được sử dụng theo hướng dạy học tích cực như: sử dụng các PPDH truyền thống theo hướng tích cực, sử dụng thí nghiệm, phương tiện dạy học, sử dụng bài tập hóa học …, tiếp thu có chọn lọc những PPDH hiện đại kết hợp với các ưu điểm của các PPDH truyền thống nâng cao năng lực nhận thức, tư duy cho HS.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp Grap dạy học chương nhóm Nitơ - Hóa học lớp 11 nâng cao trung học phổ thông (Trang 27)