10. Cấu trúc của luận văn
1.4.1. Khái quát chung về phương pháp Grap
* Lịch sử vấn đề:
- Từ năm 1970, vận dụng quy luật sáng tạo PP Grap dạy học mới là: Biến phương pháp khoa học thành PPDH, cố GS.TS. Nguyễn Ngọc Quang đã chọn PP Grap của toán học và chuyển nó thành PPDH thông qua xử lí sư phạm.
- Phạm Văn Tư. (2003), "Dạy học bằng phương pháp grap góp phần nâng cao chất lượng giờ giảng", (2004), Xây dựng nội dung grap dạy học hóa học lớp 8, 9, 10 phổ thông. (2011) Phương pháp Grap trong dạy và học hóa học...
- Vũ Thị Thu Hoài (2003), Sử dụng phương pháp Grap kết hợp với một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ ôn tập tổng kết hóa - học lớp 10 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
* Về mặt nhận thức luận:
Grap là phương pháp khoa học thuộc loại riêng rộng, có tính khái quát cao có tính ổn định vững chắc, có khả năng ứng dụng rất rộng trong rất nhiều lĩnh vực khoa học và kĩ thuật: kinh tế học, tâm lí học, hóa học, xây dựng…
* Về mặt tâm lí, lý luận dạy học: Grap vừa trừu tượng, khái quát cao lại vừa có thể biểu đạt bằng sơ đồ họa hình cụ thể, trực quan.
1.4.1.2. Mô hình hóa cấu trúc hoạt động bằng phương pháp Grap
- Grap có ưu thế tuyệt đối trong việc mô hình hóa cấu trúc của các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp, từ qui mô nhỏ đến vĩ mô. Đó là do ngôn ngữ của grap có tính vừa trực quan – cụ thể, lại vừa khái quát – trừu tượng.
Trong mỗi hoạt động, bao giờ cũng có mặt tĩnh, đó là cấu trúc của nó; và mặt động, đó là logic phát triển của hoạt động, là sự triển khai nó theo thời gian, qua các bước hành động, các thao tác, qui trình.
Grap có khả năng diễn đạt rất thành công cả hai mặt tĩnh và động của hoạt động. Nó cho phép quy hoạch các hoạt động phức tạp, dựng nên sơ đồ của cấu trúc logic của hoạt động, trong đó diễn tả hệ thống các nhiệm vụ -
mục tiêu, các công đoạn triển khai đi theo các đường từ lúc khởi đầu đến khi kết thúc hoạt động.
1.4.1.3. Dùng sơ đồ để giải thích minh họa, hoặc tóm tắt hệ thống hóa kiến thức hóa học
- Trong thực tiễn sư phạm, từ lâu nhà trường đã biết sử dụng một cách phổ biến sơ đồ như một phương tiện trực quan hỗ trợ cho việc dạy học ở tất cả các khâu như nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập, tổng kết.
- Trong việc dạy và học hóa học, những sơ đồ trực quan có thể diễn tả cơ chế một phản ứng hóa học, chuỗi biến hóa từ chất này sang chất khác trong tự nhiên hoặc trong sản xuất (mối quan hệ di tính giữa các chất). Chúng mang tính chất giải thích, minh họa.
* Dùng grap tổng kết một khối lượng lớn kiến thức đã học, chẳng hạn như tổng kết chương.
1.4.1.4. Dùng grap trong lĩnh vực bài tập hóa học
* Trong lĩnh vực bài tập hóa học, ta thấy có dạng bài tập chuỗi biến hóa các chất. Nội dung của loại bài tập này thường được diễn tả bằng một grap.
Đây mới chỉ là grap nội dung đầu bài tập.
* Trong lĩnh vực bài toán hóa học, cố GS-TS. Nguyễn Ngọc Quang đã thực nghiệm có kết của việc grap hóa không những nội dung của đầu bài toán hóa học, mà còn lập được grap của các phương án giải bài toán hóa học.
*Ưu điểm của grap bài toán hóa học [29]
Nó cung cấp phương tiện hiệu nghiệm để mô hình hóa cấu trúc nội dung đề bài toán và cách giải nó. Grap đầu bài và grap giải cho phép ta trực quan hóa quá trình tư duy của HS khi giải toán. Nhờ tính trực quan, cô đọng và khái quát, grap của bài toán có tác dụng như cơ sở định hướng và như phương trình hành động trong việc giải toán cho HS. Đối với GV, grap đó cho phép xây dựng một cấu trúc kiểu “mo-đun” của bài toán. Do đó, thực hiện được phân khoa của bài toán học bằng grap của chúng và tránh được đường mòn của chủ nghĩa kinh nghiệm.